Bồng dân chạy lũ!
Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ… Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác.
Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi lại bị lũ chia cắt; miền Trung đã có tám người chết, một người bị thương vì mưa lũ. Sáng 16-11, nước sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) từ thượng nguồn chảy xối xả ra biển, huyện Bình Sơn lại tiếp tục chạy lũ.
Trước đó, nước lũ bắt đầu xuống, người dân chuẩn bị về nhà, dọn dẹp sau lũ. Thế nhưng, sáng 16-11, toàn huyện Bình Sơn lại bị nước lũ nhấn chìm.
Nước lên quá nhanh
Từ sáng sớm, nước đã tràn qua thị trấn Châu Ổ. Người dân dùng thuyền nan, thuyền bè chuối để vận chuyển người già, trẻ nhỏ, vận chuyển lương thực và gia súc đến nơi an toàn.
Ông Đỗ Thành Chơn – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung, huyện Bình Sơn nói: “Chúng tôi phải huy động mọi lực lượng, phương tiện để di tản khẩn cấp 30 hộ dân tại các thôn Tây Thuận và Tiên Đào. Ngoài ra, hàng trăm người dân các vùng cô lập khác cũng được di chuyển lên cao. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập lũ trở lại”.
Anh Huỳnh Ngọc Ảnh (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bế dân chạy lũ
Con đường độc đạo vào xã Bình Trung và Bình Dương hoàn toàn bị chia cắt. Nước vẫn liên tục đổ về, các thanh niên được bố trí di dời đồ đạc, kê tài sản và chèn chống nhà cửa…
Tại thôn Phú Lộc, cụ Đỗ Thị Thìn (72 tuổi) sống với đứa con trai bị tâm thần đưa tay cầu cứu: “Giúp tui ra khỏi đây với các chú. Nước ngập nhà rồi, tui không đi ra được nữa. Sợ lũ cuốn quá!”. Anh Huỳnh Ngọc Ảnh, cán bộ tư pháp xã Bình Trung, đến bế cụ Thìn lên thuyền, đưa về nơi an toàn.
Ông Phạm Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết: “Các tuyến đường về các xã của huyện hoàn toàn bị tê liệt. Trong ngày, huyện đã di dời gần 5.000 dân và việc di dân vẫn được tiếp tục”.
Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ… Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác.
Chiều 16-11, nước tràn quốc lộ 1A ở đoạn qua thị trấn Châu Ổ, xã Bình Hiệp (Bình Sơn) khiến giao thông nơi đây hoàn toàn bị ngưng trệ. Nhiều điểm ngập sâu 1-1,5m, hàng ngàn xe ôtô phải nằm nối dài trên quốc lộ 1A. Công an Quảng Ngãi đã chốt tại dốc Sỏi (phía bắc) và ngã ba Võ Văn Kiệt (phía nam) cấm xe lưu thông.
Video đang HOT
Nhanh chóng làm lễ cưới rồi hối hả chạy lũ
Vùng hạ du Thừa Thiên-Huế ngập sâu
Đến tối 16-11, mực nước sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu đều vượt báo động 3, tràn bờ, nhấn các khu dân cư vùng hạ lưu ngập sâu từ 1 đến 2m. Trong nội thành TP Huế, nước lũ từ sông Hương tràn vào khiến nhiều tuyến đường lớn bị ngập sâu 0,5-0,7m.
Tuyến đường Hồ Chí Minh bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn tại địa phận các xã A Roằng, Hồng Vân, giao thông bị cắt đứt hoàn toàn; quốc lộ 49B từ Mỹ Chánh đi Vân Trình đã bị ngập sâu 1,5m, giao thông bị cắt đứt.
Huyện Hương Trà, nước sông Bồ tràn bờ, chảy xốc vào làm ngập 100% nhà dân, nhiều nơi ngập sâu đến gần 2m. Tỉnh lộ 8B nối từ quốc lộ 1A đi qua xã Hương Toàn về thị trấn Sịa (Quảng Điền) bị ngập sâu 1,5m.
Hơn 10m đường nhựa qua khu vực đèo Nước Nóng thuộc xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân bị biến mất
Lũ đã cuốn trôi cống Lao Thừa Phủ nối liền hai xã Hương Bình và Bình Điền (huyện Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) làm một người bị thương.
Tối qua, tất cả hồ chứa thủy điện ở tỉnh này đều đã vượt cao trình đỉnh. Thủy điện Bình Điền, Hương Điền tiếp tục xả lũ lớn. vùng hạ du với hàng vạn người đang đối mặt với một trận lũ lớn và kéo dài nhất trong năm nay.
Hiện miền Trung tiếp tục bị lũ dữ đe dọa.
Mưa to từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ ngày 14 đến 16-11, các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Vùng Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi lượng mưa: 400-600mm. Một số nơi mưa lớn như Tà Lương (Thừa Thiên-Huế): 605mm, Trà My (Quảng Nam): 681mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi): 859mm. Lũ trên các sông tiếp tục lên cao. Hôm nay (17-11), nước sông Hương, sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Trà Bồng, sông Trà Khúc đều trên báo động 3.
Theo Pháp luật TP.HCM
Lũ tại miền Trung tiếp tục lên nhanh
Chưa kịp khắc phục với đợt lũ cũ, người dân các tỉnh miền Trung tiếp tục phải khẩn trương đối phó với đợt lũ mới đang ở mức báo động.
Mưa lớn trong ngày 15/11 tại Thừa Thiên Huế đã gây ngập úng xã vùng ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Các tuyến tỉnh lộ đi qua các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà nhiều đoạn bị ngập sâu từ 0,5 đến 1 mét, đi lại khó khăn.
Tại cống Lao Thừa Phủ, xã Hương Bình, huyện Hương Trà bị sạt lở 1 đoạn dài 6 mét, sâu 3 mét, gây chia cắt giao thông, và nguy hiểm đối với người và phương tiện qua lại.
Một người dân ở hai bên sông Hương Vận chuyển tài sản bằng thuyền
Chiều nay tiếp tục có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 250 đến trên 400mm, mực nước sông Hương xấp xỉ báo động 2, sông Bồ xấp xỉ báo động 3. Dự báo đêm nay và ngày mai sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng, lũ trên các sông có khả năng lên trên báo động 2 đến báo động 3.
Ở các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, đến chiều tối nay, mưa vẫn còn rất to, nguy cơ sạt lở đường và chia cắt rất dễ xảy ra.
Trên quốc 1A tại Km 829 cầu vượt Thủy Dương ngập từ 0,2 đến 0,3m, quốc lộ 49B Mỹ Chánh đi Vân Trình ngập 1m trên toàn tuyến, đoạn Vân Trình đi Hiền Lương ngập 0,5m.
Trên quốc lộ 1A tại Km 829 cầu vượt Thủy Dương ngập từ 0,2 đến 0,3m
Trên tỉnh lộ 6, thị trấn Phong Điền đi Phong Chương đoạn qua Khúc Lý xã Phong Thu bị ngập 0,5m. Ngoài ra tỉnh lộ 17, thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ đoạn Vĩnh Nguyên bị ngập 1m...
Mưa lũ cũng đã gây ra cái chết thương tâm của cháu Đặng Ngọc Phương Anh (25 tháng tuổi, Trường Mẫu giáo Đông Phú, xã Quảng An đã bị trượt chân chìm dưới nước lũ ngay trong sân trường vào lúc 12h 30 ngày 15/11.
Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào lúc 13h ngày 15/11 hồ thủy điện Bình Điền đã vận hành mở 3 cửa và hồ thủy điện Hương Điền vận hành 2 cửa xả lũ.
Trước tình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy PCLT&TCKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện khẩn gửi các địa phương, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh về diễn biến tình hình mưa lũ và công tác đối phó.
Tranh thủ lũ, dù nước ngập nhưng ngời dân vẫn mạo hiểm bắt cá giữa dòng nước xoáy
Người dân các xã vùng thấp trũng của huyện Triệu Phong, Hải Lăng và Thị xã Quảng Trị chưa kịp khắc phục xong hậu quả thì nay lại đối mặt với 1 đợt lũ mới. Mưa lớn làm đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Đakrông, huyện Đakrông bị sạt lở 1 đoạn dài 20 mét, gây ách tắc giao thông.
Ba ngày nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Mưa lớn kéo dài cộng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến lũ trên các sông lên nhanh, gây úng ngập nhiều nơi. Đây là đợt lũ thứ 2 kể từ đầu tháng 10 đế nay.
Trong khi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị nước đang dâng cao thì tại địa bàn Quảng Nam, lũ trên các sông xuống chậm.
Hiện nay ở các huyện miền núi Quảng Nam, trời vẫn còn mưa, mặt đường sình lầy việc khắc phục gặp nhiều khó khăn. Riêng điểm sạt lở trên tuyến tỉnh lộ 618 từ Quốc lộ 1A đi xã Tam Quan, huyện Núi Thành hiện vẫn còn hơn 4.000 khối đất đá bị sạt lở chưa được giải phóng được, gây ách tắc giao thông.
Sau lũ, nhiều nhà dân ở tỉnh Quảng Ngãi buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới
Còn ở Quảng Ngãi, đến chiều nay, trời đã tạnh ráo, tranh thủ nước rút, người dân địa phương với sự giúp sức của lực lượng vũ trang khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt.
Riêng xã Bình Hải, huyện Bình Hải có 14 nhà sập và hư hỏng do mưa lũ. UBND xã đã tiến hành di dời những hộ nhà sập lên trú tránh tạm ở các trường học.
Sáng nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cấp 14 nhà bạt cho các gia đình ở tạ, đồng thời, hỗ trợ gia đình có nhà bị sập, hư hỏng, mỗi người 15 kg gạo.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xơ xác trong những ngày lũ "Ngoại ơi, cho chon ún thuốc", bé My xơ xác sau ba ngày chạy lũ Vượt qua những đoạn đường ngập sâu cả mét, băng qua những cánh đồng đã thành sông, chúng tôi đã đến được những nẻo khuất của "nóc lũ" Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh). Vật vã với bệnh tật trên nóc lũ Vừa đặt chân đến xóm 10,...