Bong bóng nhà đất toàn cầu xì hơi
Những thị trường nhà đất nóng nhất thế giới bắt đầu hạ nhiệt. Giá nhà giảm sẽ khiến tài sản của các hộ gia đình lao dốc và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với lạm phát kỷ lục, thị trường chứng khoán chao đảo và những bất ổn địa chính trị. Nhưng theo Bloomberg, thế giới còn gặp phải một vấn đề khác. Đó là bong bóng nhà đất xì hơi.
Khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mạnh tay nâng lãi suất, chi phí vay thế chấp tăng cao. Doanh số bán nhà do đó đã sụt giảm ở nhiều thị trường như Canada, Mỹ và New Zealand. Những thị trường nhà đất nóng nhất thế giới bắt đầu hạ nhiệt.
Những năm qua, giá nhà tại các thị trường này đã tăng phi mã nhờ lãi suất chạm đáy và những gói kích thích kinh tế quy mô lớn của chính phủ. Thêm vào đó, trong thời kỳ đại dịch, mọi người bị mắc kẹt ở nhà và muốn chuyển sang căn nhà lớn hơn.
Thị trường bất động sản toàn cầu đã tăng chóng mặt trong 2 năm qua. Ảnh: Bloomberg.
Thị trường hạ nhiệt
Theo tính toán của Bloomberg Economics, tại 19 quốc gia OECD, tỷ lệ giá trên tiền thuê nhà và giá trên thu nhập hiện đã cao hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Giới chức toàn cầu cần hạ nhiệt giá nhà để kiểm soát lạm phát, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sự sụt giảm của thị trường nhà ở có thể tạo hiệu ứng gợn sóng, đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái sâu hơn.
Giá nhà giảm sẽ khiến tài sản của các hộ gia đình lao dốc, làm sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng và kìm hãm tăng trưởng trong tương lai.
Theo Bloomberg Economics, thị trường nhà ở tại New Zealand, Cộng hòa Séc, Australia và Canada được xếp hạng là những thị trường đắt đỏ nhất thế giới. Các thị trường này dễ bị tổn thương khi giá giảm. Trong khu vực đồng EUR, Bồ Đào Nha đang đối mặt với rủi ro lớn, Austria, Đức và Hà Lan cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Theo phân tích của S&P Global Ratings, tại châu Á, thị trường nhà ở Hàn Quốc cũng dễ bị tổn thương. Ở những khu vực khác của châu Âu, Thụy Điển đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ đối với nhu cầu nhà ở. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về một quốc gia có nợ chiếm tới 200% thu nhập hộ gia đình.
Giá nhà ở nhiều thị trường như Canada, Mỹ và New Zealand đang sụt giảm. Ảnh: Bloomberg.
Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group cho rằng sự thay đổi của giá nhà thường đi sau doanh số khoảng 6 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc giá nhà ở một số quốc gia sẽ còn lao dốc hơn nữa.
Video đang HOT
“Sự hạ nhiệt đáng kể trong thị trường nhà ở có thể đóng góp phần lớn vào đà giảm tốc của một số nước phát triển”, đội ngũ chuyên gia, dẫn đầu là ông Jan Hatzius, nhận định.
Năm 2021 là giai đoạn thị trường nhà ở New Zealand ghi nhận mức tăng trưởng chóng mặt. Giá nhà đã tăng gần 30%. Nhưng theo giới quan sát, giá nhà tại New Zealand sẽ giảm khoảng 10% trong năm 2022 và có thể lao dốc 20% so với mức đỉnh năm ngoái.
Với nhiều người, đó có thể là con số nhỏ so với mức tăng những năm qua. Nhưng điều này vẫn có tác động lớn. Ngân hàng ANZ dự báo chi tiêu của người tiêu dùng sẽ lao dốc khi giá nhà giảm đi, trong khi lãi suất, giá lương thực và năng lượng tăng cao.
Thị trường Canada, Mỹ và Anh biến động mạnh
Thị trường nhà đất ở Canada cũng biến động mạnh. Nhiều người mua nhà chịu lỗ ngay cả khi chưa hoàn tất thương vụ. “Mọi người đang ồ ạt hủy thỏa thuận, nhiều người thậm chí bỏ khoản tiền đặt cọc 100.000 CAD”, ông Mark Morris – một luật sư bất động sản – tiết lộ.
Còn ở Mỹ, theo Freddie Mac, năm nay, lãi suất vay thế chấp đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuần trước, lãi suất trung bình cho khoản vay kỳ hạn 30 năm đạt 5,78%, cao nhất kể từ năm 2008.
Điều đó khiến cả giá nhà mới và nhà cũ lao dốc vì nhu cầu hạ nhiệt.
Trong tháng 5, theo công ty môi giới Redfin Corp., gần 20% người bán nhà ở Mỹ đã hạ giá bán, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 10/2019.
Sau khi tăng khoảng 18% vào năm 2021, giá nhà ở Mỹ được dự báo tăng với tốc độ vừa phải hơn – khoảng 10% – trong năm 2022 và 5% năm 2023.
“Đó là một sự giảm tốc đáng kể. Tuy nhiên, giá đã tăng với tốc độ chóng mặt trong những năm qua”, ông Len Kiefer – Phó giám đốc kinh tế của Freddie Mac – nhận định.
Nhu cầu lao dốc đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành bất động sản. Tuần trước, Redfin và Compass Inc. cho biết sẽ sa thải nhân viên sau khi thị trường nhà ở đột ngột hạ nhiệt.
Thị trường nhà ở của Anh cũng bắt đầu chậm lại sau 2 năm tăng trưởng lịch sử. Từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, người mua nhà được miễn thuế trước bạ đối với những căn nhà có giá trị dưới 614.000 USD.
Đà sụt giảm trên thị trường bất động sản có thể làm gia tăng rủi ro suy thoái của kinh tế thế giới. Ảnh: Bloomberg.
“Điều đó khiến giá nhà tăng phi mã. Lĩnh vực bất động sản dường như bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới”, ông Tom Bill – Trưởng bộ phận Nghiên cứu dân cư tại Anh ở Knight Frank – nhận định.
Những tháng qua, Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất 5 lần và dự kiến tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Điều đó sẽ làm giá nhà lao dốc từ giờ tới cuối năm.
Hiện nay, các khoản vay mua nhà mới được phê duyệt đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Theo một cuộc khảo sát của RICS, trong tháng 5, yêu cầu cấp tín dụng của người mua nhà lao dốc sau 8 tháng tăng liên tiếp.
“Mọi người đang lo lắng về nền kinh tế, về tác động của cuộc chiến ở Ukraine tới giá cả và chi phí sinh hoạt”, bà Aneisha Beveridge – Trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty bất động sản Hamptons International – bình luận.
“Họ đã trở nên thận trọng hơn”, vị chuyên gia nói thêm.
Nhà đầu tư "tất bật" đón sóng hạ tầng khu vực đường Vành đai 4 : rủi ro tiềm ẩn
Trước thông tin mới về chủ trương đầu tư tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, nhiều nhà đầu tư đã "tất bật" đi săn đất chờ đón sóng hạ tầng.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư chưa xác định được ranh giới quy hoạch, hành lang, tọa độ, mốc giới...
Thông tin về việc Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã khiến giới đầu tư địa ốc lại "đứng ngồi không yên". Tại nhiều khu vực, đất được định giá cao "ngất ngưởng", lên tới 150 triệu đồng/m2. Trong cuộc trao đổi với Phóng viên Báo điện tử VOV, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, chưa có quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, mà giá đất quanh khu vực này đã lên tới 150 triệu đồng/m2 rõ ràng là bất thường, không có cơ sở.
PV: Dù mới có quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, thị trường nhà đất gần tuyến đường này đã sôi động. Cá biệt, giá đất một số nơi huyện Hoài Đức đã ở mức 100 -150 triệu đồng/m2, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Dân mình thường có thói quen đầu tư đón sóng - khi xuất hiện thông tin có những dự án giao thông được thực hiện. Giao thông phát triển, đương nhiên giá trị đất đai và các nguồn lực ở đó cũng tăng theo. Song, trong khi chưa có thiết kế chi tiết, chưa biết được con đường đó sẽ mở thế nào, mảnh đất nào sẽ tạo ra giá trị ra sao thì chưa thể nói trước được. Chính vì vậy, việc người dân đổ xô đi mua đất theo phong trào, theo tâm lý đám đông, có thể có người có lợi ích, nhưng cũng không ít người sẽ phải chịu rủi ro.
PV: Nhưng mức giá 150 triệu đồng/m2 có phải là bất thường không, thưa ông?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Phải hiểu rất rõ mức giá 150 triệu đồng/m2 đó ở vị trí nào. Cần phải so sánh mức giá này với các khu vực có đất đai đã được xác định giá trị ổn định trong khu vực nội thành. Ở những khu vực nội thành cũng có những mảnh đất có giá 150 triệu đồng/m2. Nếu như những lô đất ở các vị trí giao dịch xung quanh đường vành đai 4 cũng đạt được các vị trí "vàng", cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại lớn thì cũng xứng đáng có giá cao. Song, quan trọng khu vực đó giờ chưa thành hình, chưa biết được quy hoạch, xây dựng như thế nào, mà định giá cao ngất ngưởng, rõ ràng là bất thường, không có cơ sở.
PV: Vậy theo ông, khi triển khai dự án, những mảnh đất mua giá cao như vậy ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng như thế nào? Liệu việc giải phóng mặt bằng có gặp nhiều khó khăn hơn không?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Khi người dân đổ xô, chạy đua mua đi bán lại sẽ đẩy giá lên cao, nhưng giá trị thực của nó chưa chắc đã đến như vậy. Thiệt hại đầu tiên là những người chậm tay, không kịp bán lại khi quy hoạch ra không đúng như quảng cáo của các "cò mồi".
Thứ hai, cũng tạo khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Nhưng giải phóng mặt bằng phải thực hiện theo chính sách của Nhà nước. Có nghĩa là khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, những khu vực đó là đất nông nghiệp sẽ đền bù theo chính sách đất nông nghiệp; đất ở tại khu vực đó nhưng không phải đất ở trong vùng nội đô, khung giá cũng khác nhau.
Chính vì vậy, khi đền bù phải thực hiện theo chính sách của Nhà nước, lấy bảng giá x hệ số điều chỉnh. Hiện nay, ở Hà Nội, hệ số điều chỉnh là 2,45. Sẽ không có chuyện mức đền bù lên đến hàng trăm triệu ở khu vực đường Vành đai 4 vùng Thủ đô.
Giá đất lân cận khu vực có đường vành đai 4 chạy qua tăng mạnh trong thời gian gần đây. (Ảnh minh họa: KT)
Tôi khẳng định thiệt hại đầu tiên thuộc về cá nhân của những nhà đầu tư. Còn giá Nhà nước đền bù được căn cứ vào bảng giá nhân với hệ số điều chỉnh. Hiện các tỉnh, thành phố đều ban hành hệ số điều chỉnh để giá đó sát với giá thị trường, không phải sát với giá cá nhân mua bán.
PV: Hiện giá thị trường và giá Nhà nước có sự chênh lệch lớn, làm sao để xác định được giá thị trường, thưa ông?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Khi đền bù phải sát với giá trị thị trường, không phải sát với giá trị mua bán của hai cá nhân với nhau. Cùng một mảnh đất, tôi thích có thể mua với giá 100 triệu/m2, nhưng người khác không thích, có bán 70 triệu đồng/m2 họ cũng không mua. Cho nên, giá 70 triệu hay 100 triệu như tôi vừa phân tích ở trên không phải giá thị trường.
Đất đai có phương pháp định giá riêng để đánh giá giá trị đất đai ở từng khu vực, chứ không phải giá cả. Và giá trị đất đai đó sẽ sát với giá trị thị trường nhất. Ví dụ, phương pháp đơn giản nhất mà Nhà nước đang quy định và thực hiện đó là phương pháp hệ số, lấy khung bảng giá nhân với hệ số điều chỉnh. Phương pháp này mặc dù chưa khoa học nhưng đơn giản nên được nhiều nơi áp dụng.
PV: Ông có lời khuyên gì với những người đang có ý định mua đất để đầu tư tại khu vực được cho là làm đường Vành đai 4 vùng Thủ đô?
GS. TS. Hoàng Văn Cường: Việc người dân nghe theo lời quảng cáo của các "cò đất" để thổi giá rất dễ gặp phải rủi ro. Nếu những người biết được chính xác mảnh đất đó được quy hoạch làm gì, trong tương lai đường khu vực đó được làm ra sao, sẽ xác định được khi hạ tầng hình thành lên, và biết được giá trị thực là bao nhiêu và có thể quyết định mua từ bây giờ.
Song, để biết được các thông tin như vậy, không phải nhiều người. Đặc biệt, hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, hiện mới đang có chủ trương ở mức độ tiền khả thi, chưa có mốc giới... Nếu nghe theo sự dẫn dắt của các đối tượng "cò đất" thì rủi ro rất cao. Nguy hiểm nhất là mua phải mảnh đất vào giữa mặt đường, thế thì coi như mất không, đền bù không đáng kể.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!./.
Sẽ rủi ro khi mua đất theo trào lưu khu vực dự án vành đai 4 Hà Nội Trước thông tin có chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, thị trường nhà đất gần tuyến đường này đã sôi động. Cá biệt, giá đất một số nơi huyện Hoài Đức đã ở mức 100 -150 triệu đồng/m2. Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 10/6, phóng viên TTXVN đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
Có thể bạn quan tâm

Quán bún ở Hà Nội bị phản ứng dữ dội vì biển quảng cáo: Thiếu một từ quan trọng
Netizen
19:29:29 13/05/2025
One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14
Thế giới số
19:20:26 13/05/2025
Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều
Sao châu á
19:18:54 13/05/2025
Thiết kế Galaxy Z Fold 7 có thể làm ngỡ ngàng cho người hâm mộ?
Đồ 2-tek
19:14:44 13/05/2025
Em gái Trấn Thành bị đồng nghiệp bóc hẹn hò lén lút với 1 mỹ nam Vbiz
Sao việt
19:12:54 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Thế giới
18:10:22 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025