Bóng đá Việt Nam hoàn toàn có thể tự nuôi mình
Bản quyền truyền hình (BQTH) mới của Thai League kể từ mùa giải 2020-2021 có giá bình quân 975 tỷ đồng/năm.
Nếu V.League có được mức thu này, chia đều mỗi CLB sẽ có thể nhận trên 69 tỷ đồng; với quy định kinh phí hoạt động tối thiểu 40 tỷ đồng/năm, không cần làm gì đội bóng cũng có lãi. Trong khi đó, thực tế với vỏn vẹn 2 tỷ đồng BQTH/mùa mà hiện Next Media trả cho VPF, “miếng bánh” cho mỗi CLB V.League chưa tới…143 triệu đồng, chỉ bằng 1/280 kinh phí hoạt động 1 năm.
Bản quyền truyền hình V-League chưa đem lại nhiều giá trị cho VPF
Chẳng trách vì sao bóng đá Việt Nam không làm ra tiền, khi có máy in tiền trong tay lại không biết làm ra tiền, “bầu sữa” giá trị nhất, có sẵn nhất lại không bán được hoặc không biết cách bán.
Thu nhập BQTH còn giúp tăng tính cạnh tranh, khiến cho giải đấu trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Vì sao Ngoại hạng Anh luôn la giải đâu hâp dân nhât thê giơi, bởi tinh canh tranh dư dôi cua nó. Tiên bac tao ra đông cơ manh liêt va Premier League biết cach phân bổ đông tiên sao cho công bằng, hiêu qua nhất. Từ mùa giải 2019-2020 vừa qua, phân BQTH ở nước Anh vân được chia đều nhưng với thị trường nươc ngoai được chia theo thanh tich cuối mùa. Trung bình cứ tăng 1 bâc trên bang xêp hang thi CLB se thu vê thêm khoang 5 triêu bang, 4 bâc thi thêm 20 triêu bang – đu đê mua môt ngôi sao. Chính vì vậy mà các đội đều chơi tận lực đến vòng cuối cùng. Không như V.League, một CLB sau khi đã đủ điểm trụ hạng, không có cơ hội tranh danh hiệu thì không còn động lực thi đấu, khiến giải đấu, người xem không còn hào hứng.
V.League hoàn toàn có thể tự nuôi sống mình nhưng ngày nào BQTH còn chưa đặt đúng vị trí và ý nghĩa sẽ còn là viễn vông.
TTCN V.League: Vùng đất không vua
Môi giới thực sự là một nghề quyền lực trong làng bóng đá. Thậm chí, có những nhà môi giới còn quan trọng hơn nhiều HLV, chủ tịch bởi họ đứng sau những vụ hợp đồng chuyển nhượng đình đám nhất. Có những nhà môi giới bước ra sân khấu lớn, nhưng cũng có những người đứng phía sau cánh gà điều khiển cuộc chơi.
Không thể phủ nhận vai trò của những người đưa đường trong sân chơi của danh tiếng, quyền lực và tiền bạc. Thế giới bóng đá với sự chuyên nghiệp đã mặc định vai trò không thể thiếu của những người đại diện. Bóng đá Việt Nam 20 năm làm chuyên thì từng đó thời gian các đội bóng làm quen, thích ứng và hợp tác với những người đại diện cầu thủ. Nhưng trong một thời gian dài, nền bóng đá chỉ quen với các nhà môi giới người nước ngoài, còn với bóng đá quốc nội thì thực sự là một mảnh đất hoang chưa có người khai thác.
Bây giờ thì người ta không quá xa lạ với các nhà môi giới hay được gọi với cái tên khác là cò cầu thủ nữa. Nói thì rộng, nhưng hiểu nôm na chính là những người kết nối giữa cầu thủ với đội bóng hay các nhãn hàng muốn quảng cáo. Các cầu thủ cũng dần quen với việc có cho mình một ê kíp lo liệu công việc hậu trường để toàn tâm lo chuyện chuyên môn.
Bóng đá càng phát triển thì người trong cuộc càng phải thích ứng với luật chơi mới. Thế nhưng, trong sự vận hành của những luật chơi tưởng chừng rất chuyên nghiệp ấy vẫn có những điểm mờ lý tính mà không phải ai cũng hiểu một cách ngọn ngành. Nói đâu xa, vẫn có những cuộc cạnh tranh, lừa bóng giữa một số nhà môi giới nhằm độc quyền đại diện cho ngôi sao nào đó. Trong cuộc chiến giành giật khách hàng ấy, có cơ man những điều để nói. Từ câu chuyện hậu trường đến chứng minh khả năng, tầm ảnh hưởng đối với cầu thủ, giới truyền thông và các đội bóng.
Người ta bảo, bóng đá là môn thể thao vua. Thế nhưng, trong góc nhỏ chuyển nhượng, không có những ông vua nào được xác lập. Những luật chơi chỉ mang tính tương đối. Những mối quan hệ, ràng buộc chỉ có ý nghĩa thời điểm, thậm chí không có cam kết rõ ràng. Thế nên, nhiều chuyên gia cho rằng, để môi giới thực sự là một nghề chuyên nghiệp ở bóng đá Việt Nam thì sẽ cần mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả sự trả giá nữa. Tất nhiên, nhận thức là một quá trình. Để có được một thị trường chuyển nhượng minh bạch, sòng phẳng và hội nhập thì đòi hỏi phải có những luật chơi chuyên nghiệp với những người tham gia thực sự hiểu biết.
Nếu V-League bị hủy... Ai vô địch V-League, ai lên hạng, ai đại diện bóng đá Việt Nam chơi các giải cúp CLB châu Á mùa sau... nếu mùa giải 2020 bị hủy do dịch bệnh COVID-19? VPF đã gửi những kế hoạch cho mùa bóng trở lại sau hơn một tháng tạm dừng lần thứ hai do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng rồi lại phải...