Bốn trụ cột trong chiến lược phòng thủ không gian của châu Âu
Tháng 3 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ công bố một chiến lược nhằm tăng cường các nỗ lực an ninh và phòng thủ không gian trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang làm gia tăng căng thẳng trong không gian.
Tên lửa đẩy Ariane 5 mang theo kính viễn vọng không gian James Webb rời bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Guiana, Pháp, ngày 25/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 24/1, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối của Liên minh châu Âu (EU), ông Thierry Breton đã đưa ra tuyên bố trên tại Hội nghị Không gian châu Âu diễn ra ở Brussels (Bỉ).
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Breton nêu rõ: “Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, chúng ta cần nâng cao vị thế chiến lược của EU để có thể bảo vệ lợi ích, bảo vệ các hệ thống và dịch vụ không gian của chúng ta và trở thành một cường quốc không gian quyết đoán hơn”.
Theo ông Breton, chiến lược không gian của châu Âu sẽ dựa trên 4 trụ cột, bao gồm tăng cường khuôn khổ an ninh và khả năng phục hồi cho các hệ thống không gian thương mại và quốc gia của EU; củng cố khả năng của liên minh để đối phó với các mối đe dọa; tăng cường sử dụng không gian vũ trụ cho các hoạt động an ninh và quốc phòng thông qua các chương trình quan sát Trái Đất và giám sát giao thông không gian, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); thực thi “luật không gian EU” để thiết lập các quy tắc chung về an toàn, bảo mật và tính bền vững của các hệ thống của EU.
Ủy viên châu Âu Breton cho biết 10 trong số 27 quốc gia thành viên của EU đã bắt đầu điều chỉnh các hoạt động không gian vũ trụ của mình. Ông cũng cảnh báo rằng EU đứng trước nguy cơ đối mặt với “các quy tắc quốc gia khác nhau” có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, công nghiệp và an ninh của liên minh.
Hội nghị Không gian châu Âu diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022 đã khiến EU và Nga ngừng hợp tác chặt chẽ trước đây trong lĩnh vực không gian, làm trì hoãn một loạt sứ mệnh và ảnh hưởng đến nỗ lực phóng vệ tinh của châu Âu.
EU sắp giải ngân gói hỗ trợ 18 tỷ euro cho Ukraine
Ngày 13/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen xác nhận cơ quan này dự định sẽ phân bổ đợt đầu tiên của gói hỗ trợ tài chính vĩ mô mới cho Ukraine ngay trong tháng này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Thụy Điển, bà Von der Leyen nói rõ: "Chúng tôi sẽ bắt đầu giải ngân đợt đầu tiên từ gói hỗ trợ 18 tỷ euro cho Ukraine trong tháng 1". Cũng theo bà Von der Leyen, đây là gói hỗ trợ tài chính vĩ mô lớn nhất trong lịch sử của EU.
Ngày 9/11/2022, EC đã đề xuất một chương trình hỗ trợ tín dụng tài chính vĩ mô mới cho Ukraine với tổng số tiền lên tới 18 tỷ euro cho năm 2023. Gói hỗ trợ này bao gồm các khoản cho vay ưu đãi với thời hạn lên tới 35 năm và bắt đầu thanh toán trả nợ từ năm 2033. Theo người phát ngôn của EC Dana Spinan, các khoản cho vay này sẽ được cấp cho Ukraine trên cơ sở hàng tháng.
Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu Ngày 12/1, công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu tại thành phố Kiruna ở vùng cực Bắc nước này. Bên trong mỏ Kirunavaara ở Kiruna, Thụy Điển. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo của LKAB nêu rõ mỏ đất hiếm nói trên nằm cạnh một mỏ quặng sắt và có trữ lượng...