Bỗng dưng “mất” hài cốt liệt sĩ
Một gia đình liệt sĩ đau đớn vô cùng khi hài cốt người thân bỗng dưng “ mất tích” trong lúc được cơ quan chức năng quy tập về nghĩa trang liệt sĩ ở huyện Củ Chi.
Ông Huỳnh Văn Cơ (ngụ quận 10, TP.HCM) đang đau đớn vô cùng khi mộ cha mình là liệt sĩ Huỳnh Văn Nem (SN 1937; ngụ ấp Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) bỗng dưng “mất tích” hơn 26 năm qua.
Theo ông Cơ, cha ông tham gia cách mạng từ năm 1960, đến năm 1969 thì hy sinh tại ấp Bốn Phú, xã Trung An (nay là ấp Phú Thuận, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi). Ông Nem được người thân và cán bộ xã chôn cất trong phần đất của cha mình là ông Huỳnh Văn Chương.
Quá bức xúc
Năm 1992, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) huyện Củ Chi quyết định bốc một số mộ liệt sĩ từ ấp Bốn Phú để quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây (huyện Củ Chi). “Dù gia đình ở gần đó nhưng khi bốc mộ, cán bộ huyện không thông báo cho chúng tôi biết. Một thời gian sau, khi gia đình đến viếng mộ cha tôi thì mới tá hỏa khi biết đã được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây” – ông Cơ bức xúc.
Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây – nơi có hài cốt liệt sĩ Huỳnh Văn Nem được chuyển về nhưng không biết cụ thể ở ngôi mộ nào.
Theo ông Cơ, khi biết tin, gia đình ông đến nghĩa trang để nhận phần mộ thì được Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây cho biết mộ liệt sĩ Huỳnh Văn Nem tại lô 6, hàng 4, mộ 3. Từ đó, năm nào gia đình ông cũng đến cúng viếng, dọn dẹp xung quanh ngôi mộ cho sạch đẹp.
Năm 2000, trong một lần đến viếng mộ cha, ông Cơ hốt hoảng khi thấy phần mộ ghi tên người khác là liệt sĩ Bùi Văn Nị, ở xã Phú Hòa Đông. Tưởng nhầm lẫn, ông Cơ đến nhà ông Bùi Văn Thẫm (con trai liệt sĩ Bùi Văn Nị) ở ấp Phú Thuận, xã Phú Hòa Đông để tìm hiểu. Ông Thẫm khẳng định đó là mộ liệt sĩ Bùi Văn Nị vì thời điểm bốc mộ ông có đi theo đoàn công tác lên Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây để nhận mộ. Ông Thẫm còn khẳng định do liệt sĩ Bùi Văn Nị là lính du kích nên khi hy sinh gia đình có chôn theo cả băng đạn trong mộ.
Video đang HOT
Quá bức xúc, ông Cơ làm đơn gửi chính quyền, Công an huyện Củ Chi cùng các đơn vị liên quan yêu cầu xác minh mộ cha mình bị thất lạc hay lấy cắp. Ngày 17.11.2011, ông Lê Văn Khá (thời điểm đó là trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Củ Chi) tổ chức cuộc họp và mời ông Cơ đến văn phòng Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây để giải quyết vụ việc. Tại buổi họp này, Phòng LĐ-TB-XH cho biết căn cứ vào kết quả xác minh đủ khẳng định phần mộ của liệt sĩ Huỳnh Văn Nem có vị trí tại lô B6, hàng 5, mộ 7. Sau buổi làm việc, gia đình ông Cơ đến nghĩa trang kiểm tra thì thấy trên phần mộ này lại ghi tên liệt sĩ Nguyễn Văn Năm (SN 1938; ở xóm Thuốc, huyện Củ Chi).
“Do nhiều nội dung ghi trên mộ bia không trùng khớp với lai lịch của cha tôi nên tôi nghi ngờ và đề nghị được lấy mẫu xương và răng trong phần mộ lô B6, hàng 5, mộ 7 đi giám định ADN. Sau khi thỏa thuận được với gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Năm, gia đình tôi tự lo chi phí, phối hợp cán bộ Phòng LĐ-TB-XH huyện lấy mẫu ADN gửi đến Trung tâm Pháp y TP.HCM xác minh” – ông Cơ cho hay.
Ngày 31.10.2012, Trung tâm Pháp y TP có kết luận gửi gia đình ông Cơ với nội dung: “Mẫu hài cốt không có quan hệ huyết thống theo dòng cha với ông Huỳnh Văn Cơ” khiến gia đình ông Cơ bàng hoàng. Ông Cơ tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi đến UBND và Phòng LĐ-TB-XH huyện Củ Chi yêu cầu kiểm tra 7 ngôi mộ liệt sĩ (trong đó có 1 ngôi liệt sĩ vô danh) được quy tập lên Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây cùng thời điểm với mộ liệt sĩ Huỳnh Văn Nem. Sau đó, Phòng LĐ-TB-XH cho giám định thêm một ngôi mộ liệt sĩ Bùi Văn Nị để xác minh nhưng đến nay vẫn chưa trả lời cho gia đình ông Cơ.
Trong những lần khiếu nại, ông Cơ đều cung cấp cho các đơn vị liên quan biết về đặc điểm hài cốt của liệt sĩ Huỳnh Văn Nem là có 4 chiếc răng vàng nhưng sự việc vẫn đâu vào đấy.
Chưa biết vị trí cụ thể
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Cành, Phó Phòng LĐ-TB-XH huyện Củ Chi, cho biết thực hiện chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện Củ Chi, ngày 27-10-2011, Công an huyện Củ Chi phối hợp Phòng LĐ-TB-XH, Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây đối chiếu hồ sơ, tài liệu liên quan về việc quy tập hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang này.
Căn cứ hồ sơ lưu trữ do bà Trần Thị Yến (Ban TB-XH xã Trung An) lập vào năm 1992, hồ sơ của liệt sĩ Huỳnh Văn Nem chôn tại ấp Bốn Phú, xã Trung An. Sau khi cải táng, bà Yến có lập hồ sơ chuyển giao 7 bộ hài cốt liệt sĩ (trong đó 6 mộ có tên, 1 mộ chưa xác định) lên Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây. Tuy nhiên, do gia đình liệt sĩ Huỳnh Văn Nem không trực tiếp đi với đoàn nên đến nay chưa biết vị trí cụ thể.
Theo ông Cành, do thời điểm từ năm 1992 đến 1996, ông Lê Văn Ren làm Trưởng Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây chết nên chưa kịp làm bia mộ cho liệt sĩ Bùi Văn Nị tại vị trí lô B6, hàng 4, mộ 3. Khi gia đình ông Cơ đến nghĩa trang tìm mộ thì được ông Lê Văn Sang, nguyên tổ trưởng trong Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ An Nhơn Tây, giải quyết bằng cách ghi tên liệt sĩ Huỳnh Văn Nem lên ngôi mộ đã nêu. Việc này khiến gia đình liệt sĩ Bùi Văn Nị bức xúc và đến trụ sở UBND huyện khiếu nại.
Ngày 17.11.2011, gia đình ông Cơ tiếp tục khiếu nại thì UBND huyện Củ Chi phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất cho ông Cơ lấy mẫu sinh phẩm tại lô B6, hàng 5, mộ 7 đi giám định ADN nhưng kết quả không đúng. Đến ngày 13.10.2013, được sự đồng ý của gia đình liệt sĩ Bùi Văn Nị, Phòng LĐ-TB-XH huyện Củ Chi đồng ý cho gia đình ông Cơ lấy mẫu xương tại vị trí lô B6, hàng 4, mộ 3 để giám định ADN. Mẫu sinh phẩm được Phòng LĐ-TB-XH làm thủ tục bàn giao về Sở LĐ-TB-XH
TP.HCM và Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) để trưng cầu giám định. Sau đó, Cục Người có công trả lời mẫu không thử được với lý do “không có biên bản thống nhất của 2 gia đình liệt sĩ Bùi Văn Nị và liệt sĩ Huỳnh Văn Nem”.
Theo Sỹ Hưng (Người lao động)
Phát hiện thêm 14 hài cốt liệt sĩ trong trận đánh An Điền
14 hài cốt liêt sĩ hy sinh trong trận đánh An Điền năm 1974 vừa được Đoàn quy tụ tìm thấy. Trước đó, 42 hài cốt liệt sĩ đã được truy điệu, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã Bến Cát (Bình Dương).
Từ nguồn tin của người dân, tỉnh Bình Dương đã tiến hành khảo sát và phát hiện mộ liệt sĩ tập thể tại ấp Dòng Sỏi (xã An Tây, thị xã Bến Cát).
Sáng 3/8, Đoàn quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương đang tiếp tục tục mở rộng khu vực tìm kiếm đợt 2 tại chiến trường diễn ra trận đánh An Điền năm 1974 tại ấp Dòng Sỏi, xã An Tây, thị xã Bến Cát.
Đến chiều 2/8, 14 bộ hài cốt liệt sĩ được tìm thấy cùng với nhiều kỷ vật như dây thắt lưng, nhẫn, ảnh một cô gái...
Nhiều kỷ vật được tìm thấy.
Trước đó, sáng 26/7, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ truy điệu 42 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận đánh An Điền năm 1974 và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Bến Cát.
Hơn 10 ngày triển khai, lực lượng tìm kiếm và phát hiện vị trí các ngôi mộ chôn liền kề nhau ở khu đất đã được bàn giao cho một công ty đang xây dựng nhà xưởng. Hố chôn tập thể này là hài cốt của các chiến sĩ thuộc Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, trực thuộc Quân đoàn 4 hy sinh trong trận đánh An Điền năm 1974.
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện và quy tụ 56 hài cốt liệt sĩ.
Trước đó, sáng 26/7, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ truy điệu 42 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận đánh An Điền năm 1974 và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Bến Cát.
Theo hồ sơ tài liệu từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương, tại khu vực này có 150 chiến sĩ đã hy sinh trong giai đoạn 1973-1974.
Giai đoạn 1978- 1979, đồng đội các liệt sĩ hy sinh đã quay lại tìm kiếm và đã quy tập được 75 bộ hài cốt. Trong quá trình khai quật các hố chôn hầu hết đều có các di vật như tấm tăng che mưa, võng và nút áo...
Trận chiến An Điền năm 1974 vô cùng ác liệt và căng thẳng, kéo dài 135 ngày đêm. Quân ta đã anh dũng chiến đấu, phá vỡ và làm chủ một mảng quan trọng trên tuyến phòng thủ Bắc Sài Gòn của địch, giành thắng lợi lớn; nhưng nhiều chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh trong trận chiến ác liệt này.
Trung Kiên
Theo Dantri
Truy điệu 42 hài cốt liệt sĩ tìm thấy trong mộ tập thể Sáng 26/7, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ truy điệu 42 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận đánh An Điền năm 1974 và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Bến Cát. 42 hài cốt liệt sĩ về với đất mẹ anh hùng Trước đó, trước đó, từ nguồn tin của người dân, tỉnh...