Bóng đá Việt Nam và “nhiệm vụ vô địch” năm 2021
Năm 2021, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều giải đấu lớn với nhiệm vụ giành ít nhất 2 chức vô địch khu vực Đông Nam Á là AFF Cup và SEA Games.
Bóng đá Việt Nam 2020 vượt qua đại dịch COVID-19
Năm 2021 bóng đá Việt Nam sẽ bận rộng với lịch thi đấu nhiều giải quốc tế của các đội tuyển quốc gia. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết các giải quốc tế trong năm 2020 đã bị hoãn, hủy hoặc dời sang tổ chức vào năm 2021. Như vậy, song song với việc đảm bảo tổ chức các giải đấu thuộc hệ thống thi đấu thường niên, năm 2021 các đội tuyển sẽ phải tham dự thêm một số giải đấu quan trọng của năm 2020, trong đó có AFF Cup 2020 và các trận đấu thuộc Vòng loại thứ hai World Cup 2022.
Số lượng giải đấu tăng lên trong khi quỹ thời gian là không đổi đã đặt ra những bài toán cần phải sớm có lời giải, đây là khó khăn không chỉ đối với bóng đá Việt Nam mà còn đối với cả FIFA, AFC và các quốc gia khác. Chúng ta có lợi thế từ những bài học kinh nghiệm của năm 2020, khi nhờ có sự chủ động trong các giải pháp của cơ quan quản lý, điều hành bóng đá, sự chung tay, đồng thuận từ phía các câu lạc bộ và thuận lợi đến từ công tác phòng chống dịch rất thành công của nhà nước, chúng ta đã lần lượt tổ chức một cách trọn vẹn tất cả các giải đấu thuộc hệ thống thi đấu quốc gia, điều này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chuyên môn. Phía trước sẽ là những nhiệm vụ khá nặng nề.
Đội tuyển Việt Nam hướng đến năm 2021 với nhiều mục tiêu lớn. Ảnh: H.T.
Những giải đấu quan trọng năm 2021 của đội tuyển Việt Nam và U22 là: Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, AFF Cup 2020, Vòng loại U23 châu Á 2022, SEA Games 31 tại Việt Nam. Đặc biệt, huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ phải dẫn dắt cả U22 và đội tuyển Việt Nam tham dự tất cả các giải đấu trên thay vì nhường một đội cho các trợ lý. Bởi nhiệm vụ ông được giao là phải vô địch AFF Cup và SEA Games.
Đã có những ý kiến cho rằng, VFF nên tập trung vào một giải đấu lớn cụ thể để có được kết quả tốt nhất. Việc chúng ta vừa vô địch AFF Cup và SEA Games nên lúc này cần ưu tiên cho Vòng loại World Cup 2022. Bởi đó là sân chơi nếu như đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng loại cuối cùng sẽ giúp chúng ta vươn tầm. Đó sẽ là bước đệm quan trọng cho mục tiêu giành vé dự Vòng chung kết World Cup 2026. Tuy vậy, với việc bóng đá Việt Nam đang là đương kim vô địch của các giải đấu ở Đông Nam Á nên khó lòng có thể đặt ra những mục tiêu thấp hơn.
Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn cho rằng: “Bóng đá là môn thể thao rất được quan tâm tại Việt Nam và người hâm mộ luôn đặt nhiều kỳ vọng vào đội tuyển, luôn mong đội tuyển sẽ đạt được thành tích cao nhất tại các đấu trường. Tôi nghĩ rằng, đó cũng là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Chúng ta luôn cần phải đặt ra các mục tiêu để tạo động lực phấn đấu. Không chỉ với bóng đá đâu, mà ở các lĩnh vực khác cũng như vậy.
Về phía VFF, trách nhiệm của chúng tôi là phải cố gắng để đảm bảo các đội tuyển có được điều kiện tốt nhất trong quá trình chuẩn bị và thi đấu, còn kết quả thắng thua trong bóng đá khó có thể nói trước bởi phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố may mắn nữa. Mục tiêu càng cao thì áp lực càng lớn, do vậy VFF hi vọng các đội tuyển sẽ nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, cổ vũ và đồng hành của người hâm mộ, của truyền thông báo chí để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2021 sắp tới. Đó là phấn đấu giành quyền đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022, lọt vào vào Vòng chung kết U23 châu Á 2022, bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup và bảo vệ Huy chương Vàng bóng đá nam, nữ tại SEA Games 31″.
Video đang HOT
Năm 2021, bóng đá Việt Nam tham dự nhiều giải đấu lớn cũng sẽ đứng trước một bài toán tài chính lớn. Năm 2020, VFF đặt mục tiêu thu được 254 tỉ đồng nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, VFF đã thông báo chỉ thu được hơn 205 tỉ đồng. Vì các đội tuyển quốc gia nghỉ nên nguồn chi chỉ là hơn 145 tỉ đồng. Số dư hơn 50 tỉ này sẽ được chuyển sang hoạt động cho năm 2021. Năm 2021, VFF dự thu hơn 259 tỉ đồng, dự chi 291 tỉ đồng. Như vậy, còn khuyết khoảng 30 tỉ đồng nữa để có thể cân bằng thu chi. Sở dĩ nguồn chi dự kiến của năm 2021 tăng cao vì có nhiều giải đấu sẽ diễn ra, trong đó có cả các giải chuyển từ năm 2020 sang.
Tại Đại hội thường niên VFF 2020, ông Lê Văn Thành đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Tài chính và Vận động tài trợ. Đây được xem là vị trí trọng yếu của bóng đá Việt Nam song song với nhiệm vụ chuyên môn. Thậm chí đó còn là ý nghĩa sống còn cho việc đầu tư phát triển bóng đá. Tuy nhiên, nếu các đội tuyển quốc gia có danh hiệu, đó cũng sẽ là cơ hội để VFF có thể kiếm tiền từ các nguồn lực tài trợ.
Năm 2021 sẽ khởi đầu với Vòng loại World Cup 2022, đó là mục tiêu được ông Park đặt là số 1. Ông đã xác định mục tiêu cụ thể cho từng đội tuyển là: “Đội tuyển quốc gia có 3 trận đấu nữa ở vòng loại thứ 2 World Cup. Quả thực, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup dành cho các đội châu Á mạnh nhất. Nên tôi muốn dồn mọi sức lực cho mặt trận này. Tôi cũng xem đó là mục tiêu quan trọng nhất. Thêm vào đó, cuối năm 2021, nếu đi tiếp, đội tuyển Việt Nam sẽ còn các trận đấu ở vòng loại cuối cùng World Cup. Ngoài ra, tại AFF Cup cúng ta đang là nhà vô địch nên cần phải thi đấu với tâm thế nhà vô địch.
Với đội U22 Việt Nam, chúng ta đã đoạt Huy chương Vàng SEA Games. Vì thế khi bước vào SEA Games năm tới, chúng ta cũng phải chơi với vị thế đội đang sở hữu HCV. Tất nhiên nói về mục tiêu vô địch ở những mặt trận này hay không thì thời điểm này chưa phải là lúc để chúng ta trả lời. Ngoài ra, U22 Việt Nam còn thi đấu vòng loại U23 châu Á vào năm sau nữa.
Lúc này tôi đang phụ trách 2 đội với đội tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam. Với hàng loạt giải đấu như vậy thì quỹ thời gian và công việc sẽ có sự trùng lặp nhiều. Nhưng tôi tin rằng nếu làm từng bước, nỗ lực như chúng ta đã làm thì mọi thứ sẽ đạt được. Tôi sẽ cố gắng phát huy nỗ lực cao nhất để ở cả 4 mặt trận sẽ đều đạt được kết quả như mong đợi”.
Bóng đá Việt Nam đang là nhà vô địch ở Đông Nam Á nên sẽ phải giữ vững tinh thần đó. Chắc chắn áp lực dành cho huấn luyện viên Park Hang-seo và các học trò là không nhỏ. Chắc chắn VFF sẽ cùng các bộ phận chuyên môn phải đưa ra tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt, các giải đấu quốc tế vẫn phải chờ những diễn biến của dịch COVID-19, đây cũng là một thách thức lớn. Hy vọng, năm 2021 sẽ mở ra những cột mốc lịch sử mới với bóng đá Vệt Nam.
Đội tuyển nữ Việt Nam “mở hàng” năm 2021
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã gửi Tổng cục Tổng cục Thể dục Thể thao danh sách tập trung đội tuyển nữ Việt Nam gồm 39 thành viên trong đó có 1 huấn luyện viên trưởng, 4 trợ lý, 1 cán bộ chuyên môn, 2 bác sĩ và 31 vận động viên.
Huấn luyện viên Mai Đức Chung cùng các trợ lý Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Hồng, Đoàn Thị Kim Chi (TP Hồ Chí Minh) và Đoàn Minh Hải (Quảng Ninh) cùng đội tuyển nữ Việt Nam sẽ tập luyện và đóng quân tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam từ ngày 3.1 đến 31.1.2021 để chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 31 tại Việt Nam.
Trong số 31 cầu thủ được triệu tập lần này, có những cầu thủ lần đầu lên tuyển gồm: Thủ môn trẻ Đào Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hoa, Thảo Anh, Biện Thị Hằng, Châu Thị Vang; cùng sự trở lại của tiền đạo trẻ Lê Hoài Lương hay Thanh Huyền.
Đội tuyển nữ Việt Nam khép lại năm 2020 đầy biến động với việc tăng một bậc, lên vị trí 34 trên bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới quý 4-2020 do FIFA công bố. Mặc dù không tham dự giải đấu quốc tế nhưng các sự kiện bóng đá nữ trong nước vẫn được VFF duy trì và tổ chức thành công, tạo điều kiện để các cầu thủ nữ được thi đấu, duy trì phong độ.
Trong năm 2021, mặc dù diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, VFF và đội tuyển nữ Việt Nam tiếp tục chờ đợi các cập nhật mới nhất về kế hoạch thi đấu các giải quốc tế của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á và Liên đoàn Bóng đá Châu Á để có sự chuẩn bị tốt nhất, trong đó có SEA Games cuối năm 2021.
Mục tiêu của đội tuyển nữ Việt Nam sẽ là bảo vệ tấm Huy chương Vàng SEA Games đã giành được cách đây 2 năm tại Philippines. Đây cũng là nhiệm vụ mà VFF đã giao cho huấn luyện viên Mai Đức Chung.
Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ là đội tuyển đầu tiên chính thức hội quân để tập huấn mở đầu cho năm 2021 sau gần một năm không có kế hoạch tập trung kể từ trận đấu play-off Vòng loại Olympic diễn ra vào tháng 3.2020.
AFF Cup 2020 diễn ra cuối năm 2021: Lợi thì có lợi...
Với lý do chính an toàn là số một khi nhiều quốc gia vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ban thi đấu LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) đề xuất AFF Cup 2020 dời đến cuối năm 2021.
Lẽ ra AFF Cup sẽ diễn ra vào tháng 11-2020 nhưng vì tình hình dịch bệnh phức tạp nên AFF đồng ý dời đến tháng 4-2021. Tuy nhiên, sau cuộc họp mới nhất của Ban thi đấu AFF với các thành viên, AFF Cup dự kiến khởi tranh từ ngày 5-12-2021 vắt qua đầu năm mới 2022.
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đồng thời cũng là trưởng Ban thi đấu AFF cho biết các thành viên đều ủng hộ thời điểm thi đấu mới của AFF Cup. Nó tạo sự chủ động hơn cho các quốc gia Đông Nam Á, thay vì phải bận rộn theo lịch cũ đồng thời lo lắng với các trận đấu của vòng loại thứ hai World Cup 2022, dự kiến diễn ra vào tháng 4 và tháng 6-2021.
Thuận lợi của thầy trò ông Park là đội tuyển và CLB tránh xung đột khi một bên đá cúp châu Á còn đội tuyển thì đá AFF Cup. Ảnh: NGỌC DUNG
Thuận lợi đầu tiên của việc di dời AFF Cup bên cạnh sự thận trọng với tình hình dịch bệnh COVID-19 ở một số nước Đông Nam Á là nhằm tránh đi sự xung đột quyền lợi giữa tuyển Việt Nam và các CLB bận đá các cúp châu Á cùng thời điểm.
Theo lịch đấu dự kiến của AFC, các đội Viettel (tham dự AFC Chapions League), Hà Nội và Sài Gòn FC (tham dự AFC Cup) trong hai lượt đấu thứ năm, sáu trùng với một số trận khai mạc lẫn vòng bảng AFF Cup nếu vẫn giữ lịch cũ.
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn HLV Park Hang-seo không có lực lượng mạnh nhất đá AFF Cup vì cầu thủ nòng cốt tập trung đông đảo ở CLB Hà Nội, Viettel và số ít hơn ở Sài Gòn FC.
Vả lại AFF Cup không thuộc hệ thống thi đấu chính thức của FIFA nên các CLB có quyền không nhả quân cho đội tuyển quốc gia. Giả sử các bên có muốn chia đôi quyền lợi vẫn là bất khả thi vì sự phân thân ấy làm đội nào cũng yếu đi.
Ngoài ra, việc dời AFF Cup vào cuối năm còn giúp HLV Park Hang-seo toàn tâm toàn ý hơn cho ba trận cuối ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 và cầu thủ không mất nhiều sức khi vừa chơi giải trong nước vừa đá giải quốc tế.
Tuy nhiên, thầy Park vào dịp cuối năm sẽ bận rộn hơn rất nhiều vì phải một tay chăm sóc cho cả hai đội tuyển, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu tuyển quốc gia giành vé chơi vòng loại cuối cùng cúp thế giới thì phải nhập cuộc từ tháng 9-2021.
Đến tháng 10, ông Park lại nhảy sang đội U-23 Việt Nam cầm quân chơi vòng loại U-23 châu Á với mục tiêu vào vòng chung kết. Tháng 11, thầy Hàn tiếp tục nắm tuyển trẻ bảo vệ ngôi vô địch SEA Games 31, kết thúc ngày 2-12. Ba ngày sau, thầy trò ông Park lại đá AFF Cup đến trận chung kết ngày 1-1-2022.
Mật độ thi đấu dày đặc sẽ khiến HLV Park Hang-seo mệt mỏi hơn khi có lần ông từng mong muốn chỉ dẫn dắt một đội tuyển để giữ gìn sức khỏe tốt hơn mà bất thành.
Chẳng những thầy Park sẽ mất sức nhiều mà học trò của ông đồng thời có suất chơi ở tuyển quốc gia và U-23 Việt Nam phải tính rất kỹ để đảm bảo nền tảng thể lực.
Dễ ta, dễ người
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có những ông thầy vừa nắm tuyển quốc gia vừa dẫn dắt đội trẻ U-23 như ông Park Hang-seo, HLV Tan Cheng Hoe của Malaysia hay thầy Akira Nishino của Thái Lan...
Ông Tan cho biết AFF Cup dời càng xa càng tốt: "Chúng tôi có nhiều việc phải lo lắng hơn từ cuối tháng 3 với các trận quyết định ở vòng loại thứ hai World Cup 2022. Nếu AFF Cup tổ chức vào tháng 4 và tháng 5-2021 như đề xuất trước đó chắc chắn sẽ rất bận rộn cho đội tuyển quốc gia.
Cá nhân tôi tin rằng các đội bóng khác đều rất vui vẻ khi dời AFF Cup, vì thời điểm này hầu hết giải đấu ở các quốc gia vẫn đang diễn ra. Đội tuyển Malaysia có thể chuẩn bị tốt hơn khi tránh tháng chay Ramadan cho các cầu thủ".
HLV Park dự 4 giải đấu lớn trong cuối năm 2021 Việc AFF Cup bị hoãn tới cuối năm 2021 buộc HLV Park Hang-seo và các học trò phải dự 4 giải đấu lớn liên tiếp trong 4 tháng. Nếu tuyển Việt Nam vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022, ông Park sẽ bắt đầu giai đoạn cuối năm 2021 đầy bão tố bằng chiến dịch vòng loại thứ ba với 6...