Bóng đá, thịnh và suy
Dường nư suất chơi tứ kết AFC Asian Cup hay vé vào bán kết ASIAD 18 và trước đó là ngôi á quân U23 châu Á 2018… là kịch trần của nền bóng đá cấp độ ĐTQG, thì phần lớn chúng ta vẫn tin tưởng vào điều kỳ diệu tiếp theo dưới vương triều Park Hang Seo và thế hệ tài năng đặc biệt của nền bóng đá.
Lứa cầu thủ của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường hay trẻ hơn chút là Văn Toàn, Văn Thanh, Quang Hải, Văn Hậu…, vừa đa lại vừa tinh.
Bóng đá Việt Nam chưa từng xuất khẩu ra nước ngoài nhiều cầu thủ như khoảng 5 năm đổ lại. Đã có non chục cầu thủ thân chinh đến Đông Bắc Á, Thái Lan và thậm chí là trời Âu (Văn Hậu) và đây là điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử.
Và, tuy phần lớn họ đều chưa thành công, nhưng nó cũng gợi mở ra nhiều điều với một nền bóng đá vẫn bị xem là khiêm tốn về tầm vóc.
Tất nhiên, các cầu thủ đã và đang chơi bóng ở nước ngoài như Văn Lâm, Văn Hậu, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…, đều là những tinh túy và thuộc nhóm hạt nhân trong xây dựng chiến thuật của HLV Park Hang Seo từ 3 năm qua. Một vài đồng nghiệp tiền nhiệm của ông Park cũng từng đặt niềm tin nơi họ, song không thành công, không phải bởi họ kém tài, mà vì chưa vào độ chín lại không gặp thời.
Ông Park chỉ cần sắp xếp các vị trí một cách hợp lý tương đối, với chiến thuật chuẩn bị – làm tâm lý chiến tốt, là thành công. Lý do là bởi tài năng và sự ăn ý với hơn 20 cầu thủ đã ăn tập cùng nhau từ tấm bé, chơi cạnh nhau hơn nửa thập niên qua (từ các cấp độ đội tuyển trẻ)… là điều không phải bàn cãi. Họ hiểu nhau như chân với tay, với kinh nghiệm thực chiến trăm trận đấu lớn nhỏ, dù tuổi đời còn rất trẻ.
Covid-19 đã khiến cuộc chinh phục bóng đá châu lục của HLV Park Hang Seo và các học trò bị dừng lại theo cách rất không mong đợi. Ảnh: Hoàng Linh
Người lớn nhất lứa cầu thủ này mới 25 tuổi, trẻ như Văn Hậu vừa sinh nhật tuổi 21. Và vì họ còn rất trẻ và thậm chí chưa vào độ chín nhất (theo khoa học thể thao và tuổi nghề cầu thủ, thường khoảng thời gian đỉnh cao nhất từ 27-31 tuổi, chính là lứa tuổi của các đàn ann tại ĐTQG hiện tại như Quế Ngọc Hải hay Hùng Dũng…), nên người hâm mộ vẫn kỳ vọng họ còn làm được điều gì đó nữa, chứ không dừng lại.
Suất chơi FIFA World Cup có thể còn xa vời với Việt Nam, nhưng phong độ ấn tượng và ổn định cùng với ngôi nhất bảng G (có UAE và Thái Lan) tại chiến dịch Vòng loại FIFA World Cup 2022 đến lúc này cũng là một chiến tích rất đáng kể với thầy trò ông Park.
Nhưng, Covid-19 ập tới và vẫn chưa buông tha nhân loại, chưa buông tha chúng ta. Mọi hoạt động bóng đá trên khắp hành tinh phải ngưng trệ. Người ta chưa thể đo hết những thiệt hại nặng nề, song có thể cảm nhận, bóng đá toàn cầu sẽ phải làm lại từ đầu khi bóng lăn trở lại. Một chừng mực nào đó, khi các giải bóng đá quốc nội trở lại, ĐTQG tập trung trở lại, ông Park sẽ bắt đầu công việc (trở lại), hệt như thời điểm cuối năm 2017.
3 năm tới với bản hợp đồng mới gia hạn của HLV Park Hang Seo, tưởng như là khoảng thời gian được hưởng thái lai cùng bóng đá Việt Nam, thì… Chao ôi cái quy luật thịnh/suy…, tệ hơn, nó không báo trước thời điểm và nguyên do lại không đến từ yếu tố chủ quan. Tại con virus Covid-19 bé nhỏ nhưng gây bao tai họa .
Tùy Phong
Vì sao cầu thủ Việt gặp khó khăn khi ra nước ngoài thi đấu?
Trong khi các cầu thủ Thái Lan ra thi đấu ở nước ngoài ngày một nhiều thì cả 2 cầu thủ Việt Nam là Văn Hậu (SC Heerenveen) vẫn Văn Lâm (CLB Muangthong United) đang khó khăn nơi "đất khách, quê người". Điều gì đang xảy ra?
Những người đi ném đá dò đường chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng chúng ta không được nản bước. Ảnh FBNV
Vài năm qua, sau thành công cấp độ đội tuyển, việc các cầu thủ bóng đá Việt Nam xuất ngoại thi đấu không còn là chuyện hiếm. Song nhìn chung Tuấn Anh, Xuân Trường và mới đây là Công Phượng, Văn Hậu, Văn Lâm đều không có được thành công như mong muốn, thậm chí Công Phượng còn phải sớm về nước.
Người Thái chuẩn bị
Nên nhớ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường chính là những cầu thủ ưu tú nhất của lò đào tạo nổi tiếng HAGL JMG, khả năng tiếng Anh khá tốt mà đều thất bại trong những lần sang Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan.
Bao giờ Quang Hải mới xuất ngoại thành công như Chanathip? Ảnh DT
Ngay như Công Phượng đã 3 lần xuất ngoại nhưng rốt cuộc cũng không thành công. Trong khi đó, ba mùa bóng ở Nhật, điển hình Chanathip đã tạo ra hiệu ứng tốt qua 70-80 trận ra sân, ghi 10 bàn thắng, chưa kể các đường kiến tạo. Việc Chanathip được bầu chọn vào danh sách đội hình tiêu biểu của J-League 2019 là sự quảng bá về chất lượng cầu thủ Thái tới bóng đá Nhật.
Điều khác biệt của bóng đá Thái Lan và Việt Nam đó là người Thái đã chọn Nhật Bản là cái đích để xuất khẩu cầu thủ, trong khi đào tạo cầu thủ đá cho CLB trong nước và ĐTQG. Cầu thủ nào xuất sắc, được CLB nước ngoài nào mời chào thì chúng ta mới tính đến chuyện xuất khẩu.
Không phải đơn giản từ năm 1976 đến 2020, Thái Lan có tổng cộng 25 lần xuất khẩu cầu thủ sang thi đấu ở Nhật Bản (22 cầu thủ). Là nền bóng đá mạnh bậc nhất Đông Nam Á, khoảng cách giữa cầu thủ Thái Lan và Nhật Bản không quá lớn, nên nếu có thêm sự chuẩn bị thì các cầu thủ Thái có đủ trình độ chơi bóng ở Nhật.
Do hoạt động theo mô hình và phong cách chuyên nghiệp, nên các CLB Thái Lan dễ dàng hơn từ khâu giới thiệu, đàm phán để đưa các cầu thủ sang Nhật Bản thi đấu. Ngoài việc chuẩn bị về chuyên môn thì các cầu thủ Thái chuẩn bị tiếng Anh và văn hóa Nhật bản để sớm hòa nhập tại CLB mới nhanh chóng. Trong khi Văn Hậu đang gặp khó khăn năm đầu thi đấu ở Hà Lan do trở ngại về ngôn ngữ.
Hướng sân cỏ Nhật bản
Các CLB bóng đá Việt Nam thường bắt đầu đào tạo cầu thủ lúc 11 tuổi trong khi Thái Lan họ làm điều đó từ lúc cầu thủ mới chỉ 7 tuổi, nên tư duy chiến thuật, kỹ thuật của các cầu thủ chúng ta chậm hơn họ 1 nhịp. Các cầu thủ Việt Nam khi thi đấu nước ngoài gặp khó khăn so với cầu thủ Thái, vốn tập luyện sớm hơn, lại định hướng nếu ra nước ngoài thì đấu sẽ ưu tiên sân cỏ Nhật Bản.
Nếu thi đấu mãi trong nước Văn Đức khó có cơ hội nâng trình độ. Ảnh VN9
Nếu như các chuyến xuất ngoại của chúng ta vẫn đang nằm ở dạng hợp đồng thương mại thì người Thái đã qua giai đoạn này và đang hướng đến hợp đồng chuyên môn thuần túy. Ở Nhật Bản, các HLV không thích những cầu thủ chỉ biết phô diễn kỹ thuật cá nhân. Đó chỉ là một yêu cầu, ngoài ra họ còn phải đáp ứng được yêu cầu về chiến thuật và quan trọng là phải siêng năng, nỗ lực khi ra sân lẫn tập luyện.
Các cầu thủ Việt Nam khi bước chân vào nghề phần lớn chỉ đặt mục tiêu chơi bóng ở trong nước, khoác áo đội tuyển, chứ không phải ra nước ngoài thi đấu. Khi có điều kiện lương, thưởng tốt thì ít có cầu thủ Việt còn khát khao được ra nước ngoài thi đấu. Đặc biệt khi gặp khó khăn, thấy nhiều đồng đội ra đi không thành công, không nhiều cầu thủ dám theo đuổi tận cùng đam mê ra nước ngoài thi đấu để nâng cao trình độ, thành tích.
Muốn nâng cao trình độ bóng đá Việt Nam, xuất khẩu cầu thủ vẫn là con đường không thể nào khác. Những người đi ném đá dò đường chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng chúng ta không được nản bước.
Catcosan Vinh
Sports442 chỉ ra 5 tài năng trẻ sẽ nắm tương lai của bóng đá Việt Nam Mới đây, tờ thể thao uy tín đã chỉ ra 5 tài năng trẻ dự báo sẽ là tương lai của bóng đá Việt Nam. Mới đây tờ Sports442 phiên bản tiếng Anh đã xuất bản bài viết với tựa đề "5 tài năng trẻ sẽ nắm vận mệnh bóng đá Việt Nam". Tờ báo này viết lời dẫn: "Sau thành công của...