Bóng đè không phải là bệnh nhưng có hại cho sức khỏe
Hiện tượng bóng đè rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp trong đời. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng nhất thời và thường tự hết sau một khoảng thời gian nhất định.
Ngày làm việc căng thẳng đêm ngủ bị “bóng đè”
Thỉnh thoảng, chị Thùy Dương ở Thanh Hóa gặp phải tình trạng người tế cứng, không thể cử động được, cảm giác có vật gì đó rất nặng đè lên ngực cho dù vẫn đang ngủ. Chị cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái “vật nặng” vô hình ấy ra nhưng các cơ gần như không chịu nhúc nhích.
Trong đầu chị chỉ muốn lớn tiếng gọi người bên cạnh giúp đỡ để thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó nhưng chỉ phát ra âm thanh ú ớ rất nhỏ. Những lúc như thế, chị phải tự vật lộn rất lâu mới tỉnh trở lại, mồ hôi ướt đẫm, người mỏi nhừ, thở hổn hển vì mệt. Sau này chị mới biết, hiện tượng đó gọi là bóng đè.
Thời gian gần đây, công việc quá bận rộn nên chị ít có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng. Những cơn bóng đè xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả lúc vừa chợp mắt, ngủ lơ mơ, thậm chí là ngủ trưa. Chính vì vậy mà chị thường bảo người nằm bên cạnh khi ngủ rằng nếu thấy chị ú ớ thì gọi dậy.
Đến một trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe để khám, bác sĩ xác định hiện tượng bóng đè của chị chính là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ.
Hiện tượng bóng đè rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp trong đời. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đề phòng “bóng đè” trong giấc ngủ
Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, “yếu bóng vía”, có dấu hiệu bệnh tim mạch… Người thường xuyên uống bia, rượu, các chất kích thích cũng có thể dễ bị bóng đè hơn.
Trạng thái bị bóng đè trong giấc ngủ có thể gây cảm giác ngưng thở, ngạt thở, sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu, thậm chí cố hết sức cũng không thể nào trở mình ngồi dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó.
Sở dĩ người bị bóng đè có cảm giác bất lực như vậy là vì lúc này vỏ não, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá như lúc thức. Tuy nhiên, các giác quan lại không tiếp xúc với bên ngoài, bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế. Nếu liên tục rơi vào tình trạng này có thể dẫn đến hại sức khỏe như suy nhược thần kinh, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn…
Tiến sĩ Trần Hữu Bình, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tượng bị “cứng người”, cảm giác bị vật gì đó “đè” lên xảy ra khá phổ biến, mỗi người có thể bị ít nhất 1 lần trong đời do nhiều nguyên nhân.
Ngoài những người có bệnh lý ở hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh không tốt, người đã hoạt động gắng sức trong ngày, bị stress hoặc có tư thế nằm không phù hợp… cũng có thể bị bóng đè. Có những trường hợp bị bóng đè gây ngạt thở là do mùi sơn, mùi đồ đạc hoặc mùi nấm mốc gây ra.
Bác sĩ Bình cho rằng, bóng đè hay yếu bóng vía không phải là bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây chỉ là hiện tượng nhất thời, sẽ tự hết.
Một số người khi bị bóng đè đã rất lo lắng vì trạng thái khó thở, không cử động được. Vì vậy, họ khắc phục theo cách dân gian đặt dao kéo, tượng Phật, cây thánh giá… trên đầu giường nhưng đó chỉ cách trấn an tâm lý, không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Có nhiều cách để phòng và hạn chế các cơn bóng đè như không đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước khi ngủ. Cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí… Ngoài ra, bạn có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.
Điều quan trọng nữa là trước mắt, người bị bóng đè nên thay đổi tư thế nằm ngủ thật thoải mái: nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, khi ngủ nên mặc quần áo rộng rãi để tránh gò bó cơ thể, phòng ngủ cần thoáng khí.
Nếu tình trạng bóng đè vẫn liên tiếp tái diễn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Theo VNE
Nhớ bánh xèo bông dề mẹ đúc năm xưa
Mỗi khi trời trở lạnh, hương thơm dìu dịu của bông dề bỗng cứ thoang thoang thoảng đâu đây, da diết, quyến luyến như nỗi nhớ quê của đứa con xa nhà...
Bông dề là loài cây dại thường mọc ở các bờ gò, chân núi. Chúng có hoa màu tím, mùi hương thơm nồng không lẫn vào đâu được cho dù người nội trợ có pha trộn và chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau.
Đặc điểm của bông dề là thường mọc vào mùa mưa đông. Trước đây, đang trong lúc làm công việc đồng áng hễ gặp bông dề thì người dân quê tôi nhổ ngay vài bông đem về để làm rau gia vị. Còn ngày nay, lúc nông nhàn, mọi người lại rủ nhau tìm nhổ bông dề đem ra chợ để bán, kiếm thêm chút tiền chợ.
Bông dề có thể chế biến nhiều món ngon nức tiếng. Ngoài xào giá đậu, nấu canh bầu, canh chua, canh rau tập tàng... bông dề còn dùng để đúc bánh xèo - món dân dã mà dân quê thường dùng cho điểm tâm hoặc mỗi khi trời mưa rả rích, cả gia đình xum họp với nhau.
Cách chế biến món bánh xèo bông dề không quá cầu kì, chỉ cần nhổ bông dề đem về, rửa sạch để ra rổ cho ráo nước, dùng dao xắt bông dề thật nhuyễn, để riêng ra rổ. Ngâm gạo khoảng 15 phút, đem xay thành bột đâu vào đấy.
Bắc khuôn bánh xèo lên bếp, phi chín dầu, tay vừa khấy đều thau bột gạo vừa múc bột gạo đổ lên khuôn một lớp vừa đủ. Sau đó dùng 5 ngón tay chúm chút bông dề rắc lên trên lớp bột bánh, đậy kín nắp. Độ vài phút bánh và bông dề chín thì đổ ra cái mâm hoặc cái rổ lớn.
Ngon nhất vẫn là ăn bánh xèo nóng, tức cái nào vừa mới ra lò là xơi ngay. Bởi, ăn bánh xèo nóng, cảm giác vừa thổi vừa xơi cộng với mùi thơm dịu dịu của bông dề rất quyến rũ, khiến cho ta ăn hoài mà không chán.
Ăn món bánh xèo bông dề kết hợp với rổ rau sống và chén nước mắm chanh đường thì mới đúng bài. Nước mắm vẫn cứ là linh hồn của bánh xèo, phải pha thật hài hòa thì ăn bánh mới ngon miệng. Còn rổ rau sống thì không thể thiếu bắp chuối hột và vài lát thơm.
Giờ đi xa, được ăn rất nhiều món ngon ở đô thị phồn hoa nhưng mỗi khi đông về lòng lại da diết nhớ quê, nhớ những ngày rủ nhau đi nhổ bông dề, nhớ món bánh xèo bông dề mẹ đúc năm xưa.
Theo Tapchiamthuc
Hội chứng... gặp ma trong giấc ngủ Đa phần mọi người đều tỏ ra khá sợ hãi và lo lắng mỗi lần gặp phải hội chứng này. Sleep Paralysis - bóng đè - được biết tới như một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây tổn thương cho con người. Số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy từ 5 - 60% trong số chúng ta từng...