Bóng dáng ‘diều hâu nước Mỹ’ sau quyết định rút khỏi INF của Tổng thống Trump
Nhiều chuyên gia cho rằng “diều hâu nước Mỹ” – cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton chính là người đứng đằng sau tư vấn khiến Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân kéo dài hơn 30 năm với Nga.
Theo RT, ông Bolton có chuyến thăm tới Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Matxcơva và Washington đang căng thẳng liên quan tới quyết định rút Mỹ khỏi INF của Tổng thống Trump.
Theo lịch trình dự kiến được điện Kremlin cung cấp, ông Bolton sẽ gặp Thư ký hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và có thể là Tổng thống Vladimir Putin.
Các cuộc họp này chắc chắn sẽ bị phủ bóng bởi quyết định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Tổng thống Trump đưa ra hôm 20/10.
Bộ Ngoại giao Nga không lâu sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ đã yêu cầu Washington đưa ra một lời giải thích thấu đáo về quyết định này trong khi nhiều quan chức cấp cao của Nga gọi đây là một hành động tống tiền, “quả bom quăng vào nỗ lực giải trừ hạt nhân” và gây nên một sự hỗn loạn trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Giới quan sát tin rằng một trong những nhân tố chính dẫn tới quyết định mà các chuyên gia Mỹ cho là sai lầm này là cố vấn an ninh John Bolton, người dù mới được bổ nhiệm vào tháng 3 năm nay nhưng đã nhanh chóng trở thành “kiến trúc sư” nhào nặn các chính sách đối ngoại có ảnh hưởng nhất ở Mỹ và cố vấn các hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Một số nguồn tin của The Guardian và Washington Post nói rằng chính ông Bolton đã thuyết phục Tổng thống Trump rút khỏi INF. Theo truyền thông Mỹ, mặc dù nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra tuyên bố rời bỏ hiệp ước này, nhưng đích thân ông Bolton sẽ chuyến lời trực tiếp tới Nga trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Matxcơva.
INF được Liên Xô và Mỹ ký kết năm 1987 nhằm cấm việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa tầm bắn từ 500km đến 5.000km. Tuy nhiên, trong gần 3 thập kỷ qua, Mỹ và Nga đã nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước.
Lầu Năm Góc không dưới một lần khẳng định Nga không tuân thủ INF và đang tìm cách phát triển tên lửa hành trình Novator 9M729 cho hệ thống Iskander-M bất chấp việc Matxcơva luôn phủ nhận cáo buộc này. Nga ngược lại nói chính Mỹ đã phá hủy các điều khoản của hiệp ước khi triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng phóng các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk đến Đông Âu
Theo RT, trong khi Mỹ và Nga là 2 nước duy nhất bị kiếm chế bởi INF, nhiều cường quốc đang nổi lên đặc biệt là Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây đang thoải mái phát triển hệ thống tên lửa tầm trung của họ.
Hôm 19/10, Tổng thống Trump từng đề cập tới một thỏa thuận INF mới nhưng điều kiện tiên quyết là Trung Quốc phải là một bên tham gia.
Ông Trump và ông Putin dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 trong vài tháng tới, nhưng sự kiện này có thể sẽ bị trì hoãn lâu dài và nhiều khả năng 2 lãnh đạo sẽ chỉ có thể chạm mặt trong các sự kiện quốc tế mà 2 bên cùng tham dự.
Khi ông Trump và người đồng cấp Nga gặp nhau tại Helsinki, Phần Lan vào tháng 7, giới quan sát tin rằng đây là dấu hiệu khởi đầu cho một mối quan hệ ấm áp trong thời gian tới. Tuy nhiên, với những diễn biến mới đây, có lẽ mục tiêu của 2 bên trong tuần này đơn giản sẽ chỉ là tránh làm trầm trọng thêm xung đột.
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Trump có thể chấm dứt Hiệp ước hạt nhân với Nga vào tuần tới
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là có kế hoạch rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) trong tuần tới.
INF được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987, được đánh giá là bước khởi đầu quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai cường quốc.
Mỹ có thể rút khỏi Hiệp ước hạt nhân với Nga vào tuần tới. Ảnh: AP
Tuy nhiên, tờ New York Times hôm 19/10 cho biết các quan chức và nhà ngoại giao Mỹ giấu tên tiết lộ Tổng thống Trump đã quyết định rút khỏi hiệp ước kéo dài 3 thập kỷ vì cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này và INF ngăn Mỹ triển khai vũ khí mới chống lại kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.
Mặc dù Nhà Trắng khẳng định chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra về việc Mỹ rời INF, nhưng theo các nguồn tin của New York Times, Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton dự kiến sẽ thông báo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về quyết định của Washington trong chuyến đi tới Moscow vào tuần tới.
Nếu Mỹ rời khỏi INF, đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump quyết định rời khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn kể từ khi lên nắm quyền.
Hans Kristensen, giám đốc dự án Thông tin hạt nhân của Liên đoàn Khoa học Mỹ, cho biết Hội đồng An ninh quốc gia đã quyết định Mỹ nên rút khỏi hiệp ước INF, song nói thêm rằng ông Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này, The Guardian đưa tin.
Trong 4 năm qua, Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm INF. Cựu Tổng thống Barack Obama đã quyết định không rời khỏi hiệp ước này mặc dù ông từng chỉ trích Matxcơva đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm răn đe các nước thuộc Liên Xô cũ.
The Guardian hôm 19/10 cho biết ông Bolton đã đề nghị Mỹ rút khỏi hiệp ước và đang tìm cách ngăn chặn cuộc đàm phán về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START).
Theo Danviet
Thứ trưởng Nga cảnh báo việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là bước đi nguy hiểm Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là một bước đi rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: TASS "Đây là bước đi rất nguy hiểm, tôi chắc chắn nó sẽ không nhận được sự cảm thông của cộng đồng...