“Bóng đen” đáng sợ từ Trung Quốc đe dọa EU
Các nước châu Âu đang thực sự lo lắng về dòng tiền khổng lồ từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào trong những tháng đầu năm 2016. Hàng loạt dự án, thương vụ thâu tóm khủng giá trị tỷ USD… đang phủ bóng đen lo ngại lên lục địa già khi các tập đoàn trụ cột, các ngành kinh tế chính đang bị Trung Quốc mua hết.
Dồn dập thương vụ khủng
Trang Bloomberg vừa xác nhận, Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina) gia hạn gói chào mua trị giá 43 tỷ USD thâu tóm nhà sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu hàng đầu của Thụy Sĩ Syngenta AG sang tháng 7/2016 để chờ đợi cơ quan chức năng phê duyệt.
Trước đó, hồi tháng 2/2016, ChemChina đã đồng ý thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt khoản tiền khổng lồ trên cho các cổ đông của Syngenta, tương đương 465 USD/1 cổ phiếu, kèm theo một khoản cổ tức đặc biệt khác.
Trung Quốc đổ hàng núi tiền thâu tóm DN hàng đầu thuộc các lĩnh vực quan trọng của châu Âu.
Bản chào mua đã hết hạn trong tuần cuối của tháng 5, nhưng ngay lập tức được ChemChina gia hạn tới 18/7 để chờ các nhà chức trách Thụy Sĩ phê duyệt thương vụ mua bán thuộc tốp khủng nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay.
Theo đánh giá của ông John Ramsey, TGĐ Syngenta toàn cầu, thương vụ ChemChina-Sygnenta có thể hoàn tất vào cuối năm nay. Trước đó, Syngenta đã từ chối đề nghị mua của Monsanto – một DN công nghệ sinh học Mỹ để quay sang ChemChina.
Theo Reuters, ChemChina còn đang tiếp cận Tập đoàn Năng lượng Anh BG Group với ý đồ thâu tóm tập đoàn này vào cuối năm nay, sau khi hãng Royal Dutch Shell chuẩn bị kết thúc đàm phán mua lại BG Group với giá 52 tỷ đô la Mỹ.
Hồi giữa tháng 4, theo WSJ, tập đoàn HNA của Trung Quốc đã thỏa thuận xong thương vụ mua công ty dịch vụ cảng hàng không lâu đời Swissair của Thụy Sĩ với giá 1,5 tỷ USD. HNA Group chi trả 55,57 USD cho một cổ phiếu Swiss Air – Travel Logistics, cao hơn 21% so với giá giao dịch trên thị trường khi đó. HNA tham vọng lấn sân sang lĩnh vực hàng không và dịch vụ cảng hàng không cả trong và ngoài nước, lĩnh vực vốn là thế yếu của Trung Quốc.
Video đang HOT
Gần đây, Tập đoàn Hebei Iron and Steel Group (HBIS) của Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận mua nhà máy thép duy nhất của Serbia: Zelezara Smederevo.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng gấp đôi năm 2015, lên hơn 62 tỷ USD, sau khi đã tăng 44% trong năm ngoái.
Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa bao giờ mạnh như trong 5 năm tháng đầu năm 2016.
Con số đột phá này được giải thích là nhờ chính sách cởi mở của châu Âu nhằm mục tiêu vực dậy tăng trưởng trong khi vực. Trong khi đó, các tập đoàn Nhà nước và DN tư nhân Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD, góp phần hiện thực hóa sáng kiến “Con đường tơ lụa” về kinh tế, nối châu Á với châu Âu.
Châu Âu lo lắng: có quay lưng với Trung Quốc?
Trên thực tế, hoạt động mua bán thâu tóm (M&A) của các DN Trung Quốc đã diễn ra từ nhiều năm nay. Ở Pháp, từ 2011, công ty dụng cụ diện đa quốc gia ENGIE đã bán 30% cho Quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc (CIC). Trong năm 2014, nhà sản xuất ô tô Dongfeng Motor Corporation của Trung Quốc đã mua 14% hãng xe lớn thứ 2 tại châu Âu PSA Peugeot Citroen,…
Cú sáp nhập công ty sản xuất săm lốp Pirelli & C. S.p.A của Italia vào ChemChina cũng đã chính thức hoàn thành hôm 1/6 vừa qua. Thương vụ được thực hiện trong năm 2015 với số tiền mà ChemChina chi ra là 7,7 tỷ USD.
Tập đoàn Dalian Wanda của tỷ phú giàu nhất nhì TQ Wang Jianlin cũng đã bỏ ra gần 1 tỷ USD để mua nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Anh Sunseekers. Đó là chưa tính tới hàng loạt các BĐS tại nước này và cả Pháp.
Dự báo có khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài 5 năm tới.
Theo hai hãng luật Baker and McKenzie và Rhodium Group, chỉ riêng khoản đầu tư vào cổ phiếu châu Âu của các DN Trung Quốc, giá trị đã tăng từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD trong năm 2014. Trong giai đoạn 2014-2015, đầu tư hàng năm tăng từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là thời khắc quan trọng đánh dấu những thay đổi về dòng tiền trên thế giới, trong đó có luồng tiền từ Trung Quốc. Khi đó, chính phủ nước này đã bắt đầu mua trái phiếu châu Âu (Eurobonds) cũng như đẩy mạnh đầu tư vào các DN đầu tư cơ sở hạ tầng, mà vụ điển hình là cảng Piraeus Harbour của Hy Lạp. Giờ đây, cảng biển quan trọng này được vận hành hoàn toàn bởi Trung Quốc, sau khi công ty China Ocean Shipping Co. thâu tóm 67% cổ phần tại Pier I từ Cơ quan quản lý cảng của Hy Lạp.
Từ năng lượng, vận tải, viễn thông cho tới cả các chuỗi nhà hàng, các DN Trung Quốc đang thâu tóm dần các đế chế tại châu Âu. Cách đây 2 năm, tập đoàn Hony có trụ sở tại Thượng Hải đã gây sốc với cú chào mua chuỗi nhà hàng Pizza Express của Anh với giá ngất trời 900 triệu bảng Anh, cao hơn cả giá chào bán.
Theo đánh giá của Rhodium, khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới. Cushman & Wakefield thậm chí còn nghĩ là nhiều hơn với lý do “những bất ổn trong nước bao gồm cả một đồng NDT suy yếu sẽ dẫn dòng vốn ra nước ngoài”.
Ở chiều ngược lại, thế giới, trong đó có châu Âu, cũng rất lo ngại về dòng vốn đến từ quốc gia này bởi các DN Trung Quốc đang tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như công nghệ, năng lượng, công nghiệp, truyền thông,…
Tham vọng xây dựng “con đường tơ lựa” mới, tạo ra tuyến đường bộ, đường biển nối liền châu Á với châu Âu, với trọng tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng (từ cảng biển Hy Lạp tới Hà Lan), cho tới hệ thống đường ống khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan,… khiến các nước châu Âu thực sự lo ngại. Một châu Âu đang nặng gánh nợ công sẽ là thuận lợi cho các chính sách của Bắc Kinh cũng như mang đến lợi ích cho DN Trung Quốc.
V. Hà
Theo NTD
Máy bay EgyptAir hạ cánh khẩn vì bị đe dọa đánh bom
Máy bay EgyptAir từ thủ đô Cairo sang Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Uzbekistan sau khi bộ phận an ninh ở sân bay Cairo nhận được một cuộc gọi nặc danh nói rằng có một quả bom trên máy bay.
Ngày 8-6, một máy bay chở khách của hãng hàng không EgyptAir (Ai Cập) bay từ thủ đô Cairo sang Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Uzbekistan vì nhận được một đe dọa đánh bom, theo hãng tin (Mỹ).
Chiếc Airbus A-330-220 số hiệu Flight 995 chở 135 người đã phải hạ cánh khẩn xuống sân bay thị trấn Urgench (cách thủ đô Tashkent của Uzbekistan khoảng 840km) ba giờ sau khi cất cách từ Cairo, sau khi bộ phận an ninh ở sân bay Cairo nhận được một cuộc gọi nặc danh nói rằng có một quả bom trên máy bay.
Máy bay EgyptAir bay tuyến Cairo-Bắc Kinh phải hạ cánh khẩn xuống Uzbekistan vì bị đe dọa đánh bom. (Ảnh: USA Today)
Nhân viên an ninh đã liên lạc với máy bay và yêu cầu máy bay hạ cánh xuống sân bay gần nhất. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn được sơ tán, chiếc Airbus A-330-220 được lục xét nhưng không tìm thấy quả bom nào. Chiếc máy bay tiếp tục hành trình về Bắc Kinh sau đó.
Vụ việc xảy ra không lâu sau khi một chiếc máy bay chở 66 người cũng của hãng EgyptAir bay tuyến Paris (Pháp) về Cairo rơi xuống Địa Trung Hải ngày 19-5 chưa rõ nguyên nhân. Hiện công tác tìm kiếm các hộp đen vẫn đang tiếp tục. Chính phủ Ai Cập cho rằng chiếc máy bay này nhiều khả năng đã bị khủng bố.
Tháng 10-2015, một chiếc máy bay của Nga rơi xuống bán đảo Sinai (Ai Cập) không lâu sau khi cất cánh từ TP nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh (Ai Cập), giết chết 224 người. Chỉ vài giờ sau, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm đánh rơi chiếc máy bay này. Tháng 11-2015, Nga xác nhận một thiết bị nổ đã đánh rơi máy bay.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Iran vượt mặt Nga-Mỹ về năng lực tàu ngầm? Hải quân Iran đang phát triển một số loại tàu ngầm thế hệ mới khác biệt so với tàu ngầm đang được Nga và Mỹ sử dụng. "Giám sát dưới lòng biển không cần nhất thiết phải có tàu ngầm và đó là sự khác biệt để tạo ra tàu ngầm mới và chúng ta đã thiết kế chúng thành công", Tư lệnh...