Bóng đá trẻ khủng hoảng khi khoảng trống giữa các lứa cầu thủ là quá lớn
Dù lứa U22 và ĐTQG Việt Nam đang có những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ và thăng hoa nhưng ở cấp độ trẻ, chúng ta lại liên tiếp phải nhận nhiều thất bại đáng suy ngẫm.
Điều này cho thấy công tác đào tạo trẻ đang gặp vấn đề và khoảng trống giữa các lứa cầu thủ là quá lớn. Có thể nói, trong những năm qua, sau những thất bại ở mọi cấp độ ĐTQG, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và các CLB cũng đã để tâm hơn vào công tác đào tạo trẻ. Các lò đào tạo cũng liên tiếp được xây dựng, nổi bật và học viện bóng đá HAGL của bầu Đức.
Lứa cầu thủ đầu tiên của học viện HAGL với những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh hay Văn Toàn đã tạo nên cơn sốt thực sự khi trình diễn một lối đá ban bật mãn nhãn và hiệu quả. Hầu hết những cầu thủ trưởng thành từ khóa 1 của học viên HAGL nay đều là trụ cột của ĐTQG.
Nối tiếp thành công của lứa cầu thủ năm 2014 năm ấy, lứa cầu thủ kế cận dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn đã tạo nên cơn địa chấn thực sự lọt vào bán kết giải U19 châu Á 2016 và đi vào lịch sử của bóng đá nước nhà khi giành được tấm vé dự World Cup U20 năm 2017.
Bóng đá trẻ Việt Nam đang đi xuống một cách rõ rệt khi các lứa U của chúng ta thường xuyên bị loại từ khá sớm ở những giải đấu mình tham dự.
Video đang HOT
Thế hệ cầu thủ mà HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt năm đó hiện nay đang là trụ cột không thế thay thế ở các cấp độ ĐTQG như Quang Hải, Văn Hậu, Tấn Sinh hay thủ thành Bùi Tiến Dũng. Tuy nhiên, một nghịch lý đang diễn ra khi lứa U22 và ĐTQG đã và đang gặt hái được những thành công thì những lứa trẻ của chúng ta lại không được như vậy. Thành tích của của các đội bóng trẻ Việt Nam kể từ năm năm 2007 trở lại đây thường không được như mong muốn.
Tính đến thời điểm hiện tại ở 5 giải đấu gần nhất của cấp độ U15 và U18 ở khu vực, bóng đá Việt Nam chỉ một lần vượt qua vòng bảng. Chưa dừng lại ở đó, tại VCK U18 Đông Nam Á vừa qua, với tư cách là đội bóng chủ nhà nhưng U18 Việt Nam lại thi đấu mờ nhạt, thiếu thuyết phục để rồi phải dừng bước ở vòng bảng sau trận thua muối măt trước đối thủ trước đây các cấp độ ĐTQG Việt Nam chưa từng thua là Campuchia.
Nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra một điều bất thường bởi ở những lần triệu tập U22 chuẩn bị cho SEA Games 30 gần đây, HLV Park Hang-seo không gọi thêm bất kỳ một cầu thủ nào của các lò đào tạo trẻ. Hầu hết những gương mặt mới mà vị chiến lược gia này triệu tập là bộ khung đã từng tham dự VCK U20 World Cup năm 2017.
Điều này cho thấy, bóng đá Việt Nam thực sự thiếu đi những lứa cầu thủ trẻ chất lượng và tố chất để thành một cầu thủ lớn. Khoảng cách về trình độ của lứa trẻ bây giờ còn cách khá xa so với những Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Dũng cách đây 2 năm trước.
Nếu chúng ta không có biện pháp để khắc phục thì khoảng trống về trình độ giữa các cầu thủ trẻ và thế hệ vàng hiện tại Việt Nam ngày càng xa. Không nói đâu xa, mục tiêu vàng SEA Games 30 vẫn phải dựa trên những nhân tố cũ như Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Linh hay Tiến Sinh… nhưng nhìn xa hơn nữa, Bóng đá Việt Nam thực sự không có lứa cầu thủ nào chất lượng để tham dự cho SEA Games 31.
Bóng đá nước nhà sẽ thực sự rơi vào khủng hoảng trong tương lai gần nếu chúng ta không có biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trẻ. Bởi lẽ họ chính là thế hệ kế cận cho thế hệ vàng của bóng đá nước nhà ở thời điểm hiện tại.
Theo Người Đưa Tin
HLV Hoàng Anh Tuấn nếm trái đắng vì "ruồng bỏ" cầu thủ HAGL?
Thất bại ở giải đấu năm nay là lần thứ 3 liên tiếp U18 Việt Nam không vượt qua vòng bảng U18 Đông Nam Á. Một thành tích tệ đến khó tin khi Việt Nam luôn dẫn đầu khu vực trên BXH FIFA.
HLV Hoàng Anh Tuấn không tin dùng cầu thủ của HAGL.
Sau thất bại trước U18 Campuchia tối qua, HLV Hoàng Anh Tuấn nói rằng "Không còn gì để bào chữa cho trận thua này" và sau đó ông xin từ chức. Theo một số chuyên gia nhận định, lối chơi của U18 Việt Nam ở giải này rất thiếu thuyết phục, bài tấn công chủ yếu là tạt cánh, đánh đầu.
Khi tuyển chọn quân cho U18 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn ưu tiên những cầu thủ có thể hình, thể lực tốt như Nguyên Hoàng, Minh Nhật hay Tiến Sinh. Trong khi đó, những cầu thủ có kỹ thuật và khả năng bao quát nhưng nhỏ con như Phạm Xuân Tạo hay Thanh Khôi lại không được trọng dụng.
Theo đánh giá của HLV Graechen, người đã dẫn dắt U19 Việt Nam vô địch U19 Quốc tế ở Nha Trang hồi đầu năm nay: "Thanh Khôi là người có tố chất lãnh đạo, là nhạc trưởng trên sân kiểu như Xuân Trường hay Tuấn Anh trước đây vậy. Không chỉ là ông chủ khu trung tuyến, Khôi còn là điểm tựa tinh thần cho toàn đội mỗi khi đội nhà gặp khó khăn.
Trên sân, Thanh Khôi gần như thay tôi kích thích tinh thần chiến đấu của các đồng đội, là cầu nối truyền tải thông tin từ tôi đến các cầu thủ khác. Sinh năm 2001, Thanh Khôi có đủ kinh nghiệm để dìu dắt khóa 4 với nhiều cầu thủ còn trẻ, sinh năm 2003. Rất khó để làm nhạc trưởng ở đội bóng mà độ tuổi trung bình mới chỉ 16,5, nhưng Thanh Khôi đã làm rất tốt nhiệm vụ nhạc trưởng của mình".
Thực tế, Thanh Khôi đã được HLV Hoàng Anh Tuấn triệu tập nhưng lại không được đăng ký cho U18 Đông Nam Á. Việc không tin dùng tiền vệ thuộc biên chế HAGL đã khiến tuyến giữa của U18 Việt Nam thiếu tính kết nối và sáng tạo. Những tiền vệ được HLV Hoàng Anh Tuấn tin dùng như Nguyễn Xuân Bình hay Đào Quang Tú chỉ có điểm mạnh là tranh chấp và thu hồi bóng. Đó là lý do hàng công U18 Việt Nam thiếu ý tưởng tấn công và khan hiếm bàn thắng.
Thất bại xấu hổ của U18 Việt Nam tối qua cũng là cột mốc lịch sử với Campuchia. Trong quá khứ, Campuchia chưa từng thắng Việt Nam ở mọi cấp độ tại các giải đấu chính thức.
Theo Danviet
U18 Việt Nam - U18 Thái Lan: Đôi công quyết liệt, "người nhện" xuất thần Với áp lực phải thắng, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn nhập cuộc vô cùng quyết tâm và khiến U18 Thái Lan nhiều phen "thót tim". Với áp lực phải thắng, U18 Việt Nam đẩy cao tốc độ ngay sau tiếng còi khai cuộc và thi đấu có phần lấn lướt U18 Thái Lan - đội đã chắc chắn bị loại từ trước...