Bóng đá Việt Nam không còn xây nhà từ nóc
20 năm sau câu nói “ Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc” của HLV Alfred Riedl, mọi thứ đã và đang có những thay đổi tích cực. Trên nền tảng “móng” là bóng đá trẻ, Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công trong giai đoạn vừa qua.
Thành công với bóng đá trẻ
Quay trở lại thời điểm năm 1998, khi HLV Alfred Riedl chân ướt chân ráo đến Việt Nam. Với một cựu danh thủ đã chơi bóng 18 năm chuyên nghiệp và 8 năm làm HLV ở châu Âu, ông Riedl sớm nhận ra vấn đề của bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ. Khi ấy, Việt Nam quá chú tâm vào việc làm thế nào để thắng Thái Lan mà quên đi gốc rễ là coi trọng sự phát triển trong khâu đào tạo bóng đá trẻ. Thậm chí, với ngay các tuyển thủ, ông Riedl vẫn phải sửa những kỹ thuật chơi bóng cơ bản.
Câu nói của ông Riedl có thể gay gắt, nhưng nó thực sự làm thức tỉnh suy nghĩ của những người làm bóng đá Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Viễn – Nguyên Tổng thư ký VFF chia sẻ với báo giới: “Chúng tôi không vì thế mà tự ái. VFF cần điều chỉnh lại. Chúng tôi tập trung đầu tư hơn cho đào tạo trẻ, quan tâm hơn đến các CLB”.
Sự phát triển xoay quanh công tác đào tạo trẻ bắt đầu được chú trọng. Năm 2007, Học viện bóng đá HAGL – Arsenal JMG được thành lập. 6 năm sau, lứa cầu thủ khóa 1 của Học viện này với những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn… đã làm nức lòng người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Các Học viện, Trung tâm đào tạo bóng đá như PVF, Viettel, Hà Nội trong khoảng thời này được đầu tư và phát triển bài bản, bên cạnh những “lò đào tạo” truyền thống ở những CLB nổi danh.
Song song với đó, chiến lược trẻ hóa lực lượng cho các ĐTQG Việt Nam cũng được VFF thông qua và quan tâm sát sao. Cũng nhờ thế mà Việt Nam liên tục có được thành công trong 3 năm trở lại đây. Điển hình là tấm vé dự U20 World Cup 2017, ngôi á quân U23 châu Á 2018, Top 4 ASIAD 2018, vô địch AFF Suzuki Cup 2018, Top 8 Asian Cup 2019 và Huy chương vàng SEA Games 2019.
U23 Việt Nam với tấm HCV SEA Games 2019 Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Video đang HOT
Giai đoạn mới, chiến lược mới
Xây dựng nền bóng đá dựa trên những người trẻ luôn là gốc rễ phát triển của mọi nền bóng đá qua mọi thời kỳ khác nhau. Với bóng đá Việt Nam, sau giai đoạn thành công cùng hai lứa cầu thủ 1995-1997 và 1997-1999, các CLB, Học viện, ĐTQG dưới sự quản lý, hỗ trợ của VFF cần phải tiếp tục sản sinh những lứa cầu thủ kế cận có chất lượng từ tương đương đến giỏi hơn. Bởi chỉ như thế, Việt Nam mới có thể duy trì được thành công cũng như hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mà đỉnh cao trong số đó là tham vọng dự VCK World Cup 2026 với lứa cầu thủ 2001-2004.
Cách đây không lâu, trao đổi với Bóng đá, HLV Philippe Troussier đã chỉ ra rằng bóng đá Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc tạo điều kiện thi đấu cho lứa cầu thủ cận chuyên nghiệp (từ U17 đến U21). “Phù thủy trắng” đưa ra một con số cụ thể. Đó là 40 trận đấu cho lứa cầu thủ trẻ này trong một năm.
Nhìn từ tấm gương của hai lứa cầu thủ nói trên, với hàng loạt gương mặt từ Công Phượng, Quang Hải, Văn Hậu… luôn chơi từ 50-60 trận/năm ở thời điểm cận chuyên nghiệp thì chúng ta càng thấy tầm quan trọng của việc tạo sân chơi cho các cầu thủ “măng non”. Tiếc là ở thời điểm hiện tại, ngoài các giải trẻ quốc gia hay thêm chút nào đó là giải trẻ quốc tế từ cấp CLB đến đội tuyển trẻ Việt Nam, nhiều tài năng vẫn chưa được tạo điều kiện ở các CLB, đặc biệt là V.League.
Hy vọng thời gian tới, VFF có thể phối hợp với các CLB để xây dựng thêm sân chơi cho các cầu thủ trẻ, chẳng hạn như giải dự bị, giống như tại châu Âu để giúp các tài năng được cọ xát nhiều hơn nữa.
Thủ môn Đức Cường trở lại ở trận gặp Viettel
Sau thời gian dài điều trị chấn thương đầu gối gặp phải trong trận đấu với HAGL ở vòng 9 V.League 2020, thủ môn kỳ cựu Trần Đức Cường của B.BD đã bình phục hoàn toàn, sẵn sàng trở lại ở tứ kết Cúp QG 2020 gặp Viettel. Đây rõ ràng là tin vui với đội bóng đất Thủ bởi dù đã qua thời đỉnh cao phong độ, nhưng Đức Cường vẫn được xem là chỗ dựa cho các đồng đội trẻ. Hôm qua, B.BD đã có mặt tại Hà Nội, chuẩn bị cho trận đấu với Viettel.
Alfred Riedl: Ký ức đẩy Van Gaal lên dự bị, ghi bàn nhiều hơn cả Platini
Trong 9 HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, cố HLV Alfred Riedl sở hữu hồ sơ khi còn thi đấu đỉnh cao hoành tráng hơn cả.
Và tuyệt vời hơn, ông Riedl lại chọn Việt Nam vào năm 1998 - thời điểm mà bóng đá nước ta vẫn chưa có nhiều thành tích ấn tượng.
Một Riedl từng là "sát thủ" ở châu Âu
Không phải ngẫu nhiên mà theo lời kể của nhà báo Nguyễn Minh Tuấn của Tạp chí Bóng đá - người từng là học trò cưng của cố HLV Alfred Riedl, chiến lược gia người Áo hiện lên trong mắt các cầu thủ Việt Nam với một bóng dáng đầy đẳng cấp.
"Tôi vẫn nhớ trong buổi tập đầu tiên mà mình được dự với tư cách là học trò của Riedl, ông nói với chúng tôi: Tôi sẽ đá 3 quả vào cầu môn. Nếu tôi không đá được 2 quả trúng xà thì đội sẽ được nghỉ tập. Ông Riedl sút 2 quả trúng xà ở ngay 2 lượt đầu tiên. Chúng tôi chỉ còn biết thốt lên: Chân ông quá hay, quá khéo, quá tuyệt vời!", nhà báo Minh Tuấn hồi tưởng.
Quả thực, xét về sự nghiệp quần đùi áo số, Alfred Riedl là người nổi bật nhất trong 9 HLV ngoại đã và đang dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. 18 năm chơi bóng đỉnh cao tại Áo, Bỉ,.. ông Riedl đã 2 lần vô địch quốc gia Áo (1969, 1970). Xét về cá nhân, ông 3 lần giành Vua phá lưới giải VĐQG Áo và Bỉ (1972, 1973 và 1975). Thậm chí vào năm 1975, chiến lược gia người Áo còn giành danh hiệu Chiếc Giày Đồng châu Âu.
Ông Riedl từng là một tiền đạo giỏi ở châu Âu
Trong cuốn tự truyện của mình, HLV lão luyện Louis van Gaal từng thừa nhận mình không thể cạnh tranh được vị trí chính thức với Alfred Riedl: "Chuyển sang Antwerp thi đấu là một trải nghiệm buồn vui lẫn lộn đối với tôi", Van Gaal viết trong tự truyện. "Lúc đấy, Antwerp đã ký hợp đồng với 4 cầu thủ nước ngoài, trong đó có tôi.
Nhưng chỉ có 3 người có thể ra sân cùng lúc. Khi ấy, HLV Guy Thys đã nói rằng: Tôi phải lựa chọn giữa bốn ngoại binh Flemming Lund, Karl Kodat, Alfred Riedl và Van Gaal. Tôi thường chọn 3 người đầu tiên. Và Van Gaal là người dự bị".
Một câu chuyện khác. Theo thống kê của Wiki, Alfred Riedl ghi tổng cộng 210 bàn sau 417 trận chơi cho 8 CLB. Nhưng thống kê của CLB Austria Wien xác nhận trong thời gian ông chơi cho CLB này và giành 2 chức vô địch Áo, tổng số bàn thắng của Riedl lên tới 102 bàn, thay vì 58 bàn. Như vậy, Riedl đã ghi tới 254 bàn trong sự nghiệp - tức là nhiều hơn cả huyền thoại người Pháp: Michel Platini (224 bàn).
Một nhà báo của Việt Nam đã đưa thông tin đó cho ông Riedl trong một cuộc gặp mặt hơn chục năm về trước. Ông Riedl sửng sốt rồi kiểm tra lại nguồn rồi ghi lại. Bẵng một lúc, ông nói: "Platini là cầu thủ vĩ đại lắm, tôi không thể so sánh".
Cái gật đầu đến Việt Nam
Nguyên Tổng Thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn - người là cầu nối đưa HLV Riedl đến Việt Nam vào năm 1998 chia sẻ với báo giới Việt Nam về kỷ niệm đáng nhớ cách đây 22 năm.
Ông nói: "Sau SEA Games 1997 ở Indonesia với chiếc huy chương đồng, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam lúc ấy là Colin Murphy (người Anh) xin trở về nước. Đến tháng 2, tháng 3 năm sau, ông Murphy vẫn không trở lại Việt Nam. Sau đó chiến lược gia này mới báo với VFF là bận lý do gia đình nên không trở lại được.
Lúc ấy chúng ta rất cần một HLV ngoại khác dẫn đội. VFF tìm đến rất nhiều hồ sơ, lý lịch của các ứng viên. Rồi sau đó, tôi ấn tượng nhất với Alfred Riedl, người có bản lý lịch của một HLV từng là cầu thủ rất giỏi, đá ở Áo, Bỉ, giành Chiếc Giầy Đồng châu Âu và đã có kinh nghiệm huấn luyện".
HLV Riedl đến Việt Nam vào năm 1998
Ông Viễn cho biết VFF lúc ấy rất thích Riedl và cố gắng thuyết phục chiến lược gia người Áo đồng ý đến Việt Nam. Vốn là người thích phiêu lưu, tìm kiếm sự trải nghiệm, ông Riedl sau sự tư vấn của nhà môi giới đã nói chuyện với ông Phạm Ngọc Viễn. Ông Riedl còn nói rằng: "Tôi chưa biết ông (ông Phạm Ngọc Viễn - PV), nhưng muốn xin ông lời khuyên về bóng đá Việt Nam".
Ông Phạm Ngọc Viễn khẳng định bóng đá là môn thể thao số 1 tại Việt Nam. Từ lãnh đạo tới người dân đều rất yêu bóng đá nhưng trình độ của đội chưa cao. Ông Viễn cũng cam kết VFF sẽ hỗ trợ mọi thứ cho HLV Riedl. Điều ấy trở thành chất xúc tác để ông Riedl gật đầu tới Việt Nam. Để rồi trong lịch sử bóng đá nước nhà, ông Riedl trở thành một tượng đài, một biểu tượng của những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Alfred Riedl - người đàn ông dám nhận mọi thử thách Trong suốt 70 năm sống trên cuộc đời, HLV Alfred Riedl gặp không ít khó khăn và thử thách nhưng ông không bao giờ chùn bước. Thời còn trẻ, ông Riedl được đánh giá là một tiền đạo đầy sức mạnh với chiều cao 1,86 m. Ông từng là vua phá lưới ở các giải vô địch quốc gia Áo và Bỉ. Tuy...