Bông bí “hẹn hò” cá ba sa
Mùa này bông bí nở đầy trong vườn. Những nụ bí to đùng, hoa vàng rực cuốn hút.
Cả bông và đọt bí đều được tước bỏ phần vỏ xơ cứng bao quanh, trước khi mang đi rửa sạch. Sau đó, có thể thêm một ít rau sam, đậu cô ve, đọt rau dền và lá mồng tơi để rau thêm đa dạng và hấp dẫn hơn.
Còn với cá ba sa mua về cắt lá, rửa sạch, ướp hành tỏi, mắm muối. Sau đó, khử hành, cho thơm và cà chua vào, đặt lên bếp điện đun sôi, nhớ cho thêm một hai tép sả đập dập, nêm nếm vừa ăn.
Món lẩu cá ba sa với bông bí rất dễ làm, chỉ cần nhìn thấy rổ rau xanh trong vườn ứ hự đã muốn chảy nước miếng. Thịt cá ngon ngọt lại thêm bông và đọt bí giòn giòn thanh mát trong miệng, khiến anh bạn hàng xóm hay tếu táo phải buộc miệng: “Ai không biết thì thôi, chứ món cá ba sa chỉ có bông bí mới trị đúng bài…”. Chắc anh bạn khen cho chủ nhà vui cái bụng vậy thôi!
Theo Ihay
Cá chua - đặc sản vùng hạ lưu sông Vệ
Cá chua trông giống cá đối với những cách chế biến dân dã nhưng rất ngon.
Từ lâu, vùng nước lợ hạ lưu sông Vệ, đoạn sông Vực Hồng (Quảng Ngãi) có một loại cá hình dạng giống cá đối, người địa phương thường gọi là cá chua. Gần đây nghề nuôi tôm phát triển, loài cá này cũng xuất hiện nhiều hơn. Chúng sinh trưởng trong những hồ tôm bỏ hoang hay những hồ đang nuôi mà đầu vụ chủ hồ dọn không kỹ, nhiều loài thủy sản còn sót lại.
Dân gian cho rằng giống cá chua sinh sản tự nhiên ngoài sông, khu vực nuôi tôm cũng là môi trường sinh sống thuận lợi của chúng. Do vậy mà ở vùng này có nhiều cá chua, và nó trở thành một món ăn với những cách chế biến dân dã nhưng rất ngon.
Về hình dạng, cá chua to cỡ bàn tay người lớn, dài và đầu thuôn hơn cá đối, vảy nhỏ, da màu ánh bạc. Người ta bắt cá chua theo mùa nuôi tôm, nghĩa là khoảng từ tháng ba đến tháng tám, nhiều nhất vào độ tháng sáu âm lịch.
Cá chua bắt được đem về rửa sạch, chế biến theo cách dân dã sẽ được nhiều món như: nướng, luộc, hấp, nấu măng. Với món nướng thì chỉ cần cho cá đã làm sạch lên vỉ, có hoặc không lót lá chuối tươi và nướng trực tiếp trên lửa than rực đỏ. Kỹ thuật nướng phải trở đều để cá chín đến sém vàng, không cháy mới ngon.
Cá chua to cỡ bàn tay người lớn, dài và đầu thuôn hơn cá đối, vảy nhỏ, da màu ánh bạc.
Ăn cá chua nướng với bánh tráng mỏng cuộn rau sống, chấm mắm ớt tỏi, hoặc chấm muối trắng giã nhỏ cùng ớt hiểm xanh là ngon nhất. Còn món luộc thì cho cá đã làm sạch ruột, mang, ướp mắm muối và bỏ vào nồi nấu đến chín, thêm gia vị tiêu, ớt, rau thơm là dùng được. Ăn món luộc không gì bằng gắp cá lên đĩa, còn nước thì bỏ bánh tráng nướng giòn bẻ nhỏ vào tô, thêm nhiều rau thơm và dùng khi thức ăn còn nóng.
Món hấp công phu hơn, người ta để cá tươi được làm sạch vào đĩa to, thêm đủ gia vị hành, tiêu, ớt, gừng lát, bún khô sợi nhỏ, thơm xắt lát, nấm mèo,... Sau đó cho vào nồi hấp, đậy nắp kín, chụm nhỏ lửa, hạn chế bốc hơi ồ ạt làm mất mùi thơm và chất bổ dưỡng. Ăn món này cũng phải dùng bánh tráng mỏng cuộn cá với rau sống, chấm mắm ớt tỏi hay mắm nêm đều ngon. Với ba cách chế biến trên, mỗi món cho một hương vị riêng, người dùng chúng đều cảm thấy ngon khó tả.
Thế nhưng, có lẽ dân dã và hấp dẫn thực khách hơn cả vẫn là món cá chua nấu măng. Chế biến món này bằng cách làm cá chua sạch ruột, mang, rửa kỹ rồi bỏ vào xoong hoặc nồi. Xong cho thêm măng tươi xắt lát mỏng hoặc cọng dài vừa phải, ớt tươi thái nhỏ hay giã dập, một ít muối hột và đổ nước ngập cá và măng, thêm gia vị cần thiết rồi đun nhỏ lửa nấu chín. Khi nhắc nồi xuống phải cho thêm rau thơm như húng quế, ngò tàu,... Món này có thể ăn với bánh tráng hay với cơm tùy bữa ăn gia đình hay tiếp khách.
Vị ngon của món cá chua nấu măng ở chỗ vừa có hương vị cá, vừa hương vị măng tươi, ớt tươi,... tạo cho người thưởng thức một cảm nhận ngon khoái khẩu.
Theo 24h
Nóng lòng bưng bát bún riêu Vừa ở sân bay về, mẹ bảo: "Biết tụi bay thèm, mẹ mua sẵn cua đồng đây rồi, làm bát bún riêu ăn cho mát nghe con". Vợ chồng tôi mừng rơn. Từ Bắc vào, trời lành lạnh, có bát bún riêu thi còn gì bằng. Để làm món bún riêu, mẹ tôi rất kỹ tính khi chọn cua. Phải con nào không...