Bỗng dưng điếc sau khi bị… giật hụi
Nhiều trường hợp sau cú sốc sang chấn tâm lý như mất người thân, buồn phiền chuyện tình cảm, làm ăn thua lỗ, bị giật hụi… bỗng dưng tỉnh dậy với triệu chứng điếc đột ngột.
Theo thống kê tại Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP.HCM, hằng tháng BV tiếp nhận trung bình 100 ca bị điếc đột ngột. Hầu hết các trường hợp đều không tìm ra nguyên nhân.
Trung bình 100 ca/tháng
Điều trị triệu chứng điếc tai bên phải tại khoa Tai – Tai thần kinh BV Tai Mũi Họng TP.HCM, chị BHH (26 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cho biết cách ngày nhập viện một tháng, chị tỉnh dậy với triệu chứng ù tai bên phải và không nghe thấy gì. Đi khám tại một phòng khám tư, chị được cho thuốc uống nhưng nửa tháng sau, tình trạng không cải thiện nên vào TP.HCM thăm khám.
Tại đây, chị được chẩn đoán bệnh điếc đột ngột, đo thính lực đồ cho thấy tai phải bị mất thính lực nghiêm trọng. Chị H. chia sẻ: Trước khi xảy ra điếc đột ngột một thời gian ngắn, chị đã trải qua một cú sốc tâm lý khi mang thai sinh đôi và bị xảy lúc thai mới bảy tuần tuổi.
Không bị sốc tâm lý nặng nề như chị H. nhưng ông NVT (47 tuổi, ngụ Long An), được chẩn đoán điếc đột ngột hai tai và đang điều trị tại BV, cũng có thời gian sống căng thẳng kéo dài khi vợ bỏ đi hơn 10 năm nay. Một mình ông phải bươn chải nuôi ba người con. Hằng ngày ông T. ngoài làm thợ hồ còn đi rửa chén thuê để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
BS Dương Thanh Hồng đang thăm khám cho người bị điếc đột ngột. Ảnh: HL
Căng thẳng là yếu tố thuận lợi gây bệnh
Theo BS CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa Tai – Tai thần kinh, BV Tai Mũi Họng TP.HCM, điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe ở một hoặc hai tai xảy ra một cách đột ngột. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. “Điếc hai tai được ví như một tiếng sét giữa trời quang vì tối hôm trước người bệnh còn nghe bình thường” – BS Hồng cho biết.
Cũng theo BS Hồng, bệnh điếc đột ngột có ở hầu hết các chủng tộc, thống kê bệnh có tỉ lệ 1/400.000 dân. Ngoài một số nguyên nhân như bệnh nhân có tiền căn bị chấn thương, người mắc bệnh lý mạch máu như cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm virus hoặc mắc bệnh lý miễn dịch gây tổn thương hệ thống ốc tai thì hầu hết các trường hợp đều không tìm ra chính xác nguyên nhân gây điếc đột ngột.
Theo các nghiên cứu, có một số yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân dễ mắc bệnh điếc đột ngột hơn. Chẳng hạn, tuổi càng cao, đặc biệt là sau các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, làm việc, tình cảm…
Đối với các trường hợp điếc đột ngột không rõ nguyên nhân, việc điều trị rất khó khăn và hiện dựa vào phác đồ điều trị chung của thế giới theo Hiệp hội Tai mũi họng và Đầu mặt cổ Hoa Kỳ. Theo đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticoid nhằm làm giảm viêm nhiễm ốc tai, phục hồi sức nghe hoặc điều trị bằng thuốc giãn mạch, an thần chống stress cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân điếc đột ngột không rõ nguyên nhân đều được khám tai và tai hoàn toàn bình thường, chỉ khi đo thính lực mới xác định được bệnh.
“Các bệnh nhân đến khám tại BV đều được khai thác các yếu tố có thể dẫn đến bệnh. Chúng tôi ghi nhận nhiều bệnh nhân sau khi trải qua các sang chấn tâm lý, căng thẳng công việc kéo dài, đau buồn sau khi mất người thân, thậm chí có các trường hợp bị điếc đột ngột sau khi bị giật hụi, làm ăn kinh doanh thua lỗ… Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra sang chấn tâm lý là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng chúng tôi ghi nhận đây là yếu tố thuận lợi. Đây là yếu tố cần quan tâm khi chẩn đoán bệnh. Các bệnh nhân đều được hướng dẫn phương pháp thư giãn, dùng các thuốc an thần kết hợp và cần thiết giới thiệu bệnh nhân đến BV chuyên khoa tâm thần để chữa trị” – BS Hồng cho biết.
Điều trị càng muộn, nguy cơ điếc vĩnh viễn càng cao
Tỉ lệ chữa khỏi trung bình của bệnh điếc đột ngột trên thế giới là 75% nhưng phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân đến BV sớm hay không. Điều đáng tiếc là có nhiều bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng bệnh đã tìm đến các phương thuốc “tứ phương” khiến bệnh càng trầm trọng và làm mất cơ hội lấy lại thính lực. Bệnh điếc đột ngột tỉ lệ chữa khỏi thành công trong tuần lễ đầu tiên rất cao, lên đến 80% nhưng sau đó tỉ lệ thành công sẽ giảm dần, sau hai tuần chỉ còn 70%, sang tuần thứ ba thường còn 50% và sau một tháng chỉ còn khoảng 15%.
BS CKII DƯƠNG THANH HỒNG, Trưởng khoa Tai – Tai thần kinh,
BV Tai Mũi Họng TP.HCM
Tuổi nào cũng có thể bị điếc đột ngột
Tất cả độ tuổi đều có thể mắc bệnh điếc đột ngột, ở BV từng ghi nhận các bé độ tuổi 3-4 đã mắc bệnh. Điếc đột ngột ở trẻ em khó chẩn đoán do bé chưa biết diễn tả với người lớn để đưa đi khám.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Video đang HOT
Hội chứng tim tan vỡ và những điều cần biết
Không chỉ là một ẩn dụ về mặt văn học - hình ảnh trái tim tan vỡ thực sự là một loại bệnh lý đã được y văn ghi nhận.
Hội chứng tim tan vỡ và những điều cần biết
Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng bệnh tim tạm thời, thường xảy ra do những tình huống căng thẳng như mất người thân. Tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi bệnh tật hoặc phẫu thuật nghiêm trọng. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ có thể bị đau ngực đột ngột hoặc nghĩ rằng họ bị nhồi máu cơ tim.
Hội chứng trái tim tan vỡ xảy ra do sự gián đoạn tạm thời về chức năng bơm máu bình thường tại một vùng tim. Phần còn lại của tim hoạt động bình thường hoặc có các cơn co thắt mạnh hơn. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể do phản ứng của tim với sự gia tăng các kích thích tố căng thẳng.
Hội chứng trái tim tan vỡ cũng được gọi là bệnh lý cơ tim takotsubo, hội chứng phình đỉnh tim hoặc bệnh cơ tim do căng thẳng. Các triệu chứng hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được và tình trạng này thường tự thay đổi trong vài ngày hoặc vài tuần.
Mức độ phổ biến của hội chứng trái tim tan vỡ?
Hội chứng trái tim tan vỡ là một tình trạng hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim. Hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh cơ tim căng thẳng là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Hội chứng trái tim tan vỡ khác với cơn đau tim như thế nào?
Các cơn đau tim thường do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn của động mạch tim. Sự tắc nghẽn này là do cục máu đông hình thành tại vị trí thu hẹp bởi tích tụ mỡ (xơ vữa động mạch) trong thành động mạch. Ngược lại, đối với hội chứng trái tim tan vỡ, các động mạch tim không bị tắc nghẽn, mặc dù lưu lượng máu trong động mạch của tim có thể bị giảm.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ là:
Đau ngực.
Khó thở.
Bất kỳ cơn đau ngực kéo dài hay dai dẳng nào đều có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, vì vậy bạn cần cẩn trọng và gọi cấp cứu nếu bị đau ngực.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
"Thủ phạm" chính là bộ não!
Một nghiên cứu mới đây kết luận rằng hội chứng trái tim tan vỡ như đã nói trên thực chất là một biểu hiện có "kịch bản" do não bộ "viết" ra và "dàn dựng".
Một nhóm chuyên gia nghiên cứu tại bệnh viện đại học Zurich tại Thụy Sĩ đã phân tích hoạt động não của 15 bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo và đã so sánh kết quả với hoạt động não của 39 người khác đang có sức khỏe tốt.
Trong một bài đăng trên tạp chí European Heart Journal ra ngày 5-3-2019, nữ giáo sư Jelena Templin-Ghadri, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã tóm tắt như sau: "Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh được rằng ở những bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo, các kết nối thần kinh của não đã mất đi tính đồng bộ, hay nói cách khác là tính kết nối của não bộ bị suy giảm đi ít nhiều do phải xử lý những cảm xúc quá mạnh tác động vào. Chính điều này đã khiến cho đối tượng sau đó nhạy cảm hơn rất nhiều trước những cảm xúc mạnh mẽ dồn dập tiếp theo".
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ không rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng gia tăng các kích thích tố căng thẳng như adrenaline, có thể tạm thời làm tổn thương tim của một số người. Tình trạng co thắt tạm thời các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này.
Hội chứng trái tim tan vỡ thường xảy ra sau sự cố về thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ là:
Tin tức về cái chết bất ngờ của một người thân
Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo
Bị lạm dụng
Mất hoặc thắng rất nhiều tiền
Tranh cãi gay gắt
Một bữa tiệc bất ngờ
Trình diễn trước công chúng
Mất việc
Ly hôn
Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.
Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:
Epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr.), được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hoặc cơn suyễn nặng.
Duloxetine (cymbalta), một loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người bị tiểu đường hoặc điều trị trầm cảm.
Venlafaxine (Effexor XR) điều trị trầm cảm.
Levothyroxine (synthroid, levoxyl), một loại thuốc được kê toa cho những người có tuyến giáp không hoạt động đúng cách.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ?
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ như:
Giới tính. Hội chứng này ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới.
Tuổi. Phần lớn những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều lớn hơn 50 tuổi.
Có tiền sử bị bệnh thần kinh. Những người bị rối laojn thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn co giật (động kinh) có nguy cơ bị hội chứng trái tim tan vỡ nhiều hơn.
Đã hoặc đang có một rối loạn tâm thần. Nếu đã mắc rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao bị hội chứng trái tim tan vỡ.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị hội chứng trái tim tan vỡ, họ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán:
Bệnh sử cá nhân và khám sức khỏe. Ngoài việc khám thực thể, bác sĩ cần biết về bệnh sử của bạn, đặc biệt là bạn đã từng có các triệu chứng bệnh tim hay chưa. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ thường không có bất kỳ triệu chứng bệnh tim nào trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cần biết bạn có trải qua bất kỳ căng thẳng lớn gần đây như mất người thân.
Điện tâm đồ (ECG). Trong thử nghiệm không xâm lấn này, kỹ thuật viên sẽ đặt điện cực trên ngực bạn để ghi lại các xung điện làm cho tim đập. ECG ghi lại những tín hiệu điện này và có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về nhịp tim và cấu trúc tim.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm tim để xem tim có bị phình to hay hình dạng bất thường - những dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ. Xét nghiệm không xâm lấn này, bao gồm siêu âm ngực, cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim. Sóng siêu âm được truyền đi và tiếng vang của chúng được ghi lại bằng một thiết bị đầu dò đặt bên ngoài cơ thể. Máy tính sử dụng thông tin từ bộ chuyển đổi để tạo ra hình ảnh chuyển động trên màn hình video.
Xét nghiệm máu. Hầu hết những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều có lượng enzyme trong máu tăng lên. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các enzyme này để giúp chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ.
X-quang ngực. Bác sĩ có thể chụp X-quang ngực để xem tim có bị phình to hay có hình dạng điển hình của hội chứng trái tim tan vỡ hoặc để xem liệu có bất kỳ vấn đề nào trong phổi có thể gây ra các triệu chứng của bạn hay không.
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI). Từ trường tạo ra hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ đánh giá tim.
Chụp mạch vành. Trong chụp động mạch vành, một loại thuốc nhuộm có thể nhìn thấy bằng máy X-quang được tiêm vào các mạch máu trong tim. Sau đó, máy X-quang nhanh chóng chụp một loạt các hình ảnh (mạch đồ) giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong các mạch máu.
Do hội chứng trái tim tan vỡ thường giống các dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim, nên bác sĩ thường nhanh chóng cho chụp mạch vành để loại trừ cơn đau tim. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ thường không bị tắc nghẽn mạch máu, nhưng những người bị đau tim thường có tắc nghẽn nhìn thấy trên chụp mạch.
Một khi chắc chắn bạn không bị đau tim, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng của bạn có phải do hội chứng trái tim tan vỡ gây ra hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng trái tim tan vỡ?
Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào cho việc điều trị hội chứng đau tim này, nhưng trên lâm sàng các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trong điều trị suy tim như: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu. Các thuốc chẹn beta giao cảm thường được chỉ định để bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài với mục đích ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tái phát do chúng làm giảm tác động của adrenaline và các kích thích tố căng thẳng khác và Aspirin cũng sẽ được sử dụng nếu bệnh nhân có xơ vữa động mạch kèm theo.
Bệnh được điều trị tương tự như điều trị cơn đau tim cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Hầu hết mọi người ở lại bệnh viện cho đến khi hồi phục.
Bên cạnh đó thì một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu của tim, tăng cường cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ tim điển hình như L- Carnitin hay các thành phần trong cây Đỏ ngọn, Bồ hoàng... cũng được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim về sau. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh tim mạch đã dứt hẳn cơn đau ngực, mệt mỏi... với giải pháp này:
Ngoài ra, các biện pháp để hạn chế các căng thẳng về tâm lý cũng là rất quan trọng trong điều trị hội chứng này. Hầu hết nếu được điều trị tốt thì các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện sau 1-4 tuần điều trị, hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 tháng.
Các thủ thuật thường được sử dụng để điều trị đau tim như nong mạch vành và đặt stent mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật đều không hữu ích trong điều trị hội chứng trái tim tan vỡ. Những thủ thuật này được sử dụng để điều trị các động mạch bị tắc nghẽn, đây không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực.
Theo thoidai
Đây là cậu bé duy nhất trên thế giới mắc bệnh lạ không thể đi, nói chuyện, ngồi hay ngẩng đầu Ollie Lloyd là một cậu bé 5 tuổi sống tại thị trấn Barrow-in-Furness, quận Cumbria (Anh). Từ khi sinh ra, cậu bé đã không thể đi lại, nói chuyện, ngồi hoặc ngẩng đầu. Ollie Lloyd là một cậu bé 5 tuổi sống tại thị trấn Barrow-in-Furness, quận Cumbria (Anh). Từ khi sinh ra, cậu bé đã không thể đi lại, nói chuyện, ngồi...