Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
Từng tạo ra các thương vụ đình đám vài tháng trước nhưng sức hấp dẫn của NFT đang giảm xuống bất kể những tín đồ vẫn tin vào tương lai của những bộ sưu tập dưới dạng kỹ thuật số.
Chắc chắn nhiều người vẫn chưa quên về bức tranh độc bản từng được bán với giá 69 triệu USD trong tháng 3 vừa qua. Sau đó, rất nhiều sản phẩm kỹ thuật số khác cũng được bán với giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD trong các cuộc đấu giá. Bản chất, chúng là những sản phẩm kỹ thuật số được chứng thực sự độc nhất vô nhị bởi NFT (Non-fungible token, tạm dịch: Token không thể thay thế).
NFT là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử và các tác phẩm sáng tạo khác. Các tệp kỹ thuật số có thể tái tạo vô hạn nhưng NFT đại diện cho chúng được lưu lại trên các blockchain mà chúng thuộc về. Chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó.
Doanh số bán vật phẩm ảo NFT sụt giảm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những dữ liệu mới nhất cho thấy sự cường điệu về NFT đang “xì hơi”. Ở đỉnh ngày 9/5, giao dịch trung bình trong 7 ngày của các sản phẩm NFT đạt 176 triệu USD. Tuy nhiên, trong trung bình 7 ngày cho tới ngày 15/6, nó giảm xuống chỉ còn 8,7 triệu USD. Nó sắp sửa rơi về mức của đầu năm 2021, Nonfungible cho biết.
“Khi bạn thấy một loại tài sản nào tăng giá nhanh chóng như những gì mà các sản phẩm NFT vừa trải qua, sẽ có một sự giảm giá tương đối”, Gauthier Zuppinger, giám đốc điều hành của Nonfungible, chia sẻ.
Trong khi đó, một chuyên gia khác thì cho rằng nhu cầu với các sản phẩm được chứng thực bởi NFT xuất hiện khi một bộ phận người trở nên cực kỳ giàu có nhờ giá tiền số gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơn sốt này có vẻ đang hạ nhiệt, nhất là khi thị trường tiền số không còn “hung hãn” như trước.
Với những sản phẩm NFT được bán với giá hàng triệu USD, các chuyên gia mô tả chúng là “dấu hiệu chắc chắn của việc đầu cơ”. Tuy nhiên, đầu cơ thường đi cùng với sự không ổn định hay thậm chí là đối mặt với khả năng sụp đổ.
Trong khi người ủng hộ nhấn mạnh giá trị chứng thực của NFT, vấn đề đã xảy ra. Nhiều nhà sáng tạo nội dung phàn nàn về việc tác phẩm của họ bị đánh cắp và được bán dưới dạng NFT trực tuyến. Giá trị pháp lý của công nghệ này vẫn đang bị bỏ ngỏ.
'Giá trị của NFT có thể về 0'
Nghệ sĩ Beeple, người đã bán tác phẩm NFT với giá kỷ lục gần 70 triệu USD, cho rằng thị trường này có thể là "bong bóng".
"Đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật NFT chỉ dành cho những người chấp nhận rủi ro", nghệ sĩ Beeple, tên thật là Mike Winkelmann, nói với New York Times . "Giá trị của chúng có thể về 0".
Tác phẩm Everdays: The First 5000 days được ghép từ hàng nghìn bức ảnh và định danh NFT đã được bán với giá hơn 69 triệu USD.
Beeple cũng nhiều lần cảnh báo giới đầu tư về những rủi ro và sự bấp bênh khi đổ tiền vào NFT, dù ông đã bán được một số sản phẩm dạng này. Tác phẩm đình đám nhất của ông có tên Everdays: The First 5000 days - một file ảnh .jpeg - đã được mua lại với giá gần 70 triệu USD sau khi có NFT.
"Tôi nghĩ NFT đang trong trạng thái bong bóng kinh tế", Beeple nói với Business Insider .
Beeple cho rằng thị trường NFT đang khá giống với giai đoạn đầu của sự bùng nổ Internet, khi mọi thứ đã bị thổi phồng một cách quá đà. "Sẽ có lúc chúng ta nhận ra rằng mình đang có một chút điên rồ và gán những giá trị điên rồ đó cho những thứ vô thưởng vô phạt", Beeple nói trên podcast.
Tuy nhiên, Beeple cũng đánh giá rằng NFT sẽ không biến mất trong tương lai. Thay vào đó, nó sẽ là cách thức mới để lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật truyền thống. "Bong bóng Internet từng phình to và nổ tung, nhưng nó không xóa sổ Internet. Nó chỉ quét sạch những thứ không đáng tồn tại. NFT có thể cũng vậy", Beeple dự đoán.
NFT (Non-fungible token) là chuỗi mã đại diện cho các vật phẩm sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin. Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng, được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó, món hàng trở thành duy nhất. Điều này giúp mọi thứ từ thẻ cầu thủ bóng rổ, vật phẩm game, tranh, nhạc cho tới tweet đều có thể được giao dịch dưới dạng NFT trên các trang đấu giá online.
Chỉ trong vài tháng qua, sự quan tâm đến NFT đang tăng vọt. Theo thống kê của CryptoSlam , lượng giao dịch các sản phẩm liên quan đến NFT đã đạt hơn 1 tỷ USD chỉ trong 30 ngày qua.
Tại sao nhiều người đổ hàng triệu USD vào NFT Nhiều người cho rằng NFT là khoản đầu tư sinh lời lớn trong tương lai tương tự Bitcoin nên đổ xô mua các sản phẩm blockchain này. Hàng tỷ USD đã đổ vào NFT Những ngày qua, các sản phẩm NFT - một dạng vật phẩm ảo được xác thực thông qua công nghệ blockchain - đang tạo nên cơn sốt. Chỉ trong...