Bóng đá Việt cần gì ở bầu Đức?
Bóng đá Việt Nam cần hơn ở bầu Đức những đóng góp mang tính xây dựng, thay vì phản ứng tiêu cực, chỉ trích cá nhân. Trong bối cảnh đang chịu tác động nặng nề vì COVID-19, bóng đá Việt Nam cần sự đoàn kết chứ không phải chia rẽ.
Bầu Đức (giữa) ảnh: VNE
Quyết định cấm HAGL của bầu Đức tham dự cuộc họp trực tuyến với 13 CLB do VPF chủ trì nhằm tìm lối thoát cho V-League mới đây đã tạo nên những ý kiến tranh luận trái chiều. Lý do bầu Đức đưa ra là cả xã hội đang lo chống dịch, bàn chuyện bóng đá thời điểm này là không thích hợp. Câu chuyện này thực sự là gì?
Hôm 25/3, VPF đã thông báo tới các CLB về việc V-League các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hoãn lại tới ngày 15/4 do dịch cúm COVID-19. Kèm với đó, VPF cũng gửi kế hoạch dự kiến tổ chức lượt đi V-League 2020 tập trung tại các sân cỏ miền Bắc không có khán giả với 2 phương án thời gian: 15/4-29/5 và 1/5-28/6.
Xin nhắc lại, đây là thời gian dự kiến và cùng với phiếu lấy ý kiến các CLB, VPF cũng lên lịch họp trực tuyến 14 CLB vào ngày 31/3 để trao đổi, bàn giải pháp.
Không hiểu vì lý do gì, thông báo của VPF bị một số nơi “diễn giải” thành việc: ép các CLB đá ở miền Bắc trong khi đang có dịch. Về quyết định tổ chức ở miền Bắc, VPF đã có giải thích rất cụ thể. Miền Bắc có 7 đội bóng, trong khi miền Trung có 4 và miền Nam chỉ có 3. Điều kiện sân bãi ở miền Bắc đáp ứng tốt hơn cho việc tổ chức giải, hạn chế khâu di chuyển máy bay.
Thông báo của VPF ngoài ưu điểm cũng chỉ rõ nhược điểm của phương án này để các CLB đánh giá như thi đấu không có khán giả khiến cầu thủ giảm hưng phấn, mật độ thi đấu dày ảnh hưởng tới chất lượng mặt sân. Rõ ràng trong bối cảnh V-League không thể diễn ra, khó có thể đòi hỏi phương án tối ưu.
Video đang HOT
Vì sao VPF họp để bàn giải pháp tổ chức V-League, thì đây là quan điểm của đại diện CLB Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thể thao T&T Nguyễn Quốc Hội: Cần họp bàn để có giải pháp chuẩn bị cho phương án khi hết dịch, V-League có thể sớm trở lại hoạt động bình thường. Đó cũng là tinh thần chung đối với tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội: chống dịch và chuẩn bị cho khả năng sớm trở lại khi hết dịch.
Khi còn đương chức Phó chủ tịch tài chính-tài trợ VFF, bầu Đức cũng nhiều lần xin không họp vì bận việc cá nhân. Ở đây chỉ nêu lại một số lần điển hình. Năm 2017, bầu Đức tuyên bố đòi đuổi Trưởng ban Trọng tài VFF Nguyễn Văn Mùi. “Không cần họp hành gì cả, cứ đuổi ông Mùi là bóng đá Việt Nam tốt lên!”. Kết quả cuộc họp BCH VFF sau đó, chỉ 3/19 thành viên ủng hộ bầu Đức, 16/19 phản đối cách chức ông Nguyễn Văn Mùi.
Năm 2018, bầu Đức gây sức ép dọa rút HAGL khỏi V-League để bầu Tú dừng tranh cử ghế Phó chủ tịch VFF. Người thắng cử sau đó là nguyên Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa. Trước đó nữa, bầu Đức gây sức ép buộc VFF sa thải HLV Toshiya Miura, đưa HLV Nguyễn Hữu Thắng lên nắm các ĐTQG.
Người thay ông Nguyễn Văn Mùi hiện nay là ông Dương Văn Hiền. V-League và công tác trọng tài có tốt hơn lên, thực tế một năm qua là câu trả lời rõ rệt nhất: 77% trọng tài V-League mắc sai sót (20/26). Nhiều lỗi rất nghiêm trọng, ảnh hưởng kết quả trận đấu. Nửa năm sau khi đắc cử ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF, ông Cấn Văn Nghĩa xin nghỉ với các thông tin liên quan bê bối ở đơn vị cũ.
Ai thay thế ông Nguyễn Văn Mùi hay chiếc ghế Phó chủ tịch VFF hiện ai gánh vác, đó có vẻ như không còn là trách nhiệm bầu Đức quan tâm vì mục đích của ông đã đạt được.
Một đội bóng hay cá nhân được ghi nhận khi có những đóng góp thực sự: phản biện mang tính xây dựng, đưa ra giải pháp và tạo sự đồng thuận để cùng phát triển. Không ai phủ nhận những đóng góp trước đây của bầu Đức cho bóng đá Việt Nam, nhưng điều này càng ít đi gần đây. Giới bóng đá có lý do để cho rằng, vì mối quan hệ không tốt đẹp với người đứng đầu VPF, bầu Tú, nên ông thường có những phản ứng tiêu cực.
Điều quan trọng hơn, ai đang lợi dụng những phát biểu của bầu Đức để gây chia rẽ bóng đá Việt Nam, phục vụ các mục đích riêng?
Năm 2018, bầu Đức gây sức ép dọa rút HAGL khỏi V-League để bầu Tú dừng tranh cử ghế Phó chủ tịch VFF. Người thắng cử sau đó là nguyên Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa. Trước đó nữa, bầu Đức gây sức ép buộc VFF sa thải HLV Toshiya Miura, đưa HLV Nguyễn Hữu Thắng lên nắm các ĐTQG.
NGUYÊN PHONG
U22 Việt Nam độc chiếm ngôi đầu bảng B: Có lo cú sốc bị loại sớm?
U23 Việt Nam độc chiếm ngôi đầu bảng B sau trận thắng U22 Indonesia. Tuy nhiên thầy trò HLV Park Hang Seo có thể "kê cao gối ngủ" trong 2 lượt trận cuối?
U22 Việt Nam vừa xuất sắc bảo toàn ngôi đầu bảng B môn bóng đá nam SEA Games 30 sau trận thắng kịch tính U22 Indonesia 2-1. Về lý thuyết, thầy trò HLV Park Hang Seo đang nắm nhiều lợi thế trong cuộc đua giành vé vào bán kết với 9 điểm, hơn U22 Thái Lan và U22 Indonesia 3 điểm.
Vững vàng ở ngôi đầu bảng, nhưng U22 Việt Nam vẫn có thể bị loại sớm
Chỉ cần giành tối thiểu 4 điểm trong 2 lượt trận cuối (gặp U22 Singapore, U22 Thái Lan), U22 Việt Nam chắc chắn lọt vào bán kết với ngôi nhất bảng. Ngay cả trường hợp thua 1 trận, còn U22 Thái Lan và U22 Indonesia toàn thắng để san bằng cách biệt điểm số với thầy trò HLV Park Hang Seo, cửa đi tiếp còn rất "sáng" bởi chúng ta vượt trội họ về hiệu số bàn thắng - bàn bại ( 12 so với 8, 3).
Tất nhiên nói vậy không có nghĩa U22 Việt Nam có thể kê cao gối ngủ, thậm chí từ ngôi đầu bảng, Quang Hải và đồng đội vẫn đối diện nguy cơ làm khán giả sau lượt trận cuối.
Theo thống kê, SEA Games 30 là lần thứ 4 trong lịch sử và là lần thứ 3 liên tiếp, bóng đá Việt Nam toàn thắng 3 trận đầu vòng bảng SEA Games, bên cạnh các năm 2005, 2015, 2017, 2019.
Điều thú vị hơn là kỳ đại hội năm 2005 cũng tổ chức tại Philippines. U23 Việt Nam (thời đó môn bóng đá nam chưa áp dụng luật U22 2) khép lại vòng bảng với ngôi số 1 (3 thắng, 1 bại) và lọt tới trận chung kết trước khi thua U23 Thái Lan 0-3.
Đến năm 2015, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Toshiya Miura dẫn đầu vòng bảng suốt 4 lượt trận đầu tiên. Tuy nhiên tới lượt trận cuối chạm trán U23 Thái Lan, chúng ta để thua 1-3 và nhìn đối thủ soán ngôi số 1. Giải đấu trên đất Sngapore chứng kiến U23 Việt Nam giành huy chương đồng.
Năm 2017, U22 Việt Nam dẫn đầu bảng cho tới lượt trận cuối cùng nhưng vẫn bị loại sau trận thua U22 Thái Lan 0-3
Trường hợp ngoại lệ duy nhất là SEA Games 2017. Thời điểm đó, U22 Việt Nam do HLV Nguyễn Hữu Thắng cũng độc chiếm ngôi đầu bảng suốt 4 lượt trận đầu và chỉ cần cầm hòa U22 Thái lan ở lượt trận cuối để đi tiếp. Tuy nhiên tâm lý căng cứng cùng hàng loạt sai lầm cá nhân khiến chúng ta nhận thảm bại 0-3, qua đó nhìn U22 Thái Lan, U22 Indonesia dắt tay nhau vào vòng 4 đội mạnh nhất.
Những thống kê từ quá khứ cho thấy, khả năng U22 Việt Nam bị loại sớm không phải không có. Vì vậy, thầy trò HLV Park Hang Seo cần phải duy trì sự tập trung cho 2 trận đấu còn lại nếu không muốn "ôm hận".
Theo Đỗ Anh (Khám Phá)
Ngày này năm xưa: Công Phượng đưa U23 Việt Nam đến giải đấu châu lục Đúng ngày này 5 năm về trước, Công Phượng đã ghi một hat-trick giúp U23 Việt Nam đánh bại Macau (Trung Quốc) 7-0 để lần đầu đoạt vé dự U23 châu Á. Ngày 31/3/2015, U23 Việt Nam bước vào trận đấu cuối cùng của vòng loại U23 châu Á 2016 gặp đối thủ U23 Macau (Trung Quốc). Trước trận đấu này, thầy trò...