Bóng chuyền Việt Nam: Hỏng giống mô hình bóng đá
Các ông chủ rút lui, đội bóng giải thể khiến giải quốc gia điêu đứng, HLV VĐV khốn đốn. Bóng chuyền Việt Nam buộc phải đưa ra những thay đổi
Bóng chuyền Việt Nam cần những định hướng tốt để phát triển qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: KL.
Ở cả cấp đội tuyển và CLB, bóng chuyền Việt Nam nhiều năm qua đang đi xuống rõ rệt. Trong năm 2013, bóng chuyền Việt Nam có những thay đổi, nhằm nâng chất các giải đấu trong hệ thống quốc gia. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ( VFV) hy vọng thay đổi sẽ tạo ra cú đột phá, nhưng kết quả thế nào vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Sau 9 mùa, bắt đầu từ năm 2013, các giải nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia sẽ không sử dụng ngoại binh. Đây là quyết định được VFV bàn bạc, lấy ý kiến và tiến hành làm quen ngay trong năm 2011 (rút từ hai xuống còn một ngoại binh mỗi đội). Theo Tổng thư ký VFV Trần Đức Phấn việc hạn chế ngoại binh không nằm ngoài mục đích giúp các VĐV trẻ có cơ hội được thi đấu nhiều hơn, giúp các đội giảm bớt kinh phí. Quy định này của VFV đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của những đội bóng nghèo, quanh năm chỉ lo trụ hạng. Những đội bóng này gặp thiệt thòi lớn, khi không có kinh phí thuê ngoại binh “xịn”, nên an phận “chiếu dưới” suốt nhiều năm qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với những đội chủ yếu dựa vào hơi thở ngoại binh như Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Khánh Hòa… quy định của VFV thực sự khiến họ bị hẫng. Những đội này khẳng định ngay cả khi trong đội có nhiều ngoại binh, nhưng công tác đào tạo trẻ vẫn làm tốt. Chưa biết chất lượng đào tạo trẻ sẽ tăng ra sao, nhưng việc thiếu vắng những tay đập nước ngoài khiến các giải bóng chuyền trong nước mất đi sự hấp dẫn và khán giả cũng giảm đi.
Trong khi V-League đang tìm mọi cách để tăng số đội lên 14 thì bóng chuyền lại làm ngược, lập lộ trình giảm từ 12 xuống 8 đội. So với quy định cấm ngoại binh, việc cắt giảm số đội nhận được sự ủng hộ của giới chuyên môn và người hâm mộ. Thực tế, bản đồ bóng chuyền Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn về trình độ. 12 đội tại giải quốc gia chia làm 3 top. Top một và hai đã có sự chênh lệch lớn về trình độ và khoảng cách của hai top này với top 3 còn xa hơn nữa. Chính vì thế, nhiều trận đấu có chất lượng chuyên môn rất thấp, tẻ nhạt, kết quả sớm an bài, nên tiêu cực cũng từ đó mà ra. Ông Phấn nhấn mạnh: “Việc có quá nhiều đội chỉ ở mức trung bình khiến chất lượng giải đấu bị ảnh hưởng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến khán giả đang ngày càng quay lưng với bóng chuyền. Ngoài ra, giải được tổ chức thành nhiều vòng, ngắt quãng rồi việc chia bảng chưa hợp lý khiến những đội 5-6 năm chưa gặp nhau lần nào”.
Nếu giảm số đội dự giải quốc gia còn 8, VFV sẽ tổ chức cho các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm, để đảm bảo sự công bằng, sòng phẳng. Ngay trong mùa giải 2014 này, giải quốc gia sẽ tổ chức liên tục trong tháng 7, có sự tham dự của 12 CLB nam và 12 CLB nữ.
Nguyên nhân của những thay đổi quyết liệt chính là sự sụp đổ của mô hình xã hội hóa. Ngành thể thao nói chung và VFV nói riêng từng “mát mày mát mặt” với mô hình xã hội hóa ở CLB bóng chuyền Dầu khí. Các HLV, VĐV được nhận mức lương cao hơn hẳn với mặt bằng chung của thể thao Việt Nam. Những nhà quản lý thể thao kỳ vọng rất nhiều vào sự nhân rộng ở môn bóng chuyền.
Thế nhưng, chỉ sau hơn 4 năm thành lập, đội bóng ngành Dầu khí giải thể, đẩy nhiều HLV, VĐV ra đường, khiến giấc mơ hồng của VFV tan biến như bong bóng xà phòng. Mới đây, một đội bóng ngành dầu khí là Vietsovpetro cũng tuyên bố giải thể, khiến hàng chục VĐV bơ vơ. Sau Vietsovpetro, CLB Bia Sài Gòn – Thái Bình Dương tiếp tục bỏ cuộc chơi vì ông chủ ông còn mặn mà với bóng chuyền. Bóng chuyền Việt Nam đang đi xuống và những thay đổi là cần thiết. Người hâm mộ hy vọng các nhà lãnh đạo có tầm nhìn để đưa ra hướng đi mới chứ không phải các giải pháp chữa cháy.
Theo VNE
Những tuyển thủ bóng chuyền kêu cứu
Các VĐV nữ của đội Vietsovpetro phải góp tiền ăn mì và rau qua ngày sau khi bị CLB nợ lương.
Mới đây, tuyển thủ đội bóng chuyền nữ Việt Nam và CLB Vietsovpetro Đinh Trà Giang vừa có bức tâm thư kêu cứu về việc mình và các VĐV trong đội đang phải bơ vơ, không lương, chế độ. Trước đó, đội bóng chuyền nữ Vietsovpetro sáp nhập với đội Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương. Hai tháng sau, toàn bộ 17 VĐV, trong đó có Trà Giang không được nhận một đồng lương nào từ CLB mới.
"Cháu không biết phải nói như thế nào và bắt đầu từ đâu, hiện tại cháu cùng các chị em đều bơ vơ không biết công việc như thế nào. Bây giờ chúng cháu đều tự lo ăn uống sinh hoạt, không tiền ăn, không tiền lương, không người quan tâm, không ai lo lắng. Cháu lớn nên cũng có tiền để ăn và sinh hoạt hàng ngày nhưng mấy em trẻ vào không có nhiều tiền. Hôm cháu đi ra ngoài về nhìn thấy mấy đứa nấu mì ở bếp. Cháu hỏi sao không ra ngoài ăn, mấy đứa chỉ nói là bọn em 3 người gom vào được 26.000 mua mì và ít rau chị à. Chiều cháu chỉ biết mang hết đồ ăn ở phòng cháu cho các em, qua phòng nhìn mấy đứa kêu đói dù không phải chị ruột nhưng cháu thấy đau lòng lắm ạ", những tâm sự đầy nước mắt của Trà Giang trên Facebook.
Trà Giang kêu cứu khi thấy các đàn em chịu khổ vì CLB nợ lương. Ảnh: KL.
Các nữ VĐV Vietsovpetro không phải là người khốn khổ duy nhất ở làng bóng chuyền. Đã mấy tháng từ khi CLB Dầu khí giải thể, các VĐV vẫn chưa biết đi đâu về đâu. Éo le ở chỗ, việc bị đẩy ra đường khiến tất cả không kịp trở tay, vì quy định của Liên đoàn bóng chuyền không cho phép các VĐV được đăng ký thi đấu cho hai CLB ở cùng một mùa giải.
Chấp nhận giải thể, mong muốn của các VĐV là được hưởng chế độ đến hết tháng 12/2013 để giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt. Tuy nhiên, cuối cùng, lãnh đạo phía Tập đoàn dầu khí chỉ đền bù hợp đồng cho VĐV 3 tháng lương. Chủ công Trần Văn Giáp của đội bóng chuyền nam Dầu khí tâm sự: "Vẫn biết việc một CLB giải thể là chuyện bình thường, nhưng giá như lãnh đạo đội bóng có kế hoạch từ sớm để các VĐV lo tương lai. Đằng này, đùng một cái các VĐV bị đẩy ra đường, giờ cũng chẳng thể xin việc ở đâu".
Bản thân Văn Giáp năm nay 31 tuổi, tương lai rất mờ mịt. Cay đắng ở chỗ, chính Văn Giáp trước đây từng được lãnh đạo Tập đoàn năn nỉ mời về với những lời hứa đảm bảo tương lai sau khi giải nghệ. Vì thế, lão tướng quyết định bỏ đội Công an Vĩnh Phúc để đầu quân cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Buồn và đau lòng nhất là Đặng Thị Hồng (cựu VĐV và đang là nhân viên văn phòng) có bầu 5 tháng nhưng vẫn bị đuổi việc.
Sau khi nhận quyết định giải thể và được CLB đền bù hợp đồng, các VĐV mỗi người một nơi. Một số xin tập nhờ ở CLB thân quen để duy trì thể lực, trong khi số khác đã về quê làm công việc gì đó rồi chờ mùa giải tới tính tiếp. Trước đó, những vụ kiện cáo của Văn Hạnh, Hữu Hà...tốn nhiều giấy mực của báo chí. Thậm chí, trường hợp của Văn Hạnh còn phải nhờ Tòa giải quyết.
Trong những tranh chấp, kiện cáo liên quan đến hợp đồng, VĐV thường chịu thiệt vì CLB luôn nắm đằng chuôi. Việc nhiều đơn vị, đội bóng đối xử với VĐV theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ, gây ra những bức xúc trong giới thể thao.
Theo VNE
Hoa khôi bóng chuyền mê đua xe tốc độ Là phụ công xuất sắc làng bóng chuyền nữ, Phạm Thị Thu Trang chia sẻ cô có tình yêu lớn với môn đua xe tốc độ. Thu Trang sớm có duyên với bóng chuyền. Ảnh: AT. Năm 19 tuổi, phụ công Thu Trang đã sớm được triệu tập lên đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia. Cô gái trẻ có khuôn mặt ăn...