Bóng đá Việt gồng mình giữa mùa dịch Covid-19
Thông tin đội bóng đá nữ Sơn La đứng trước nguy cơ giải tán do không có kinh phí hoạt động đúng giữa mùa dịch Covid-19 cùng với việc một loạt CLB V-League đã và đang có động thái giảm lương cầu thủ khiến không ít người phải suy nghĩ.
Trước tiên cần phải khẳng định, bóng đá cũng giống như tất cả những ngành nghề khác trong xã hội, nó đều chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19, căn bệnh đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng nặng nề ra rất nhiều nước trên thế giới.
Vì thế, việc phải tạm dừng mọi hoạt động để lo chống dịch là điều bắt buộc và khi giải đấu tạm hoãn, các cầu thủ không duy trì tập luyện thì kéo theo những khoản thu nhập thường xuyên như lương thưởng bị cắt giảm là không tránh khỏi.
Nhưng câu chuyện khó khăn với bóng đá nữ Việt Nam nói chung, CLB nữ Sơn La nói riêng lại không còn là mới mà suốt nhiều năm, họ phải duy trì hoạt động trong thế phải cầm cự về kinh phí.
Sơn La vốn là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên việc đầu tư cho thể thao và bóng đá có nhiều hạn chế, để duy trì đội bóng phải trông chờ nhiều vào tiền từ các nhà tài trợ. Nhưng nay do dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh gặp quá nhiều khó khăn nên nhà tài trợ rút lui.
Thành tích thi đấu của nữ Sơn La trong những năm qua không tốt, chưa bao giờ lọt vào Top 3 của giải VĐQG nên lãnh đạo địa phương càng có lý khi muốn giải tán đội vì nuôi bóng đá vô cùng tốn kém.
VFF hỗ trợ đội nữ Sơn La nhiều hơn các đội khác khi tham gia những giải đấu do VFF tổ chức, hay phía Thái Sơn Bắc đứng ra “cưu mang” thầy trò HLV Lường Văn Chuyên thời điểm này sẽ chỉ là giải pháp giải quyết khủng hoảng trước mắt, nhưng về lâu về dài việc duy trì sự tồn tại của một đội bóng đá nữ ở Việt Nam là không hề đơn giản, cả về nhân sự lẫn tài chính.
Khó khăn với bóng đá nữ Việt Nam là câu chuyện muôn năm cũ, còn với bóng đá nam, khi dịch Covid-19 kéo dài thì lãnh đạo các CLB V-League hay hạng Nhất quốc gia cũng đều lo ngay ngáy.
Hà Nội FC là đội bóng hiếm hoi của bóng đá Việt Nam lúc này vẫn giữ nguyên mọi chế độ từ tuyến trẻ cho tới đội 1. Ảnh: Hoàng Linh
Lo về chuyên môn, lên kế hoạch tập luyện và sẵn sàng khi giải đấu trở lại để tránh bị hẫng về chuyên môn là một chuyện, bài toán kinh tế, lương cho cầu thủ, nhân viên hậu cần lại là chuyện khác.
CLB TP.HCM, Nam Định, Thanh Hóa đều đã giảm lương cầu thủ và thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kín đáo hơn thì Hải Phòng cũng đã đi “nước cờ” chẳng đặng đừng này khi mà V-League không thể diễn ra trong mùa dịch Covid-19.
Trong số 14 CLB V-League hiện nay, trường hợp đảm bảo lương thưởng, duy trì hoạt động của tuyến trẻ như của Hà Nội FC là hiếm hoi, dù chưa biết rằng điều gì có thể xảy ra trong tương lai gần.
Những gì bóng đá Việt Nam đang gặp phải là khó khăn chung và đội bóng nào cũng muốn các cầu thủ chia sẻ với đội bóng. Tất cả đều đã và đang phải gồng mình, vừa lo chống dịch, vừa tính chuyện tồn tại bởi gây dựng và duy trì hoạt động bất cứ một CLB thể thao nào cũng đều khó khăn, vất vả cả.
Ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL, Chủ tịch VFF, hôm qua đã có “tâm thư”, động viên, kêu gọi các CLB cùng thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm niềm tin, khát vọng, chia sẻ, suy nghĩ, hành động thiết thực để cùng nắm tay nhau vượt qua thử thách trước mắt, hướng đến kết quả, giá trị tốt đẹp trong thời gian sắp tới.
Hy vọng với thêm lời kêu gọi này, bóng đá Việt Nam sẽ đứng vững được và vượt qua khó khăn của mùa dịch Covid-19.
Lâm Chi
Quy hoạch giải đấu dễ biến V-League thành đá chơi cho vui
VPF tổ chức giải đấu ban hành điều lệ lên xuống hạng từ khi bóng chưa lăn trong khi VFF với động tác quy hoạch các giải dễ khiến các CLB V-League và hạng Nhất thành thi đấu thiếu động lực.
Hồi cuối tháng 3, Công ty VPF lấy phiếu thăm dò lẫn tổ chức họp trực tuyến xin ý kiến các CLB về việc V-League trở lại nhưng đã thất bại vì dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu lắng xuống và nhiều đội không tán thành phương án chơi cách ly tập trung không có khán giả. Tuy nhiên, trong cuộc họp đã nảy sinh một số ý kiến khi giải tiếp diễn có thể chỉ đá một lượt thay vì hai lượt như cũ hoặc V-League không có đội xuống hạng giúp các đội tiết kiệm chi phí thuê ngoại binh...
Cái lợi cho giảm thiểu về kinh phí có thể sẽ nảy sinh cái hại lớn hơn là những giải đấu không xuống hạng sẽ triệt tiêu động lực của các đội và các cầu thủ.
Cần biết VPF mới chỉ tạo ra hai cuộc thảo luận góp ý kiến cho các đội V-League bởi lo ngại thiệt hại nhiều thứ, chủ yếu là nguồn thu từ tài trợ, quảng cáo và phí dự giải hao hụt đi. Riêng với các đội hạng Nhất hay giải Cúp Quốc gia thuộc quyền tổ chức của mình, chưa thấy VPF đả động. Dù không thể quyết điều gì, VPF vẫn chuyển những quan điểm đã tham khảo từ các đội V-League lên xin ý kiến VFF.
V-League nếu không xuống hạng thì nhiều đội, nhiều cầu thủ sẽ đá chơi bởi không có động lực. Ảnh: TRÂM ANH
Nửa tháng sau, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải có quyết định quy hoạch các giải đấu, bắt đầu từ mùa sau nhưng ai cũng hiểu sẽ áp dụng ngay từ mùa bóng này. VFF cho biết dựa trên cơ sở đồng thuận cao từ các CLB và sự thông qua của ban chấp hành nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển phong trào, VFF điều chỉnh số lượng đội tham dự giải V-League, hạng Nhất và hạng Nhì, mỗi giải có 14 đội.
Theo đó, VFF thông báo mùa giải 2020, đội xếp thứ 12 tại giải hạng Nhất sẽ xuống thi đấu tại giải hạng Nhì vào năm 2021; giải bóng đá hạng Nhì có ba đội lên thi đấu tại giải bóng đá hạng Nhất vào năm 2021. VFF nói thêm về việc tăng số đội giải hạng Nhất và điều chỉnh số lượng đội bóng ở giải hạng Nhì sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, tăng chất lượng các giải đấu, đúng với lộ trình trong việc quy hoạch.
Hiện tại, V-League có 14 đội, hạng Nhất 12 đội và hạng Nhì 13 đội. VFF đang gặp khó ở chỗ quyết định từ mùa sau mỗi giải đấu cùng có 14 đội và nếu vẫn giữ nguyên 1,5 suất lên V-League mà giải chỉ diễn ra có một lượt, liệu có ổn? Việc không có đội V-League rớt hạng có thể làm vui lòng một số ít CLB yếu từng đề xuất với VPF nhưng ngược lại, nó đánh mất đi động lực của các đội cả ở V-League lẫn hạng Nhất. Hai giải quan trọng trong việc tạo mặt bằng đội tuyển và đội trẻ quốc gia.
VFF chưa có chỉ đạo cho VPF khi các giải vô địch quốc gia thi đấu trở lại sẽ chơi theo phương thức nào, V-League có rớt hạng, giải hạng Nhất có lên hạng hay không. Việc này VFF cần phải ngồi lại với CLB thương thảo thật kỹ lưỡng để tránh đi những tranh cãi không đáng có và nhất là tránh lợi bất cập hại.
Số lượng và chất lượng của giải đấu
VFF muốn tăng số lượng các đội đá giải hạng Nhất và hạng Nhì trên lý thuyết sẽ giúp cho bóng đá Việt Nam tránh đi kiểu xây dựng tháp ngược với cách tạo chân đế vững chắc từ hạng dưới, làm nền tảng cho sự kế thừa ở V-League. Nó cũng tạo cho sự phát triển phong trào ở các địa phương cùng nguồn nhân lực tiềm năng có thể sàng lọc nhân tài lên đội tuyển quốc gia.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế bóng đá Việt Nam những năm qua, dễ thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các giải đấu, từ kinh phí ổn định duy trì đội bóng, mô hình tổ chức cho đến chất lượng về chuyên môn. Bên cạnh niềm hy vọng tính cạnh tranh của giải đấu tăng lên nhờ có nhiều đội, mặt trái của nó còn là những nguy cơ khó lường khi có một số CLB không muốn lên hạng vì chất lượng chưa cao và không đủ tiền. Đã từng có vài đội bóng có suất thăng hạng nhưng do chưa sẵn sàng về nhiều mặt đã chấp nhận chịu phạt khiến cho các giải đấu giảm đi ý nghĩa và tôn chỉ mục đích. Hoặc nếu họ chỉ tham dự miễn cưỡng vì chưa hội tụ đầy đủ điều kiện trong sự xuê xoa của các nhà làm giải, người trong cuộc sẽ không cảm thấy hạnh phúc.
GIA HUY
Thứ trưởng Lê Khánh Hải bác tin VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải bác tin VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF sau những lùm xùm quanh vụ họp tái khởi động V-League vừa qua. Về thông tin lãnh đạo VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF, ông Lê Khánh Hải, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch VFF khẳng định:...