Bóng đá qua lưới: Môn thể thao “Đệ Nhị” ở xứ Nghệ
Ngoài bóng đá được người Nghệ xem là môn thể thao Vua, thì hơn 10 năm nay ở Nghệ An xuất hiện môn bóng đá qua lưới được giới trẻ rất đam mê tập luyện và thi đấu. Môn thể thao này hiện nay trở thành trào lưu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ thành Vinh.
Môn thể thao “rất dị” ở xứ Nghệ
Đã hơn 10 năm nay, môn bóng đá qua lưới đã được giới trẻ xứ Nghệ rất yêu thích và đam mê. Đây là môn thể thao mô phỏng môn bóng chuyền, tuy nhiên để chơi được môn bóng đá qua lưới này, các cầu thủ cần phải có kỹ thuật xử lý bóng khéo léo, có sức khỏe dẻo dai. Điểm khác với môn bóng chuyền là để chơi được môn bóng đá qua lưới, các cầu thủ chỉ có thể sử dụng chân, ngực, đầu, vai, lưng trong thi đấu và nếu bóng chạm tay thì coi như thua điểm ngay trong rơ bóng đó.
Những pha xử lý bóng bằng đầu điêu luyện của Tuấn “Sara” trong trận chung kết diễn ra vào ngày 13/10 trên sân bóng lưới phường Trường Thi, TP. Vinh. Ảnh: Cảnh Thắng
Nói đến môn bóng đá qua lưới từ thủa mới sơ khai, giới hâm mộ xứ Nghệ không thể không nhắc đến những tên tuổi “khai sinh” ra môn chơi hấp dẫn này. Các lão tướng như Hoàng “Vượng”, Thành “Nhôm Kính”, Hiển “Dị”, Hòa “Con”, cha con nhà Tuấn “Khoái”, Tú “Khoái”… đã một thời “thêu hoa dệt gấm” trên sân bóng B5 (sân bóng chuyền ngày xưa ở phường Quang Trung, TP. Vinh) khiến khán giả trầm trồ, yêu thích.
Từ một nhóm chơi nhỏ lẻ ở TP Vinh, môn bóng đá qua lưới dần thịnh hành và thu hút thêm nhiều người tham gia tập luyện, thi đấu. Sau những lão tướng một thời nói trên, môn bóng đá qua lưới dần có thêm những “ngôi sao” kế cận như: Kiên “Tồ”, Hùng “Vị”, Tuấn “Sara”, Hà “Bò”, Dũng “Rèn”, Quyền “Mậu”, Nam “Diễn Châu”, Nam “Bờm”, Dũng “Seven”, Thắng “Cáo”, Hoàn “Lé”… Những “quái kiệt” này có thể dùng chân, đầu, ngực để chia ra thi đấu ngang ngửa với nhau, tạo ra những trận bóng mãn nhãn, hút người xem.
Cú “đổ đèo” huyền thoại của “quái thủ” Dũng “Rèn” – một trong những cầu thủ bóng đá qua lưới xuất sắc nhất hiện nay. Ảnh: Cảnh Thắng.
Các “ngôi sao” bóng đá qua lưới Nghệ An với kỹ thuật nhuần nhuyễn, lối chơi đẹp mắt đã đóng vai trò của một “người truyền giáo” đưa hình ảnh môn thể thao này phổ biến ra cả nước. Từ Nghệ An, người chơi bóng đá qua lưới đã di cư, rồi định cư ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửa Long và các tỉnh phía Bắc. Và từ đây, bóng đá qua lưới đã hiện diện và dần phổ biến tại các địa phương có người Nghệ sinh sống. Phong trào bóng đá qua lưới phát triển mạnh tại các địa phương, nhiều “ngôi sao” ngoại tỉnh đã quay trở lại Nghệ An – vùng đất khai sinh môn thể thao này để thách đấu với “ngôi sao” nội tỉnh, tạo lên những trận đấu kinh điển, thu hút hàng nghìn người xem.
Những trận cầu “kinh điển”…
Video đang HOT
Thời gian gần đây, người hâm mộ môn bóng đá qua lưới ở TP. Vinh không thể quên được những trấn cầu mãn nhãn giữa các cặp Tuấn “Sara”, Dũng ” Seven” gặp Kiên “Tồ”, Hùng Vị” hay Tuấn “Sara”, Dũng “Seven” gặp Hoàn “Lé”, Thắng “Cáo”, và đặc biệt là trận chung kết giải bóng đá qua lưới TP. Vinh mở rộng lần thứ 2 tổ chức ngày 13/10 vừa qua khi Dũng “Rèn”, Hà “Bò” gặp Tuấn “Sara”, Dũng “Seven”. Có thể nói đây là trận chung kết đáng được mong đợi, khi cầu thủ 2 bên đã phô diễn những kỹ thuật đánh bóng thường thừa bằng đầu, bằng ngực mà không phải ai cũng có thể chơi được.
Cú đỡ ngực chuyền 2 của “quái thủ” Dũng “Rèn”. Ảnh: Cảnh Thắng
Trận đấu căng thẳng, người hâm mộ vây kín sân trung tâm phường Trường Thi, TP. Vinh để xem các cầu thủ phô trương kỹ thuật. Bằng đẳng cấp, kỹ chiến thuật vượt trội, cặp đôi Tuấn “Sara”, Dũng “Seven” đã lên ngôi vô địch mùa giải 2019 và nhận mưa tiền thưởng từ người hâm mộ.
Hiện nay, môn bóng đá qua lưới là môn chơi thể thao thịnh hành màgiới trẻ TP. Vinh ưa chuộng. Để tập luyện và thi đấu, nhiều Câu lạc bộ bóng đá qua lưới đã lần lượt ra đời như: CLB bóng qua lưới Vinh Tân, CLB bóng qua lưới Trường Thi, CLB bóng qua lưới Lê Mao, CLB bóng qua lưới Hưng Hòa, CLB bóng qua lưới Cửa Nam, CLB bóng qua lưới Nghĩa Đàn… Trong đó nổi tiếng hơn cả là CLB bóng đá qua lưới Vinh Tân khi ông bầu trẻ tuổi Hà “Gia” đã quy tụ nhiều hảo thủ như Hùng “Vị”, Tuấn “Sara”, Hà “Bò”, Dũng “Rèn”, Quyền “Mậu”, Nam “Diễn Châu”, Nam “Bờm”, Dũng “Seven”, Thắng “Cáo”, Hoàn “Lé” về CLB mình tập luyện và thi đấu.
Pha nhảy lên đánh đầu sượt khiến mọi đối thủ chùn chân của “danh thủ” Dũng “Rèn”. Ảnh: Cảnh Thắng
“Tôi cũng là một người đam mê môn bóng đá qua lưới, sau khi chơi môn thể thao này tôi rất thích và đam mê nó. Để có một sân chơi lành mạnh, quy rũ cho các cầu thủ, tôi đã thành lập CLB bóng đá qua lưới Vinh Tân, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Do quen biết, cũng chơi bóng qua lưới với nhau một thời gian dài, tôi đã mời những cầu thủ nổi tiếng về tham gia sinh hoạt và tập luyên môn bóng qua lưới cùng CLB… Dù là môn thể thao phong trào chưa phổ biến ở nước ta, nhưng tôi mong muốn về lâu dài môn bóng đá qua lưới sẽ trở thành môn thể thao được thịnh hành khắp cả nước…”, ông bầu trẻ Hà “Gia” tâm sự.
“Huyền thoại” Hoàng “Vượng” giành giải cống hiến trong giải bóng đá qua lưới năm 2019 tổ chức tại Hà Tĩnh.
Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, “quái thủ” Kiên “Tồ” chia sẻ: “Từ ngày tôi tham gia chơi môn thể thao này, tôi đã đam mê nó từ lúc nào không hay. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chiều đến tôi lại ra sân bóng chuyền chơi bóng đá qua lưới cùng các bậc đàn anh. Theo thời gian, mọi kỹ thuật đánh bóng, chuyền bóng bằng chân, đầu, ngực dần hoàn thiện, ở thời điểm đỉnh cao tôi và bạn chơi (Hùng “Vị”) có thể nói là vô đối môn thể thao này ở TP. Vinh”.
“Môn chơi này ngoài kỹ thuật xử lý bóng bằng chân, người chơi phải có cơ địa khỏe mạnh. Đặc biệt là xương cổ và xương cốt sống phải cực kỳ khỏe mới có thể chơi xuất sắc được. Nhiều cầu thủ nhảy lên lưới đánh có thể bị trật cổ chân, đau lưng, thoái vị cốt sống như chơi… “, anh Kiên “Tồ” cho biết thêm.
Theo Danviet
Nữ CĐV Iran khoe sắc trong lần đầu đi cổ vũ bóng đá
Trận đấu giữa tuyển Iran và Campuchia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 chứng kiến sự xuất hiện của CĐV nữ sau hàng chục năm họ bị cấm đến sân xem bóng đá.
Sau hơn 40 năm, phụ nữ tại Iran đã có thể tới các sân vận động để xem bóng đá, điều mà họ từng gần như bị cấm hoàn toàn trước đó. Quyết định được đưa ra sau khi liên đoàn bóng đá nước này bị FIFA dọa sẽ loại khỏi hệ thống các liên đoàn thành viên.
FIFA cũng yêu cầu Iran cho phép phụ nữ vào sân mà không giới hạn số lượng vé. Đây là cơ hội để phái đẹp trực tiếp chứng tỏ tình yêu với môn thể thao vua sau nhiều năm bị ngăn cấm.
Trận đấu giữa tuyển Iran và Campuchia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 chứng kiến sự xuất hiện của hàng nghìn CĐV nữ từ mọi lứa tuổi.
Nữ CĐV với kèn, cờ góp phần tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt tại sân vận động Azadi, thủ đô Tehran.
Quyết định của FIFA nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người hâm mộ tại Iran. Theo thống kê, khoảng 3.500 CĐV nữ đã mua vé đến cổ vũ đội tuyển nước nhà. Tuy nhiên, con số trên thực tế có thể còn cao hơn nữa.
Đại kỳ được các CĐV nữ mang vào sân để tiếp lửa cho Sardar Azmoun cùng đồng đội trong cuộc tiếp đón tuyển Campuchia.
Sự cuồng nhiệt của các nữ CĐV không hề thua kém phái mạnh. Bầu không khí sôi động được duy trì trên khán đài sân Azadi trong suốt 90 phút của trận đấu.
Để đáp lại sự cổ vũ nồng nhiệt từ CĐV nhà, tuyển Iran đã giành chiến thắng với tỷ số 14-0 trước Campuchia. 14 bàn thắng được chia đều trong hai hiệp đấu trên sân Azadi.
Thành viên tuyển quốc gia Iran cảm ơn người hâm mộ sau chiến thắng đậm trước đại diện Đông Nam Á. Kết quả này giúp thầy trò HLV Marc Wilmots vươn lên dẫn đầu bảng C vòng loại World Cup khu vực châu Á với 6 điểm sau 2 trận cùng hiệu số 16.
Theo Zing
Phụ nữ Iran được phép đi xem bóng đá sau hàng chục năm Sau hơn 40 năm, phụ nữ tại Iran đã có thể tới các sân vận động để xem môn thể thao vua, điều mà họ từng gần như bị cấm hoàn toàn. Quyết định này được Iran đưa ra sau khi liên đoàn bóng đá nước này bị FIFA dọa sẽ loại khỏi hệ thống các liên đoàn thành viên. FIFA cũng yêu...