Bỏng 90% da vì dị ứng thuốc kháng sinh
Sau khi dùng penicillin, Camille Lagier (Pháp) bị bỏng gần như toàn bộ cơ thể và phải nhập viện nhiều tuần lễ.
Chia sẻ với MDW, nữ bệnh nhân 29 tuổi cho biết cô sử dụng penicillin sau ca cắt amiđan tháng 9 và lập tức xuất hiện triệu chứng bất thường.
“Đầu tiên tôi bị đau mắt, nổi chấm trên lưng. Trong một giờ, mọi thứ tệ đi”, Lagier kể. Cô đã từng dùng penicillin nhưng không gặp vấn đề sức khỏe nào.
Lagier băng bó khắp người do bỏng vì dị ứng với penicillin. Ảnh: MDW.
Trải qua năm ngày tại đơn vị chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Marseille, Largier được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc, một rối loạn khiến da phồng rộp, bong tróc từng lớp. Theo bác sĩ Bệnh viện Johns Hopkins, hoại tử thượng bì nhiễm độc thường do phản ứng với thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống co giật.
Video đang HOT
90% cơ thể bị bỏng cấp độ hai, Lagier phải quấn băng khắp người. Mắt cô cũng được chăm sóc đặc biệt bởi hoại tử thượng bì nhiễm độc có thể dẫn đến mù lòa. Căn bệnh còn ảnh hưởng đến miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục cùng khí quản của Lagier khiến cô không thể nói chuyện suốt nhiều ngày. “Mỗi phút trôi qua đều như cực hình”, Lagier giãi bày.
Vùng da lưng hiện tại của Lagier. Ảnh: MDW.
Hiện tình trạng của Lagier đã ổn định nhưng phải nằm viện thêm ba tuần nữa. Cô cho biết thời gian nằm viện vừa qua đã giúp cô học cách chấp nhận cơ thể mình. “Giờ đây tôi yêu bản thân bất chấp sự không hoàn hảo và những vết sẹo”, Lagier nói. “Mỗi ngày tôi đều có cơ hội ngắm hoàng hôn và uống trà. Hạnh phúc không phải nụ cười tôi thể hiện khi ở với người khác mà là nụ cười tôi thể hiện khi chỉ có một mình, đối diện với hình ảnh của bản thân”.
Minh Nguyên
Theo VNE
Khi cơn đau họng trở thành bệnh chết người
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến bệnh thấp tim nguy hiểm.
Tại Mỹ và những nước phát triển, trẻ em bị viêm họng thường được kiểm tra liên cầu khuẩn và sớm được chữa trị bằng penicillin hoặc một số loại kháng sinh. Tuy nhiên, câu chuyện lại vô cùng khác biệt ở những nước nghèo châu Phi, châu Á hoặc một số vùng hẻo lánh. Nhiều em bé ở các khu vực này mắc bệnh tim sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn streptococcal gây ra.
Tại những nước chưa phát triển, bệnh viêm họng do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra thường không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, dần dần trở thành án tử cho những bệnh nhân còn rất trẻ. Để lâu, căn bệnh này có thể gây ra sốt thấp khớp cấp, còn gọi là bệnh thấp tim, khi hệ miễn dịch quay lại tấn công van tim.
Khi các van bị phá hủy, tim ngày càng yếu đi. Bệnh nhân trở nên yếu ớt, hụt hơi và không thể làm được việc gì. Nhìn bên ngoài, các bệnh nhân thường có phần bụng trướng to do tim không bơm đủ máu, dẫn đến tắc nghẽn gan và lá lách, khiến chất lỏng tích tụ tại bụng. Nhiều bệnh nhân chết trước tuổi 30.
Ảnh: New York Times.
Theo Tạp chí Y tế New England, năm 2015 thế giới có 33,4 triệu người mắc bệnh thấp tim, trong đó gần 320.000 ca tử vong. Liên đoàn Tim mạch Thế giới (World Heart Federation) gọi sốt thấp khớp và bệnh thấp tim mà vi khuẩn strep gây ra là "căn bệnh sinh ra do sự vô tâm của các xã hội kém phát triển". Nghèo đói, điều kiện sống chật chội và không được chăm sóc y tế chính là nguồn cơn của vi khuẩn strep.
Vi khuẩn strep đã gây ra nhiều cái chết thương tâm, đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về căn bệnh này. Đa số vốn đầu tư nghiên cứu đều tập trung vào bệnh lao phổi, sốt rét và HIV. Bệnh sốt thấp khớp được phát hiện sớm chỉ cần điều trị lâu dài bằng penicillin sẽ tránh được hỏng van tim. Hiện nay căn bệnh này bắt đầu có nhiều biến chứng nặng nề.
Đối với phụ nữ mắc bệnh, các bác sĩ phải chỉ định phá thai trước khi phẫu thuật hoặc yêu cầu không nên có thai. Chủ yếu do việc lắp van tim nhân tạo cần phải sử dụng thuốc warfarin dài hạn nhằm tránh tắc van, mà loại thuốc này có thể gây xuất huyết ở bà bầu hoặc dẫn đến dị tật thai nhi. Dù vậy, nhiều phụ nữ châu Phi vẫn lựa chọn sinh con thay vì phẫu thuật và mặc kệ số phận của mình.
Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu viêm họng dài ngày cần đưa đến bác sĩ để xét nghiệm nhanh, kết quả sẽ có sau 5-10 phút. Xét nghiệm nhanh này không phát hiện được 100% liên cầu khuẩn, nên nếu kết quả âm tính bác sĩ có thể xét nghiệm thêm và trả kết quả sau hai ngày.
Trường hợp chẩn đoán mắc khuẩn liên cầu, bệnh nhân sẽ được uống kháng sinh 7-10 ngày. Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm nên người bệnh phải rửa tay sạch, che miệng khi ho và không dùng chung vật dụng.
Ngọc Khuê
Theo VNE
Nhìn vào dấu hiệu này của miệng, bạn có thể biết mình mang thai hay bị ung thư Đôi môi bị nứt nẻ hay lợi bị viêm - những dấu hiệu ở miệng này sẽ báo cho bạn biết những vấn đề sức khỏe đôi khi nghiêm trọng, mà bạn không nên bỏ qua. Môi nứt nẻ Ngay cả khi bạn nghĩ rằng chế độ ăn của mình cân bằng, rất dễ để bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng....