Bóng đá Việt Nam quá bạo lực: Bầu Đức phải ra tay thôi!
Một trận cầu lên cả diễn đàn hàng đầu thế giới vì tính bạo lực nhưng Ban kỷ luật VFF chỉ ra án phạt dành cho Ban tổ chức sân. Người hâm mộ có quyền thất vọng về điều này.
Ba chiếc thẻ đỏ ở vòng 5 V.League, hai trong số đó diễn ra ở trận Hải Phòng – Đà Nẵng. Đáng nói, trận đấu ở sân Lạch Tray có hai lần bị gián đoạn vì cầu thủ xô xát, bủa vây trọng tài. Ấy vậy, Ban kỷ luật VFF chỉ ra án phạt giành cho BTC trận đấu vì để CĐV đốt pháo sáng ở khu vực xung quanh sân vận động.
“Màn đấu võ” giữa Hải Phòng và Đà Nẵng.
Diễn đàn nổi tiếng thế giới Reddit đã để tiêu đề: “Giao lưu võ thuật khủng khiếp giữa Hải Phòng và Đà Nẵng”.
Reddit có đến 1,6 tỷ thành viên, với hơn 500 triệu người truy cập vào mỗi tháng. Vậy có xấu hổ cho bóng đá Việt Nam khi trận đấu bạo lực ở V.League bị trưng trên diễn đàn thế giới để nhiều người bào bình luận chê trách là đá bóng như đánh võ?
Một trận đấu làm ảnh hưởng đến sân chơi V.League, ảnh hưởng đến hình ảnh bóng đá Việt Nam nhưng không có 1 án phạt nào dành cho các cầu thủ thì quả kỳ lạ. Người hâm mộ phải thất vọng với cách ra án của Ban kỷ luật VFF. Tại sao?
Một trận đấu xí lên cả diễn đàn thế giới nhưng không có một án phạt nào dành cho hai đội. Ảnh: VPF
Bóng đá chuyên nghiệp không có phép các cầu thủ dự bị và HLV lao vào sân để phản ứng trọng tài. Tuy nhiên, Ban kỷ luật VFF chẳng có án phạt nào cho hành vi này. Đây đã là điều khó hiểu với người hâm mộ.
Cần nhắc, CLB Đà Nẵng từng gây ra sự xấu xí ở sân Thống Nhất ở mùa trước. Sau đó, họ chỉ nhận một loạt án cảnh cáo, kể cả cầu thủ cầm bóng sút vào đầu trọng tài cũng nhận án cảnh cáo.
Mùa này, bóng đá Việt Nam đang phi mã với các hành vi thô bạo trên sân cỏ. Ngay cả những tuyển thủ như Quế Ngọc Hải cũng phải nhận thẻ đỏ, Văn Quyết bị đuổi…
Nhiều tấm thẻ đỏ xuất hiện đi kèm tranh cãi, đó là nỗi buồn lớn cho bóng đá Việt Nam. Nhất là thời điểm bóng đá nước nhà đang tạo dựng được hình ảnh đẹp qua sự thành công dưới thời HLV Park Hang Seo.
Thế nên, nếu chỉ chờ đợi vào Ban kỷ luật VFF thì thuộc diện ca khó, bởi thời gian qua thì các án phạt thường gây tranh cãi, thậm chí bị xem “dung túng” cho bóng đá bạo lực.
Ví dụ VPF từng báo cáo tình huống giật cùi chỏ của tiền đạo Olaha (SLNA) trong hồ sơ chuyển lên Ban Kỷ luật VFF để đề nghị phạt nguội. Một cú giật chỏ rất rõ ràng như Ban kỷ luật VFF làm ngơ với câu chữ “không rõ ràng mang tính bạo lực”.
Cũng vấn đề câu chữ, Ban kỷ luật VFF từng nhận xét về pha đạp của Hoàng Vũ Samson với Châu Ngọc Quang (năm 2017) là “tình huống tranh chấp bóng với mức độ liều lĩnh, không quan tâm đến sự an toàn của cầu thủ đối phương, chứ không phải hành vi bạo lực”. Án phạt được đưa ra là cảnh cáo, sau đó chính Ban kỷ luật VFF “xé” bản án để cấm nguội 2 trận.
Một năm sau, trận đấu giữa Hà Nội và HAGL tiếp tục xảy ra chuyện khi Tăng Tiến (HAGL) có pha vào bóng với Duy Mạnh. Ban kỷ luật VFF có cách hành xử rất khác với Tăng Tiến so với vụ Samson. Tăng Tiến bị tạm đình chỉ 1 trận để chờ trung vệ Duy Mạnh kiểm tra xong chấn thương, sau đó Ban kỷ luật VFF mới ra bản án chính thức.
Bầu Đức rất ghét cầu thủ đá láo, đá xấu.
Tất nhiên, HAGL có bầu Đức thì chuyện cầu thủ đá xấu chẳng cần đến Ban kỷ luật VFF. Bầu Đức “xử” luôn là Tăng Tiến nghỉ hết lược đi V.League 2018. Bầu Đức nói không với bóng đá bạo lực, đá mất dạy.
Câu chuyện Tăng Tiến cũng được chính bầu Đức đem răn dạy các cầu thủ trẻ HAGL. Bầu Đức dặn rất kỹ là không được đá xấu, đá láo, ai vi phạm sẽ bị nghiêm khắc trừng trị.
Từ câu chuyện của bầu Đức răn dạy và xử phạt cầu thủ để so với hiện trạng bóng đá Việt Nam. Thực sự, đó là nỗi buồn lớn khi có những đội bóng như HAGL đang cố gắng xây dựng hình ảnh đẹp thì một số đội bóng khác đá càng xấu xí. Có lẽ, bầu Đức cũng buồn khi nhìn về thực trạng bạo lực đang gia tăng ở V.League 2019!
Bóng đá Việt Nam đang cần những người có tâm huyết như bầu Đức ra tay uốn nắn, qua đó ngăn chặn sự xấu xí và bạo lực đang nở rộ ở V.League 2019.
Theo saostar
Từ sao trẻ Hà Nội đến bạo lực V.League: 'Đá láo, cho nghỉ'!
Chỉ trong vòng 2 ngày thì bóng đá Việt Nam đón nhận hai tin cực buồn với việc các cầu thủ đá xấu xí, gây phẫn nộ cho người hâm mộ
Trước khi V.League 2019 diễn ra trận đấu giữa Hải Phòng và Đà Nẵng, người hâm mộ Việt Nam sốc với tin cầu thủ U17 Hà Nội đấm cầu thủ Trung Quốc gục đổ, máu đầy mặt. Sau đó, cầu thủ trẻ này phải đi xin lỗi đối thủ để nhận sai vì hành vi phi thể thao.
Đáng nói, câu chuyện của cầu thủ U17 Hà Nội xem như "bôi xấu" bóng đá Việt Nam khi cư xử một cách quá thô bạo. Một trận cầu giao hữu chỉ đơn giản trao dồi thêm kinh nghiệm và chuyên môn nhưng Đức Anh đấm đối thủ một cách không cần đắn đo hay suy nghĩ đến hậu quả.
Hình ảnh bóng đá Việt Nam đang rất đẹp và ấn tượng ở châu Á xem như bị vẩy lên 1 vết mực không đáng có. Nhưng sẽ sai lầm khi nghỉ rằng cú đấm của cầu thủ U17 Hà Nội là chỉ đơn giản là bồng bột của một cầu thủ trẻ tuổi, chưa biết suy nghĩ gì. Vì đạo đức sân cỏ phải được dạy từ nhỏ, nếu không uốn từ lúc măng non thì chờ thành tre sẽ rất khó sửa đổi.
Cầu thủ U17 Hà Nội đấm thẳng mặt đối thủ.
Hậu quả nhãn tiền có thể nhìn thấy từ trận đấu giữa Hải Phòng và Đà Nẵng vào chiều qua. Hai tấm thẻ đỏ và một loạt hành vi xấu xí xảy ra ở sân Lạch Tray. Đó không phải là câu chuyện đơn giản xảy ra ở một trận đấu nóng giữa hai đội và trọng tài xử lý thiếu chuẩn xác. Mọi thứ đều xất phát từ một quá trình dài ở hai đội bóng này.
Các cầu thủ Hải Phòng đá rắn đến mức HLV Lê Thụy Hải từng nhận định ở vòng trước rằng, CLB HAGL sẽ gặp khó vì đội Hải Phòng đá rắn. Có thể nói đá rắn là đặc sản của các cầu thủ Hải Phòng.
Cần nhắc, cầu thủ Hải Phòng từng suýt cả đồng đội ở Cần Thơ. Thủ thành Đặng Văn Lâm chính là "nạn nhân" bị các đồng đội rượt đánh.
Các cầu thủ Đà Nẵng từng gây nên màn phản cảm ở V.League 2018 trước CLB TP.HCM. Nhiều hành vi phản cảm xảy ra như đá láo, đá bóng vào đầu trọng tài, phản ứng... Vấn đề là Ban kỷ luật VFF không hiểu sao cho một loạt án cảnh cáo theo kiểu nới tay. CLB Đà Nẵng cũng phản ứng trọng tài rất nhiều ở V.League.
Nhìn ở góc độ cầu thủ U17 Hà Nội đến V.League, có thể thấy nếu ngay từ nhỏ không được uốn nắn kỹ lưỡng thì nhất định trưởng thành sẽ tạo ra những hệ lụy như chuyện đá xấu, đá láo. Vì phong cách chơi bóng, lối đá rắn coi như "ăn sâu" vào tâm trí, trở thành bản năng.
Hình ảnh quá phản cảm ở sân Lạch Tray. Ảnh: VPF
Vấn đề của bóng đá Việt Nam là thiếu những người có tư tưởng phải xây dựng một chuẩn mực đạo đức cho cầu thủ, hay tuyên bố nói không với cầu thủ đá xấu, đá láo, đá mất dạy, giống như cách bầu Đức dạy dỗ các cầu thủ HAGL. Bầu Đức tuyên bố cầu thủ nào đá xấu, đá láo, mất dạy sẽ bị cho nghỉ ngay. Phát ngôn cùng với hành động của bầu Đức khiến cho nhiều cầu thủ phố Núi khiếp vía, không dám đá bậy.
Án phạt cho Tăng Tiến hồi năm ngoái là ví dụ. Bầu Đức không cần Ban kỷ luật ra án khi tự có án phạt nội bộ đến 9 trận. CLB HAGL cũng không tái ký với Tăng Tiến ở mùa bóng năm nay.
Hồi đó, bầu Đức nói: "Tôi xem đi xem lại tình huống đó trên ti vi, rõ ràng là pha vào bóng thô bạo không thể chấp nhận được. Từ khi có đội bóng và mở học viện HAGL, tôi luôn dạy các cầu thủ đầu tiên là phải có đạo đức, sau đó mới chơi bóng. Bất cứ cầu thủ nào đá láo, đá mất dạy như vậy, tôi cho nghỉ hết".
"Đá láo, mất dạy, cho nghỉ hết". Nếu ai cũng dám làm như bầu Đức thì không có chuyện cầu thủ trẻ Hà Nội đám đối thủ, hay trận cầu bạo lực giữa Hải Phòng và Đà Nẵng diễn ra trong mấy ngày qua!
Theo saostar
Em trai Bùi Tiến Dũng nhận thẻ đỏ trực tiếp, trọng tài suýt thành trò cười vì đuổi nhầm cầu thủ Hải Phòng Trận đấu giữa Hải Phòng và Đà Nẵng đã diễn ra cực kỳ căng thẳng trong hiệp 2 với những tình huống phạm lỗi, chơi xấu. Hai thẻ đỏ chỉ là hệ quả tất yếu của những diễn biến trên sân trong trận đấu thuộc vòng 5 V.League 2019 diễn ra trên SVĐ Lạch Tray chiều 14/4. Đầu hiệp 2, hậu vệ Hữu...