Bỗng dưng nghe tiếng con gái gọi “giúp con với”, mẹ chạy lên tìm thì sững sờ thấy nàng “thổ dân” ở đâu xuất hiện trong nhà
Khả năng nghịch ngợm của bọn trẻ đôi khi sẽ rơi vào cấp độ cao đến mức người lớn cũng không thể tưởng tượng ra.
Trông con luôn là một thử thách mà nhiều ông bố bà mẹ chật vật mới có thể vượt qua. Lúc con còn nhỏ thì chúng nghịch ngợm một đằng, lớn lên lại nghịch ngợm một kiểu khác mà kiểu nào thì bố mẹ cũng cảm thấy sợ hãi. Tại sao lại như thế? Tại vì lũ trẻ luôn nghĩ ra rất nhiều trò khủng khiếp mà chỉ cần bố mẹ sao nhãng đi vài phút là y như rằng “có biến” ngay. Và câu chuyện của gia đình chị Bùi Huyền dưới đây là một ví dụ hết sức trực quan.
Chị Huyền (Đống Đa, Hà Nội) có một cô con gái tên Minh Anh, tên ở nhà là Mia hiện đã được gần 3 tuổi. Chị Huyền kể một hôm, Mia theo bố lên phòng làm việc và trốn sau tủ đồ để nghịch màu vẽ của mẹ nên lát sau bố Mia không để ý, cứ đi xuống chẳng mảy may điều gì.
Khoảng 10 phút sau, bố mẹ đang xem tivi dưới nhà thì nghe thấy tiếng Mia gọi bà bảo mẫu: “ Bà Quế ơi, giúp con với“. Có lẽ cô nhóc sợ, không dám gọi bố mẹ nên chỉ nhờ bà bảo mẫu giúp đỡ.
Mia trông như một nàng “ thổ dân” sau khi bôi màu nước lên mặt.
Ánh mắt của cô bé biết mình vừa gây ra tội lỗi.
Vì lúc đó bà Quế đang bận nên chị Huyền chạy lên tìm con. Vừa đi vừa gọi nhưng không thấy Mia thưa. Tìm từng phòng một mà không thấy con đâu, đến khi lên tận tầng trên cùng thì chị Huyền sững sờ vì thấy một nàng “thổ dân” mắt mũi, chân tay đen xì. Hoá ra Mia đã nghịch màu vẽ của mẹ, bôi hết lên chân tay, mặt mũi, quần áo và còn bôi cả ra nhà ra tường nữa. Những dấu chân in mực của Mia chi chít khắp nhà khiến ai nhìn cũng phát hoảng.
Biết mình mắc lỗi nên khi bố mẹ hỏi: “ Con vừa làm gì vậy hả Mia?“; “ Con nghịch gì thế hả con” thì Mia chỉ biết đứng im một chỗ, đưa ánh mắt đầy hối lỗi nhìn bố mẹ chứ không trả lời được gì hết.
“ Lúc đó, mình chỉ thấy buồn cười thôi và gọi ngay bố lên để chứng kiến trò lố của con gái cưng. Dù rất buồn cười nhưng mình cũng phải cố nhịn cười để nghiêm nghị nhắc nhở Mia lần sau không được làm như thế nữa” – chị Huyền kể.
Video đang HOT
Khắp trên sàn nhà là dấu chân của Mia.
Về việc xử lý hậu quả, chị Huyền cho hay màu nước thì cũng dễ rửa trôi nên sau khi đi tắm là Mia lại sạch sẽ như bình thường. Chỉ có điều những vết in dấu bàn tay của bé lên tường thì không lau sạch được. Sau này khi Mia lớn lên, chị Huyền sẽ kể lại cho con về những dấu vết do chính con để lại đó.
Câu chuyện và những hình ảnh hậu quả nghịch ngợm của Mia được mẹ chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Ai nấy đều phải phì cười vì sự hiếu động nhưng cũng đầy đáng yêu của Mia, nhất là vẻ mặt đầy hối hận khi biết mình đã mắc lỗi vừa thương lại vừa buồn cười. Câu chuyện có lẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho những ai vẫn còn chưa hiểu được việc trông trẻ con vất vả cỡ nào.
Mia rất xinh xắn và hướng ngoại, thích bơi lội, đi công viên, tô vẽ…
Gia đình nhỏ của chị Huyền.
Chia sẻ thêm về cô con gái của mình, chị Huyền tiết lộ Mia là một cô bé tính cách hướng ngoại, rất thích các hoạt động như: Bơi lội, đi chơi công viên, vườn thú, vẽ, chơi xếp hình… Vì Mia đang ở trong độ tuổi khám phá nên chị Huyền cũng hiểu việc bé nghịch ngợm, hiếu động là một phần trong sự phát triển của con.
Dẫu vậy, sau lần này thì vợ chồng chị cũng sẽ chú ý để xa bảng màu ngoài tầm tay của bé đồng thời không để Mia chơi một mình như vậy nữa.
Ấn tượng bộ ảnh kỷ yếu phong cách du mục, đong đầy tình bạn
Hóa thân thành những người dân du mục phóng khoáng, hoang dã, các bạn học sinh lớp 12A1, trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội đã có bộ ảnh kỷ yếu khá ấn tượng.
Bộ ảnh được thực hiện vào giữa tháng 5/2020 vừa qua, và nhận được nhiều phản hồi tích cực khi các thành viên trong lớp chia sẻ lên mạng xã hội.
Để có bối cảnh hoang dã phù hợp, các nhiếp ảnh gia đã chọn địa điểm ở vườn nhãn Long Biên, Hà Nội. Trang phục, đạo cụ cũng được lựa chọn khá kỹ lưỡng, để làm nổi bật lên sự hoang dã, cũng như "siêu chất" của các thổ dân.
Bộ ảnh kỷ yếu của lớp 12A1, trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội được thực hiện theo concept bohemian
Chia sẻ về ý tưởng bộ ảnh, nhiếp ảnh gia Tào Minh Đức hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội cho hay: "Ý tưởng ban đầu là lớp muốn chụp concept vintage.
Nhưng sau khi bàn bạc, lớp lại chọn concept thổ dân du mục (bohemian), mà các bạn lại muốn đốt lửa trại nữa nên mình đã quyết định giúp các bạn thực hiện concept này một cách chuẩn nhất bằng cách dựng lều và trang trí địa điểm chụp như một bộ lạc.
Các bạn cũng giúp mình chuẩn bị những món gà nướng theo yêu cầu, vì vậy mà bộ ảnh mới có không khí thực sự du mục, phiêu lãng như vậy".
Các thành viên trong lớp và nhiếp ảnh gia đã lựa chọn địa điểm tại vườn nhãn Long Biên để mang đến không khí phóng khoáng, hoang dã cho bộ ảnh
Một thành viên trong lớp cho biết: "Buổi chụp hình cực kì ấn tượng, bộ ảnh khá đẹp và bắt mắt, nó khác với các bạn cùng khóa chụp.
Sau buổi chụp, chúng mình cũng có khoảng thời gian ngồi quây quần bên đống lửa trại, tâm sự và ôn lại những kỉ niệm vui, buồn trong suốt thời gian học tập cùng nhau".
"Hiện nay các bạn chụp ảnh kỉ yếu nhiều, họ thường tạo ra những cuộc chia ly, hoặc chụp tại trường để tái hiện lại kỉ niệm. Mình muốn mang làn gió mới đến cho các bạn học sinh, để các bạn có được bộ ảnh đẹp-độc-lạ nhất", nhiếp ảnh gia Minh Đức chia sẻ thêm.
Sau khi ngắm bộ ảnh, các bạn học sinh đã phải trầm trồ khi hình ảnh của mình lại đẹp và lung linh đến vậy. Từng nụ cười, bước đi và những trò nghịch ngợm của các thành viên trong lớp được nhiếp ảnh gia ghi lại khá rõ và ấn tượng.
Trang phục, đạo cụ cũng được lựa chọn khá kỹ lưỡng, để làm nổi bật lên sự hoang dã, cũng như "siêu chất" của các thổ dân.
Bộ ảnh được thực hiện từ khoảng 4 giờ chiều đến 8 giờ tối, nhằm khắc họa đầy đủ các khía cạnh trong đời sống của một bộ lạc thổ dân
Các thành viên của lớp đã chuẩn bị lửa trại, cùng nhau nướng đồ ăn để vừa tạo bối cảnh lung linh, vừa có khoảng thời gian trò chuyện, tâm sự với nhau.
Những hình ảnh kỷ yếu ấn tượng như poster phim
Covid-19 đẩy nhiều bộ lạc thổ dân Amazon vào nguy cơ tuyệt chủng? Không còn nơi nào trên thế giới có thể giúp chúng ta trốn tránh khỏi virus SARS-CoV-2, kể cả đó là những khu vực hoang dã, hẻo lánh nhất thế giới nằm sâu trong rừng Amazon. Và thật không may, dịch Covid-19 cũng đang tàn phá các cộng đồng thổ dân thưa thớt sống trong khu vực rừng Amazon, đẩy toàn bộ nền...