Bỏng gạo – thức quà của cả tuổi thơ
Bỏng gạo không chỉ là món quà, mà nó còn gói cả tuổi thơ trong đó.
Làm bỏng – THANH NGA
Những ngày Chương Mỹ ( Hà Nội) chuyển sang thu, những cơn mưa chợt vội đến, vội đi. Lòng người rảnh rang trong cái tiết trời lành lạnh mà bỗng nhớ về những kỷ niệm…
Nhớ cả về những “đặc sản” ngày thu hồi thơ bé. Bỏng gạo – một trong những thức quà đã ôm trọn tuổi thơ hòa lẫn vị ngọt của gạo, của đường.
Đối với những người con sinh ra tại Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội, bỏng gạo không chỉ là một món đồ ăn vặt, bởi nó gắn bó thật nhiều với những ngày thơ. Hình ảnh những cô cậu bé được bà và mẹ xúc cho một ca gạo, thêm một túi đường vội vã chạy đến nhà người có máy “nổ bỏng” ở giữa làng, đã in sâu trong ký ức của tôi.
Hôm nào trời se lạnh đổ mưa là y như rằng lũ trẻ phải xếp hàng đợi đến lượt mới có bỏng mang về. Một chậu gạo trắng tinh trộn đường, nhà nào khá giả sẽ có thêm cả chút mì tôm hay ít đậu tương rang.
Chiếc máy nổ bỏng vang lên, người nổ bỏng sẽ khéo léo đổ hết chậu gạo đã trộn vào khay đựng ở một đầu của máy. Chiếc máy nổ cứ kêu giòn giã từng nhịp một, sau một quá trình xay, trộn, nhào, nghiền các nguyên liệu thì những thanh bỏng hình trụ, dài, nóng hổi, bốc hơi được chui ra từ đầu ống còn lại của máy.
Món bỏng thần thánh của tuổi thơ – THANH NGA
Video đang HOT
Ông chủ máy như một nhà ảo thuật trong đôi mắt long lanh của những đứa trẻ như tôi, với đôi tay đã đeo găng để tránh bị bỏng, tay còn lại cầm kéo, ông kéo dài thanh bỏng rồi cắt ra rất đều nhau và nhanh thoăn thoắt.
Đôi khi, bỏng mới ra còn nóng và mềm, ông còn tạo cho chúng tôi những thanh bỏng với hình dạng khác nhau, nhìn thích mắt đến nỗi có đứa còn giữ lại không dám ăn.
Bỏng sau khi nổ còn nóng được đút ngay vào bao tải sạch mà mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn. Bao tải ấy phải được bọc 2 đến 3 lớp để có thể buộc kín giữ cho bỏng được giòn lâu. Lúc đi trên tay cầm hai túi nhỏ nhưng lúc về, trên tay những đứa trẻ như tôi đứa nào cũng khệ nệ ôm cả bao tải bỏng buộc kín và còn ấm nóng. Mùi gạo, mùi đường, mùi ngô, đậu vẫn thoang thoảng thoát ra từ những lớp túi trong tay.
Với nguyên liệu chính cần có là gạo và đường, người ăn có thể cho thêm nhiều hương vị khác. Chỉ cần thêm thắt vào ít bắp khô, mì gói, đậu phộng, dừa khô… khiến món bỏng gạo có vị thơm khác biệt với bỏng gạo nơi khác. Trước đây, đã có thời điểm chiếc máy nổ bỏng và hình ảnh thanh bỏng gạo tưởng chừng như biến mất. Khoảng 2 năm trở lại đây, khi người dân Hà thành nhớ về những “đặc sản” tuổi thơ ấy thì từ những con đường ven đô hay tại một vài ngã tư hay bên lề những con đường lớn nội thành đã thấy những hàng bỏng gạo với mùi thơm thân quen, khiến ta muốn về lại tuổi thơ, lần nữa.
Phở cuốn Hà Nội
Chiếc phở cuốn trắng phau, cuộn bên trong là thịt bò mềm cùng rau sống tươi ngon, ăn kèm bát nước chấm chua cay mặn ngọt khiến bạn bạn chỉ thấy no mà không thấy chán.
Nguyên liệu:
- 400 gr thịt thăn bò
- 1 kg bánh phở chưa thái
- 200 gr đu đủ xanh và cà rốt
- 100 gr lạc rang
- Rau sống: xà lách, húng bạc hà, rau mùi
- Chanh, ớt, tỏi, gừng: mỗi thứ một ít
- Gia vị: nước mắm, dầu ăn, gia vị, đường, bột ngọt
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt bò chọn miếng thăn mềm, thấm khô nước, thái miếng mỏng. Ướp vào thịt bò: thìa café gia vị, 1 thìa café dầu hào, 2 thìa café dầu ăn, 1 nhánh gừng giã nhuyễn. Trộn đều, để 30 phút cho ngấm
- Rau xà lách, các loại rau thơm rửa sạch, vẩy ráo
- Cà rốt, đu đủ gọt bỏ, cắt miếng mỏng cỡ 2 mm, cho 1 thìa café muối vào xóc đều, rửa lại với nước cho hết mặn, để thật ráo nước
- Bánh phở cắt thành miếng hình chữ nhật cạnh cỡ 6x10 cm
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hành khô thái lát mỏng
- Lạc rang vàng, xát vỏ, giã dập
Bước 2: Chế biến
- Pha nước chấm chua ngọt theo tỷ lệ: 5 nước lọc, 2 nước mắm, 1,5 đường, 1 nước cốt chanh; cho tỏi ớt vào quấy đều. Sau cùng, thêm đu đủ và cà rốt vào cho ngấm. Nêm nếm theo khẩu vị gia đình
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng. Cho tỏi băm vào phi thật thơm, sau đó cho thịt bò vào đảo nhanh tay, để lửa lớn, thịt bò vừa chín tới trút ngay ra đĩa. Nếu thích, bạn cũng có thể cho thêm giá hoặc hành tây thái mỏng vào xào cùng.
- Lấy bánh phở trải lên trên đĩa. Xếp lần lượt xà lách, thịt bò xào, một ít rau thơm, rắc thêm một ít lạc rang. Cuốn chặt bánh phở vào rồi xếp lên đĩa. Ăn cùng nước chấm chua ngọt.
Thành phẩm:
Chỉ với vài nguyên liệu liệu dễ kiếm, chút thời gian chế biến, bạn đã có thể tự làm cho gia đình món phở cuốn thơm ngon, sạch sẽ rất hợp với tiết trời mát mẻ. Phở cuốn là món ăn vặt rất phổ biến ở Hà Nội. Những chiếc phở cuốn trắng phau, cuộn bên trong là thịt bò mềm cùng rau sống tươi ngon, ăn kèm bát nước chấm chua cay mặn ngọt và dưa góp cân bằng vị giác khiến bạn chỉ thấy no mà không thấy chán.
Bồi hồi kẹo dồi Cổ Hoàng Kẹo dồi từng là thứ quà "làm mưa làm gió" với thế hệ 8X, 9X trên khắp cả nước. Tuy vậy, đến nay muốn ăn kẹo dồi "gốc" thì phải về làng Cổ Hoàng (H.Phú Xuyên, Hà Nội). Kẹo dồi Cổ Hoàng giản dị, lưu giữ tuổi thơ - ẢNH THÚY VÂN Tôi không nhớ lần đầu tiên được ăn kẹo dồi là...