Bóng đá Việt Nam vừa chạy vừa tránh COVID-19
Ban điều hành các giải vô địch quốc gia sau nhiều ngày lặng lẽ chờ đợi đã quyết định công bố lịch bóng lăn V-League vòng một với những giải pháp tình thế trong mùa dịch COVID-19 và tiếp tục nghe ngóng động tĩnh.
Các giải bóng đá Việt Nam (VN) hoãn quá lâu khiến những người trong cuộc mệt mỏi và bồn chồn như ngồi trên lửa. V-League dự tính khai mạc ngày 7-2 đã phải mất cả tháng mới có thể khai diễn trở lại theo kịch bản không có khán giả như một cách thăm dò diễn biến cho các loạt trận sau.
Theo đó, ban điều hành giải VPF vừa công bố khai mạc V-League từ ngày 6 đến 8-3, diễn ra tại Gia Lai, Quảng Nam, Bình Dương, Hà Nội, Thanh Hóa, TP.HCM và Hà Tĩnh trên những mặt sân không có khán giả, kèm theo các biện pháp phòng dịch COVID-19. Đây là một động thái bất đắc dĩ của các nhà tổ chức trong hoàn cảnh ngặt nghèo ở mùa giải mới nhằm đảm bảo yêu cầu tiến độ và chuyên môn cho làng bóng VN.
VPF cũng đã chọn các ngày khởi tranh giải hạng nhất và tiếp tục V-League ở các vòng đấu sau một tuần, buộc phải lệ thuộc rất lớn vào diễn biến thực tế của dịch COVID-19 mới quyết định mở hay đóng cửa sân không có khán giả.
Các CLB than thở vì điều kiện không cho phép hoạt động như bình thường và thiệt hại không chỉ đếm bằng tiền, qua hình thức lượng vé bán cho người xem mất trắng hoặc phải trả lại tiền mua vé năm. Nỗ lực của các nhà làm giải cũng chỉ là cho bóng lăn đều đặn, giúp cầu thủ duy trì phong độ và phần nào bù đắp cho người yêu bóng đá VN xem các trận đấu qua truyền hình.
Bóng đá VN vừa chạy vừa tránh COVID-19 rất khốn khổ nhưng phải chấp nhận vì những cái đích xa hơn với hệ thống các giải quốc tế AFC Cup, hay sắp tới đá giải các CLB Đông Nam Á và đặc biệt là nhiệm vụ của đội tuyển quốc gia.
HLV Park Hang-seo không bận bịu với tuyển U-23 trong năm 2020 vẫn có hai mục tiêu lớn ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á và bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup vào cuối năm. Chính ông thầy người Hàn cũng bị động với mọi kế hoạch sau khi ông tự cách ly 14 ngày, chấp nhận không đến sân trực tiếp xem trận Siêu cúp chiều 1-3 trên sân Thống Nhất và hồi hộp chờ mọi hoạt động trở lại bình thường hơn.
Không ai dám mạo hiểm trong thời điểm dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Ngay cả các trận đấu trong khuôn khổ vòng loại thứ hai World Cup 2020 khu vực châu Á trong tháng 3 không chắc sẽ diễn ra.
Trước mắt, VFF vẫn giữ kế hoạch tập trung đội tuyển VN như cũ vào ngày 21-3 và chơi một trận đấu giao hữu quốc tế với Kyrgyzstan năm ngày sau đó tại Bình Dương. Thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ sang Kuala Lumpur chuẩn bị thi đấu với đội tuyển Malaysia trên sân Bukit Jalil vào ngày 31-3.
Video đang HOT
Theo PLO
Bóng đá Việt Nam khổ vì chuyện 'một ông chủ nhiều đội bóng'?
"Trên giấy tờ, bầu Hiển cho thấy mình không phải là ông chủ của bốn CLB nhưng giới làm nghề ai cũng biết bầu Hiển chính là ông chủ thực sự".
Có hay không chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng"?
"Thực sự tôi không biết 5 đội bóng mà bầu Đức nói đến là những ai, do ai chống lưng. Bởi tôi là người nước ngoài, tôi đến Việt Nam không thành công cũng không sao vì tôi đến đây với mong muốn giúp bóng đá Việt Nam phát triển. Sau này, khi về Hàn Quốc, tôi muốn những người ở Việt Nam nhớ đến tôi như một người giúp bóng đá Việt Nam phát triển, nâng tầm giải đấu chuyên nghiệp.
Bóng đá Việt Nam phát triển dựa vào đâu? Đó là V.League. Bởi 95% cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia thi đấu ở sân chơi này", HLV CLB TP.HCM - Chung Hae Soung nói trong cuộc họp báo ở trận thua Quảng Nam 0-2 ở vòng 20 V.League 2019.
Đây là lần thứ 2 ở V.League 2019 "nổi sóng" với cụm từ "5 đánh 1" sau khi bầu Đức phát biểu trong ngày Công Phượng đi Bỉ, cùng dự đoán CLB TP.HCM không thể vô địch vì "5 đánh 1".
Có lẽ, người hâm mộ Việt Nam đang tập trung quá nhiều vào phát biểu "5 đánh 1", vì người nói là bầu Đức. Thực tế, V.League đâu phải lúc này mới ồn ào với chuyện kể trên.
Đâu chỉ bầu Đức nói "5 đánh 1", nhiều đội bóng V.League cũng từng lên tiếng về chuyện này.
Năm 2016, Chủ tịch CLB Long An Võ Thành Nhiệm nói trên báo Tuổi Trẻ: "Trên giấy tờ, bầu Hiển cho thấy mình không phải là ông chủ của bốn CLB nhưng giới làm nghề ai cũng biết bầu Hiển chính là ông chủ thực sự. Do đó, với các đội phải đua trụ hạng như chúng tôi hay đua vô địch, phải đấu với bốn đội bóng của cùng một ông chủ rõ ràng là khó khăn".
Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh cũng nói tương tự: "Tình trạng một ông chủ hai đội bóng trước đây đã bị các đội bóng lẫn dư luận lên án nhưng LĐBĐVN (VFF) không xử lý được. Giờ thì một ông chủ có đến bốn đội bóng thì nói gì nữa. Ai cũng biết rõ bầu Hiển là ông chủ của bốn đội bóng, nhưng VFF và VPF thì cứ trả lời trốn tránh rằng trên giấy tờ ông Hiển không đứng tên ở bất kỳ đội nào. Do đó, VFF và VPF cần phải trả lời cho người hâm mộ và dư luận rõ về chuyện này".
Năm ngoái, HLV Nguyễn Văn Sỹ nói đầy chua chát trong cuộc họp báo ở vòng 24 V.League 2018: "Hay là thôi họ nên tập trung tổ chức một giải trong gia đình cho nhanh gọn".
Đó là những phát biểu của người trong cuộc, chuyên gia bóng đá Việt Nam. Liệu có hay không chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng"?
Đến nỗi khổ của bóng đá Việt Nam
Có hay không chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng" thì câu trả lời phải thuộc VPF, VFF nhưng rõ ràng tin đồn này khiến cho bóng đá Việt Nam chịu nhiều hệ lụy. Ví dụ bầu Đức muốn đầu tư để CLB HAGL đua vô địch, nâng cấp đội hình nhưng rồi không làm, chỉ đầu tư 1 mức nhất định, còn lại tập trung làm trẻ.
Tức bóng đá đang phát triển nhưng mất niềm tin từ chính những người trong cuộc. Niềm tin đó đáng báo động đến mức một nhà cầm nước ngoài như ông Chung Hae Soung cũng ngao ngán: "Hôm nay chúng tôi đã thua. Tôi xin lỗi các học trò vì thua là thua chứ không phải đổ lỗi cho ai hết.
Nhưng tôi xin lỗi, trận này không phải là bóng đá. Tôi luôn luôn nhắc các học trò phải chuyên nghiệp, từ sân bóng đến sinh hoạt nhưng trận đấu này tôi không giúp được gì cả...
Bóng đá với tôi thắng là thắng, thua là thua mà hoà là hoà. Nhưng sau những kết quả ấy, các bạn đã hết mình chưa, đã vì bóng đá chưa? Điều đó mới quan trọng".
Đâu chỉ HLV trưởng CLB TP.HCM ngao ngán, cựu chủ tịch FLC Thanh Hóa - ông Trịnh Văn Quyết từng nói lý do bỏ bóng đá sau 4 năm tốn rất nhiều tiền trên truyền thông: "Chúng tôi nhận thấy rằng, nếu đầu tư tiếp và thậm chí thêm nhiều tiền nhưng nếu chỉ có một mình FLC Thanh Hoá chắc chắn không thể vô địch. Có vấn đề tế nhị ở đây, nên tôi không thể nói thẳng ra được, dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu nhưng cũng không thể hy vọng vô địch V.League".
Cụm từ "nếu chỉ có một mình FLC Thanh Hoá chắc chắn không thể vô địch" liệu có chua chát cho bóng đá Việt Nam?Câu chuyện này rõ ràng đến từ niềm tin vào cuộc chơi, vì tốn nhiều tiền nhưng 1 đội không thể vô địch.
Thực tế, FLC Thanh Hóa không vô địch được thì không có nghĩa 1 đội không thể vô địch. CLB Bình Dương có 2 năm liên tục thống trị V.League là ví dụ. Chẳng lẽ ông chủ CLB Bình Dương có hơn 1 đội?! Vấn đề muốn vô địch V.League thì phải chi thật nhiều tiền, Bình Dương có mỗi Anh Đức là người con đất Thủ, còn họ tậu gần hết ngôi sao bóng đá Việt Nam thời đó như Tấn Tài, Công Vinh, Trọng Hoàng..., sắm 2 ngoại binh xuất sắc, "tậu" thêm 2 Việt kiều và 1 nhập tịch. Tức khi cần thì Bình Dương đá với 5 cầu thủ "Tây" cộng với dàn sao Việt Nam.
Một lực lượng toàn sao và có chiều sâu vẫn chưa đủ, Bình Dương có thêm 1 HLV hiểu bóng đá Việt Nam là ông Lê Thụy Hải. Ông thầy có biệt danh "Mourinho Việt Nam" kể với tôi rằng: Hồi đó, Bình Dương xác định rất rõ, gặp những đội nào thì nhất định không được thua, phải thắng nếu muốn vô địch.
Có hay không chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng"?
Đấy, ông Hải "lơ" hiểu tường tận nên không chỉ cố gắng nhặt điểm mà còn xác định những đối thủ nào phải chơi "tất tay", tránh rơi vào thế bị động. Điều này thì TP.HCM và FLC Thanh Hóa rõ ràng không làm được, vì họ không có đủ tiềm lực chơi như Bình Dương - đội bóng từng một thời được ví là "Chelsea Việt Nam".
Nhưng Bình Dương vô địch vẫn thấy rằng: Chưa có niềm tin vào sân chơi V.League theo kiểu sòng phẳng. Chính lãnh đạo đội bóng đất Thủ nói thẳng với báo chí: "Một ông chủ sở hữu hai đội bóng thôi cũng đã khiến các đội vất vả trong cuộc đua đến ngôi vô địch hay xuống hạng rồi, huống gì có đến bốn đội thì sao chịu nổi. Nhiều đội cũng muốn đầu tư và quyết tâm vô địch V.League lắm nhưng nhìn thấy tình trạng một ông chủ bốn đội bóng (dù không rõ ràng) cũng đâm ra do dự...".
Hãy điểm mặt xem V.League có bao nhiêu đội bóng nếu đầu tư mạnh có thể đua vô địch: CLB HAGL, Thanh Hóa, Bình Dương, TP.HCM. Nhưng điểm chung là họ đều không có niềm tin vào tính sòng phẳng của giải đấu.
V.League là sân chơi của các tuyển thủ quốc gia, có đến 95% cầu thủ thuộc nòng cốt ĐTQG thi đấu, nhưng nỗi khổ lại mang điều tiếng dẫn đến tạo ra hệ lụy buồn. Phải chăng đã đến lúc lãnh đạo bóng đá Việt Nam cần phải làm rõ chuyện: Có hay không chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng"?
Theo SaoStar
Dịch Corona làm khổ thầy trò ông Park HLV Park Hang-seo dự kiến sẽ trở lại Việt Nam sau tết Nguyên đán để tiếp tục theo dõi các giải đấu quốc gia và tìm nhân tài nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Corona, mọi thứ đã đảo lộn. Theo đó, ban tổ chức trận đấu Siêu cúp quốc gia sẽ không thể diễn ra ngày 7-2 theo đúng lịch...