Bóng đá châu Á ứng phó với đại dịch: Lá cờ đầu Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm, bóng đá thế giới nói chung và châu Á nói riêng chứng kiến một cơn “đại hồng thuỷ” lớn nhất trong lịch sử.
Tuyệt đại đa số các hoạt động bóng đá bị đóng băng. Các nền bóng đá đứng trước nguy cơ khủng hoảng nguồn thu và kéo chậm sự phát triển. Nhưng trong bức tranh với gam mầu xám ấy, V.League như một điểm sáng hy vọng.
Tấm gương Việt Nam
Trong phiên họp gần nhất, Chủ tịch FIFA đã thực sự ấn tượng với thông tin mà VFF cung cấp. Theo đó, bất luận đại dịch mang đến những tác động tiêu cực nhưng đến thời điểm này, bóng đá Việt Nam đã tổ chức được hơn 400 trận đấu. Từ V.League, hạng Nhất QG, bóng đá nữ, futsal đến các sân chơi trẻ, phong trào đều nhập cuộc. Các khán đài thực sự là ngày hội với thống kê trung bình khán giả một trận đấu cao nhất trong nhiều năm qua. Đó thực sự là một thành công ấn tượng của bóng đá Việt Nam. Thành công đó không chỉ có ý nghĩa với bóng đá Việt Nam mà còn là cảm hứng cho nhiều nền bóng đá. Việt Nam trở thành tấm gương của chiến thắng dịch bệnh. Bóng đá Việt Nam là minh chứng tuyệt vời nhất về sứ mệnh của bóng đá với cuộc sống cộng đồng và hình ảnh quốc gia.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giới truyền thông và đại gia đình bóng đá thế giới thật sự lên cơn sốt với bóng đá Việt Nam. Khi cả thế giới đóng băng, hoặc cố lắm đá không khán giả thì mỗi cuối tuần, NHM Việt Nam lại hồ hởi đến sân. Khi ấy, bóng đá không chỉ là sự tiếp nối các kế hoạch đã định sẵn, mà còn là kênh truyền thông hữu hiệu nhất về một Việt Nam ổn định và an toàn. Thông qua bóng đá, bạn bè thế giới ấn tượng về quyết tâm chính trị, năng lực quản trị, hành động của chính phủ Việt Nam. Và trong sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, chiến thắng đại dịch và một Việt Nam an toàn mang đến cơ hội để chúng ta “dọn ổ đón đại bàng”. Nói thế để thấy, bóng đá không chỉ là cuộc đua tranh của các đội bóng mà còn có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội. Ý thức được điều này sẽ góp phần định vị đúng vị thế, vai trò và sứ mệnh của bóng đá trong đời sống xã hội.
Video đang HOT
Tổ trọng tài, 2 đội trưởng của Hà Nội FC và HAGL chụp ảnh lưu niệm trước một trận đấu tại V.League – Ảnh: Đức Cường
Bảo vệ cuộc chơi
V.League là điểm đến của sự chú ý của bóng đá thế giới. NHM tự hào về một sân chơi hấp dẫn, minh bạch nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, để có được sự thừa nhận này, bóng đá Việt Nam đã có hành trình đi qua giông tố. Khi đại dịch bùng phát, giải đấu trì hoãn, những người làm bóng đá phải trăn trở tìm mọi giải pháp ứng biến. Thế nhưng, phải thẳng thắn thừa nhận là không phải lúc nào nỗ lực ấy cũng được hưởng ứng khi mà nội bộ người làm bóng đá vẫn có khác biệt, hoặc tính toán khác nhau. Đã có những phản ứng với kế hoạch tái khởi tranh bóng đá khi đại dịch vẫn còn. Ngoài ra, có những đội bóng không muốn xuống hạng và trong hậu trường đã có cuộc vận động nhằm thúc đẩy kế hoạch này dù nó có thể khiến giải đấu mất đi sức hấp dẫn và ảnh hưởng quyền lợi các đội hạng nhất. Ngoài ra, phải kể đến áp lực vì quỹ thời eo hẹp do còn dành chỗ cho hoạt động của các ĐTQG.
Dù đối diện với những tranh cãi, khác biệt về mục đích, quan điểm, nhưng rất mừng, bóng đá Việt Nam vẫn duy trì được hệ thống của mình. Lấy sự bất biến về quan điểm bảo vệ cuộc chơi ứng biến những thay đổi của thời cuộc, bóng đá Việt Nam đã có quyết định dũng cảm và đúng đắn khi đưa các hoạt động trở lại. Nó đảm bảo sức sống và giảm thiểu tối đa những rủi ro cho nền bóng đá. Và thực tế thì tất cả đã biết, bóng đá đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Thế nhưng, đại dịch tái bùng phát đang đặt ra những thách thức lớn cho nền bóng đá. Các nhà quản lý đang đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải cân bằng lợi ích của tất cả các bên. Nhưng dù có thế nào thì quyền lợi của bóng đá, tương lai của bóng đá phải được đặt lên hàng đầu.
Được "bơm" 1,5 triệu USD, VFF có nên "tán lộc" cùng các CLB?
Ngày 29/7 vừa qua, tại cuộc họp trực tuyến giữa FIFA với các LĐBĐ thành viên, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã thông báo kết luận của Hội đồng FIFA về việc trích từ Quỹ đoàn kết hỗ trợ mỗi LĐBĐ thành viên 1 triệu USD và 500.000 USD cho phát triển bóng đá nữ.
Như vậy, trong thời gian sắp tới, VFF sẽ nhận được 1,5 triệu USD từ FIFA, và dù bóng đá toàn cầu đang điêu đứng vì dịch bệnh Covid-19, nhưng ở khía cạnh tài chính mà nói thì VFF không có bất cứ vấn đề gì phải lo ngại.
Sở dĩ nói thế là bởi hiện tại cả 2 ĐTQG nam nữ cũng như các giải đấu trong hệ thống của VFF đều có nhà tài trợ, nên gánh nặng tài chính của VFF đã được giảm tải rất nhiều.
Không những thế, do dịch bệnh Covid-19 nên rất nhiều hoạt động bóng đá dự kiến diễn ra trong năm 2020 đã bị hoãn lại, trong đó có cả những chuyến tập huấn, du đấu ở nước ngoài của một số ĐTQG.
Vì thế, ngay khi VFF thông báo sắp nhận được khoản hỗ trợ 1,5 triệu USD từ FIFA, nhiều người đã nêu ý kiến rằng phải chăng VFF nên tính tới việc trích tiền từ khoản hỗ trợ này để san sẻ cho các CLB ở V-League và giải hạng Nhất QG.
Hiện tại LS V.League 2020 đang ở giai đoạn tạm hoãn lần thứ 2, còn giải hạng Nhất QG cũng trải qua lần tạm hoãn đầu tiên sau khi từng bị lùi ngày khai mạc, và Cúp QG - Bamboo Airways 2020 cũng chịu chung số phận, và tất cả nguyên nhân đều là Covid-19.
Việc mùa giải năm nay bị kéo dài hơn dự kiến do trải qua giai đoạn tạm hoãn và lùi ngày khai mạc đã khiến ngân sách của các CLB bị ảnh hưởng nặng nề, vì trước khi bước vào năm 2020, không ai nghĩ rằng tất cả sẽ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng như thế vì Covid-19.
Trong hoàn cảnh như vậy mà VFF có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho CLB, chẳng hạn mỗi CLB V.League được nhận 1 tỷ và mỗi CLB hạng Nhất được nhận 500 triệu, thì rất đáng quý, vì suy cho cùng thì các CLB dù là V.League hay hạng Nhất cũng đều là thành viên của VFF, và nếu không có họ thì cũng chẳng có VFF.
Hơn nữa, với tư cách là thành viên của FIFA, VFF đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức này và chắc chắn AFC cũng sẽ không bỏ quên các LĐBĐ thành viên của mình, nên xét về cả tình lẫn lý thì VFF nếu có dành sự hỗ trợ cho các CLB thành viên của mình cũng chẳng phải là chuyện gì quá đỗi kỳ lạ.
Tính nhanh thì khoản hỗ trợ của FIFA dành cho VFF cũng lên tới mấy chục tỷ đồng, chưa kể sự ủng hộ từ AFC, nên giả sử mỗi CLB V.League và hạng Nhất được VFF hỗ trợ từ 1 tỷ đồng tới 500 triệu đồng thì khoản chi này cũng không phải là gánh nặng quá lớn với VFF, vì V.League chỉ có 14 CLB và giải hạng Nhất QG chỉ có 12 CLB.
Tất nhiên với những đội bóng V.League và hạng Nhất thì khoản tiền 1 tỷ hay 500 triệu đồng với họ không phải là cái gì đó quá đỗi kinh khủng, bởi con số nói trên chẳng thấm tháp gì so với ngân sách hoạt động của họ trong cả mùa giải, nhưng ở hoàn cảnh khó khăn như hiện tại, nếu VFF thể hiện sự chung tay chia sẻ theo tinh thần "của ít lòng nhiều" với các CLB thì chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh và tán thưởng.
Đông Nam Á xin thêm suất dự World Cup Trong cuộc họp trực tuyến của AFF có sự tham dự của Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, Chủ tịch LĐBĐ Malaysia (FAM) Hamidin Mohd Amin đã đề nghị FIFA cho khu vực Đông Nam Á thêm suất ở các giải World Cup trẻ và cả ghế ủy viên Ban chấp hành FIFA. Ông Hamidin cho rằng khu vực Đông Nam Á là một...