Bóng đen tà đạo qua đi, xã Đăk Wơk Yôp thay đổi tới mức khó nhận ra
Không còn cảnh đìu hiu, trơ trọi những mái nhà tái định cư, nay làng chài Đăk Wơk Yôp, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã ngập tràn sức sống. Bên những ngôi nhà, cà phê, đậu phộng, mì đã xanh mướt; trên con đường nhựa trải dài, xe cộ qua lại tấp nập. Sáng sớm, người người đã ới nhau bán cá rồi tay cuốc, tay rựa ra đồng làm việc, bắt đầu một ngày mới rộn ràng.
Bà con đánh bắt cá, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: B.A
Dẫn chúng tôi đến trước cổng chào vào làng, ông Mai Nhữ Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Hơ Moong phấn khởi nói: Nhà báo thấy thế nào, Đăk Wơk Yôp nay khác xưa nhiều quá phải không?
Đúng vậy, mới có 1 năm không đến mà nay Đăk Wơk Yôp thay đổi đến ngỡ ngàng. Không còn cảnh trơ trọi những mái nhà tái định cư thẳng tắp, nay trong làng đã tấp nập người xe rộn ràng, nhiều cửa hàng tạp hóa mọc lên, cổng chào “Làng chài Đăk Wơk Yôp, đoàn kết, sáng tạo, thi đua phát triển kinh tế” đỏ tươi…
Sáng sớm, bên bờ sông, tấp nập cánh đàn ông, thanh niên trai tráng tay chài, tay lưới kéo những con cá tươi ánh về để kịp nhập cho người thu mua. Vừa vác lưới cá trên tay, ông A Nủi – người dân trong làng phấn khởi khoe: Nhà mình có 2 thuyền với 30 tay lưới. Mỗi ngày mình và con trai đi đánh bắt cá, kiếm cũng được 500-600 ngàn đồng.
Có riêng gì ông A Nủi, 3 năm trở lại đây, được huyện quan tâm, hỗ trợ lưới, áo phao, thuyền, chài, 72/72 hộ dân trong làng đều làm nghề đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Plei Krông. Tùy vào thời điểm đánh bắt, hôm nhiều, hôm ít nhưng bình quân mỗi hộ thu được từ 150-200 ngàn đồng/ ngày.
Không chỉ phát triển đánh bắt cá, từ diện tích đất sản xuất được cấp, bà con trong làng đã ý thức, tập trung trồng những cây công nghiệp: cà phê, cao su; và cả những cây ngắn ngày: đậu phộng, bắp, mì. Nguồn nước dồi dào, được bãi bồi bù đắp phù sa, đến nay 17ha cà phê, hơn 100ha mì bán ngập, 5ha cao su, 2ha bời lời… nhanh chóng xanh tốt, đem lại thu nhập cho bà con nơi đây.
Video đang HOT
Rồi đâu chỉ có thế, cùng với việc phát triển cây trồng, được tạo điều kiện vay vốn hộ nghèo với lãi suất thấp, nhiều hộ dân trong làng đã mạnh dạn vay vốn, phát triển chăn nuôi. Đến nay, có hộ nuôi được 4-5 con bò; hộ nuôi heo, nuôi gà để cải thiện thêm bữa ăn, nâng cao thu nhập trong gia đình.
Làng chài Đăk Wơk Yôp khoác lên mình bộ áo mới. Ảnh: B.A
Mới ngày nào ngôi làng còn nghèo lắm, vậy mà nay, nhiều nhà đã sắm sửa được xe máy, ti vi, tủ lạnh. Không còn cảnh trẻ em nghỉ học giữa chừng, nay, trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được bố mẹ quan tâm, khuyến khích đến lớp, học chữ để thành tài.
Ngồi uống ngụm nước trà, nhìn từ đầu làng đến cuối làng, ông A Tui – thôn trưởng Đăk Wơk Yôp xúc động: Thời kì ảm đạm, đen tối của Đăk Wơk Yôp qua rồi, bà con mình không còn nghe xúi giục của kẻ xấu nữa đâu. Làng mình giờ chỉ nghe theo Đảng, Nhà nước, yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế thôi.
Nhắc lại thời điểm 4 năm về trước, có riêng gì A Tui, bà con trong làng ai nấy đều rùng mình và gọi đó là thời kì đen tối. Ấy là thời điểm bà con nghe lời xúi giục của những đối tượng xấu, tin theo Tà đạo Hà Mòn, suốt ngày đọc kinh, không lo sản xuất; đời sống kinh tế trì trệ, làng xã mất ổn định, mất trật tự an toàn xã hội.
Bóng đen tà đạo qua đi, Đăk Wơk Yôp trở mình và khoác lên một bộ áo mới. Nhìn thấy sự đổi thay của Đăk Wơk Yôp, có riêng gì bà con nơi đây, tất cả mọi người, ai nấy cũng đều khấp khởi vui mừng. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Niệm nói rằng, trong thời gian đến, xã sẽ tiếp tục định hướng, vận động cho bà con trong làng tiếp tục phát triển diện tích cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đồng thời định hướng cho bà con khai thác lợi thế từ lòng hồ, phát triển đánh bắt cá, xây dựng nơi đây thành làng chài, đem lại thu nhập ổn định cho bà con.
Ngày mới ở Đăk Wơk Yôp thật bình yên. Bên dòng sông, đàn ông tranh thủ gỡ những mẻ lưới sau một đêm đánh bắt; trong nhà, phụ nữ nhanh tay chuẩn bị bữa cơm sáng với đầy đủ cá, thịt, rau xanh… để bắt đầu cho một ngày làm việc hiệu quả. Nhà nhà, ai nấy đều cố gắng phấn đấu xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng xóm làng đoàn kết.
Theo Bình An (Báo Kon Tum)
Sâm Ngọc Linh khó trồng đại trà, đừng nói Hàn Quốc trồng được
Sâm Ngọc Linh không phải dễ trồng và trồng đại trà như sâm Hàn Quốc được, vì nó phải phu hợp với khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng của vùng đất Ngọc Linh...
Ngày 9.6, khi trao đôi vơi phong viên Dân Viêt, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bay to sư phấn khởi khi sâm Ngọc Linh (đươc trông trên nui Ngọc Linh thuộc đia ban 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia.
"Vì trời đất đa tạo ra đăc trưng, khi hâu riêng cho vùng núi Ngọc Linh, nên chi co cây sâm đươc trông trên nui nay mơi khẳng định được chất lượng. Còn nếu di thực qua vùng đất khác, thì chất lượng không thê bằng sâm đươc trông tại vùng Ngọc Linh. Cung như sâm Hàn Quốc, nêu được trồng trên núi thì giá thành co thê lên đến 250 triệu đông/kg, còn trồng dưới đồng bằng chỉ có 2 triệu đồng/kg..." - ông Bửu khẳng định
Cây sâm Ngọc Linh không dễ gì trồng đại trại như sâm Hàn Quốc (Anh: Cây sâm Ngọc Linh tại đỉnh nui Ngọc Linh)
Ông Bửu cho biết thêm, hiện tại Nam Trà My có khoảng 1.200ha trồng sâm Ngọc Linh, trong số đó có 95% là của người dân trồng.
Khi phong viên bay to sư lo ngai vê chât lương sâm Ngoc Linh đưa vao trông đai tra sau khi được Thu tương Chinh phu công nhận la sản phẩm quốc gia, vì giá thành sâm Ngọc Linh rất cao, ông Bưu khăng đinh: "Vì sâm Ngọc Linh trồng hiên nay không bao giờ tưới nước, không bón phân, nếu bón phân củ sâm sẽ thối, sâm được trồng theo cách truyền thống chứ chưa trồng theo phương pháp áp dụng kỹ thuật. Tôi khẳng định, hiện nay sâm Ngọc Linh chưa thể trồng tại đồng bằng và đại trà như sâm Hàn Quốc được".
Sâm Ngọc Linh đươc đanh gia quý và tốt nhất thế giới nên nhưng ngươi săn sâm chấp nhận bỏ ra tiền trăm triệu mua về ngâm rượu. Ảnh - Trương Hồng
Ông Bửu cho biết thêm, hiện có rất nhiều doanh nghiêp muôn trông sâm Ngoc Linh, nhưng tỉnh mới đông y cho 6 doanh nghiêp đầu tư trồng sâm với diện tích khoảng 70ha.
Về mối lo ngại nguồn giống và bảo tồn nguồn gen của sâm Ngọc Linh, ông Hồ Quang Bửu noi: "Đúng, cái đang lo hiện nay là làm sao bảo tồn nguồn gen sâm. Theo tôi được biết, hiện Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đang có kế hoạch giữ gen giống, còn phía tỉnh và địa phương cũng lên kế hoạch bảo vệ nguồn gen gốc đó. Vấn đề chính la lam sao bảo vệ nguồn gen phải có khoa học kỹ thuật, chứ không thể bảo vệ theo cách dân gian được. Ngoài ra, tôi cũng chưa thấy và nghe nói tai Hàn Quốc trồng được sâm Ngọc Linh. Theo tôi Hàn Quốc khó trồng được cây sâm Ngọc Linh, vì khí hậu cua họ là ôn đới, còn sâm Ngọc Linh thích hợp với khí hậu nhiệt đới".
Như Dân Việt đã thông tin, Thủ tướng Chinh phu Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 787 ngày 5.6.2017 vê phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017, thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 cho cây sâm Ngọc Linh (sâm Ngọc Linh ở đỉnh Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum).
Theo tài liệu cung cấp, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Có thể nói rằng, trên thế giới chỉ có nước Việt Nam, va cả nước chỉ có 16 xa thuôc 2 huyên cua 2 tinh (huyên Tu Mơ Rông - tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam) là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh. Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay.
Tháng 9.2015, Chính phủ đa phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030, với mục tiêu mở rộng vùng trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000ha, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách khoảng 1.500 tỷ, còn lại huy động vốn xã hội hóa.
Theo Danviet
Sâm Ngọc Linh được công nhận là sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh sống trên ngọn núi cao nhất miền Trung Việt Nam, thuộc Kon Tum và Quảng Nam, đã trở thành sản phẩm quốc gia. Thủ tướng vừa phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017, thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Tôm nước lợ, cà phê...