Bóng đá Việt Nam ‘thoát lùn’ từ khi nào?
Những năm bóng đá Việt Nam (VN) đang hòa nhập bắt đầu từ SEA Games 16 và thậm chí là đến khi vô địch AFF Cup 2008 rồi vẫn bị xem là thiếu chiều cao.
Đã có lần những HLV như Weigang, Tavares, Colin Murphy, Alfred Riedl, Calisto… phàn nàn về thể hình cầu thủ VN nếu không cải thiện sẽ khó có cửa đá châu Á gặp những đối thủ giàu sức mạnh như Tây Á hay Đông Á…
Đội hình đoạt HCB SEA Games 18 hay HCĐ Tiger Cup 1996 hồi đó ngoài những Mạnh Cường, Huỳnh Đức, Hoàng Bửu, Hồng Hải, Thiện Quang… là những cầu thủ khắc phục thể hình bằng sự khéo léo. Thậm chí lứa vô địch AFF Cup 2008 toàn những cầu thủ nhỏ con nhưng sự khéo léo và lối chơi thông minh đã bù đắp được.
Bây giờ thì mỗi khi nhìn các cầu thủ VN ra sân, chỉ nhìn thể hình và sức mạnh thôi đã thấy an tâm phần nào. Một hàng thủ dù là đội tuyển hay U-22 cũng toàn trên 1,78 m, thậm chí có cả 1,86 m như Đoàn Văn Hậu.
Thống kê chưa đầy đủ của nguyên Hội phó Hội CĐV VFS Nguyễn Ân cho thấy chiều cao cầu thủ đã được cải thiện lớn. Ảnh: VIETNAM FOOTBALL
Xem các hậu vệ VN đá với “Tây” giờ không còn cảm giác lo lắng vì bị đè. Ngược lại, nhiều khi thấy Văn Hậu “đè” đối thủ lại có cảm giác lâng lâng.
Video đang HOT
Hay bây giờ xem đội tuyển hoặc đội trẻ VN mỗi lần hưởng phạt góc lại thấy sướng cùng niềm hy vọng rất lớn ở những tình huống cố định mà ta vừa cao hơn đối thủ, vừa có nhiều chiêu, nhiều bài hơn.
Hai trận chung kết nữ và nam SEA Games đều khai hỏa bằng ưu thế về chiều cao và ăn từ hơn người ở tình huống cố định.
Đó là điều không phải một sớm một chiều bóng đá VN có ngay được. Nó là sự tích lũy từ rất lâu mà yếu tố dinh dưỡng từ gia đình đã khắc phục.
Chưa có một thống kê đầy đủ nhưng phải thừa nhận từ ngày bóng đá VN tạo những tiếng vang thì đó cũng là những tháng ngày mà người hâm mộ rất thích với dàn cầu thủ vạm vỡ, cùng thể hình và thể lực vượt trội. Hoàn toàn khác hẳn quan điểm trước đây của HLV A. Riedl nói rằng cầu thủ VN chỉ chạy đến phút 70.
Theo PLO
Ông Park, vận son và lá thăm may mắn
Ông Park sau thời gian thất sủng ở Hàn Quốc đã trở nên người hùng khi đến Việt Nam, bắt đầu từ giải U-23 châu Á 2018. Vận son đấy cùng lứa U-23 tiếp tục theo ông và bóng đá Việt Nam.
Ông Park được xem là HLV có duyên nhất với bóng đá Việt Nam qua quá trình săn thành tích và chinh phục những mục tiêu.
Có những điều ông cùng các học trò làm được đều là không tưởng và tạo dấu ấn đậm với bóng đá khu vực. Như chức á quân U-23 châu Á 2018 tại Thường Châu, Trung Quốc hay danh hiệu ở cấp đội tuyển tại sân chơi Asian Cup 2019 vào đến tứ kết và chỉ chịu thua Nhật bởi quả 11 m do VAR chỉ ra.
Với danh hiệu vô địch Đông Nam Á (AFF Cup), dù là lặp lại thành tích năm 2008 nhưng chức vô địch của thầy trò ông Park là sự khẳng định ngôi vị số một Đông Nam Á mà bóng đá Việt Nam thể hiện một cách hùng hồn từ sân chơi trẻ đến hệ đội tuyển. Bằng chứng là ông Park đã xóa bỏ luôn tâm lý tự ti của các tuyển thủ Việt Nam khi đối đầu với Thái Lan. Ông làm các cổ động viên cảm thấy sung sướng khi đá với Thái Lan mà ở tư thế kèo trên chứ không còn là sự sợ hãi hay rình rập ăn may nữa.
Ông Park đã đưa bóng đá Việt Nam lên tầm cao mới và bây giờ là giai đoạn khẳng định. Ảnh: ANH PHƯƠNG
Trong cái hay mà ông Park làm được cho bóng đá Việt Nam và cụ thể là cho các học trò mình là lối chơi có cá tính và rất cụ thể, rất rõ ràng với sự đồng bộ từ lứa trẻ lên đến đội tuyển. Điều mà thời ông Calisto hay Weigang, Alfred Riedl... dù có thành tích ở đội tuyển nhưng vẫn không tạo ra sự đồng bộ được.
Và trong cái hay ông Park còn có được cái may đồng hành. Đó là điều cần thiết trong bóng đá nhưng chỉ đến với những đội bóng có nỗ lực và biết tận dụng những gì mình đã có.
Thời ông Park, cầu thủ Việt Nam tự tin hơn và biết phấn đấu để giành vị trí hơn là một đội hình đóng khung.
Thời ông Park, cầu thủ Việt Nam cũng gắn bó hơn và khi lên đội tuyển thì họ là một chứ không nhìn ngang, nhìn dọc theo kiểu quân ông này, lính thầy kia...
Chiều 26-9 thì một lần nữa vận son của ông Park và các cầu thủ Việt Nam lại đến. Lần này là từ lá thăm dành cho nhóm hạt giống khi U-23 Việt Nam rơi vào bảng được xem là dễ thở nhất. Nói là dễ thở không phải vì đánh giá thấp các đối thủ U-23 của Triều Tiên, Jordan, UAE mà vì so với ba bảng còn lại bảng nào cũng "xương" và "nặng".
Thuận lợi trong lá thăm sẽ giúp ông Park tính toán chi li hơn cho việc dồn sức để chơi canh bạc U-23 nhằm lấy suất dự Olympic tại Nhật, điều mà với bóng đá Việt Nam lâu nay vốn rất xa xỉ. Hơn nữa, ở đây cũng có cuộc đua ngầm mà không nói ra nhưng ai cũng nhìn vào. Đó là cuộc đua giữa bóng đá Thái Lan (chủ nhà vòng chung kết U-23 châu Á 2020) với Việt Nam và giữa hai ông thầy người Nhật, người Hàn đang dẫn dắt hai nền bóng đá trong khu vực.
Lần này với ông Park thì không còn là ẩn số nữa bởi U-23 Việt Nam đã được nhận diện và bóng đá Việt Nam đã có số má.
Nó là một thách thức từ sự khẳng định sau một quá trình ông Park đã vui rất nhiều cùng bóng đá Việt Nam.
Theo PLO
Nhìn lại 5 trận chung kết SEA Games toàn thua của Việt Nam U22 Việt Nam đang đứng trước cơ hội lần đầu tiên giành huy chương vàng SEA Games nếu đánh bại U22 Indonesia trong trận đấu tối nay 10/12. Sau 2 kỳ SEA Games liên tiếp bị loại từ vòng bảng, đến năm 1995, tuyển Việt Nam mới có lần đầu tiên lọt vào trận chung kết. Giải đấu năm đó trên đất Thái...