Bốn tên lửa giúp Triều Tiên không sợ “pháo đài bay” B-52
Quân đội Triều Tiên có 4 loại tên lửa phòng không đủ sức bắn hạ máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ.
Ngày 10/1, Mỹ đã triển khai một máy bay ném bom B-52 bay ở tầm thấp trên không phận Hàn Quốc, một động thái phô trương sức mạnh sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 6/1. Người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparotti cho biết, chuyến bay này nhằm thể hiện sức mạnh và khả năng của liên minh Mỹ-Hàn. Phía Washington cho biết, chiếc B-52 nói trên đến từ căn cứ tại Guam và được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu của Mỹ và Hàn Quốc, trước khi quay trở lại Guam.
Với khả năng mang tới 31,5 tấn bom thông thường, tên lửa, bom hạt nhân. Kể từ khi đưa vào hoạt động, máy bay ném bom B-52 đã thực hiện nhiều cuộc tấn công hủy diệt tàn bạo ở khắp nơi trên thế giới (trong đó có cuộc chiến ở Việt Nam). Vậy, trong trường hợp xung đột xảy ra, Triều Tiên có loại vũ khí nào để khắc chế loại máy bay đáng sợ này?
Hiện nay, Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2). Đây là loại tên lửa không lạ, nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từng dùng S-75 Dvina bắn hạ hàng chục B-52 của Không quân Mỹ. Trong ảnh là xe chở đạn S-75 Dvina trong một cuộc duyệt binh của Triều Tiên.
Đạn tên lửa của hệ thống S-75 Dvina có khả năng đạt tầm bắn tới 45km, độ cao diệt mục tiêu 25km. Với tầm cao này, S-75 Dvina thừa sức bắn hạ những chiếc B-52 bay ở độ cao tối đa 15km, hoặc 10km khi bay ném bom. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tuy nhiên, S-75 Dvina sử dụng công nghệ lạc hậu, dễ bị gây nhiễu điện tử. Vì vậy, nếu Triều Tiên muốn bắn hạ B-52, trước nhất họ phải tìm ra phương án đối phó với thủ đoạn gây nhiễu hệ thống radar của quân Mỹ.
Ngoài S-75 Dvina, phòng không Triều Tiên còn có trong biên chế 32 tiểu đoàn tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3) đã được cải tiến. Đây cũng là hệ thống tên lửa có khả năng với tới trần bay của B-52.
Đạn tên lửa của hệ thống S-125 Pechora có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tối đa 35km, độ cao 18km. Ảnh minh họa
Những hình ảnh cận cảnh S-125 Pechora trong duyệt binh của Quân đội Triều Tiên cho thấy, nước này dường như đã tự nâng cấp thiết kế bệ phóng tự hành cho hệ thống (nghĩa là đạn có thể bắn từ bệ đặt trên xe vận tải, thay vì đặt bệ phóng cố định trên mặt đất). Thiết kế nâng cấp này giúp hệ thống có tính cơ động cao hơn, yếu tố quan trọng chống đối phương phản công khi lộ trận địa.
Triều Tiên được cho là sở hữu số lượng không xác định hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4). Đây là hệ thống phòng không tính cơ động cao với các thành phần (radar, tên lửa) đặt trên xe bánh xích hoặc xe bánh lốp. Ảnh minh họa
Đạn tên lửa của hệ thống 2K11 Krug đạt tầm bắn 55km, độ cao diệt mục tiêu 24,5km. Ảnh minh họa
Cuối cùng là “át chủ bài” trong mạng lưới phòng không tầm cao, đồng thời cũng là vũ khí thừa sức tiêu diệt B-52 của Triều Tiên, hệ thống tên lửa S-200. Hiện, Triều Tiên được cho là sở hữu khoảng 4-6 tiểu đoàn S-200 bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng. Trong ảnh là xe chở đạn S-200 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.
Hệ thống tên lửa phòng không S-200 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 160-300km (tùy từng biến thể), độ cao 40km. So với S-75, S-125, S-200 hiện đại hơn, chính xác hơn với đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối. Có thể nói, S-200 không chỉ là vũ khí chống B-52 mà là loại tên lửa dùng để đối đầu với mọi máy bay chiến lược của Mỹ nếu chúng được điều tới Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Theo_Kiến Thức
Hành trình hồi sinh "pháo đài bay" B-52 từ nghĩa địa
Không quân M đã thực hiện dự án chưa từng có trong tiền lệ, hồi sinh một máy bay ném bom chiến lược B-52 đã bị loại biên chế.
Giống những chiếc máy bay bị loại khỏi biên chế, "ma tốc độ" (biệt danh mà lính Mỹ đặt cho chiếc máy bay ném bom B-52, thường thì các máy bay Mỹ ngoài định danh chung còn được phi hành đoàn đặt tên riêng) bị kéo tới nghĩa địa máy bay quân sự ở Tucson, bang Arizona từ năm 2008. Tuy nhiên, do một chiếc B-52 khác của Mỹ bị hư hại trong quá trình hoạt động, buộc không quân phải triệu hồi "ma tốc độ" từ nghĩa địa khô cằn.
Nơi không quân Mỹ chứa các máy bay B-52 bị loại khỏi biên chế là sa mạc khắc nghiệt. Khí hậu khô cằn giúp bảo vệ những chiếc phi cơ khỏi sự tàn phá của nước. Nhiều máy bay được đưa tới tới đây trong tình trạng vẫn còn hoạt động tốt.
Chỉ số ít máy bay được tái sử dụng như chiếc "ma tốc độ". Phần còn lại đều phải nằm chờ để lấy phụ tùng thay thế hoặc nghiền vụn thành phế liệu.
Tuy nhiên, quãng thời gian bị nắng mưa tàn phá khiến không quân Mỹ phải mất nhiều năm để sửa chữa và nâng cấp "ma tốc độ" nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của phi cơ sau nhiều thập niên. Cuối cùng, chiếc máy bay 53 năm tuổi đã có thể trở lại bầu trờ từ căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson.
Sứ mệnh đưa chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 số hiệu 61-1007 trở lại bầu trời là chưa từng có tiền lệ trong không quân Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ quyết định tái sử dụng một chiếc B-52 dù họ đã nhiều lần hồi sinh các loại chiến đấu cơ khác.
Phi hành đoàn chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình lịch sử hôm 12/2. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, "ma tốc độ" sẽ chỉ bay với vận tốc độ 460 km/h ở độ cao 7.000 m. Tốc độ tối đa của nó có thể đạt 1.060 km/h cùng trần bay 15.000 m.
Sau khi hoàn tất các thử nghiệm, "ma tốc độ" sẽ được đưa về căn cứ không quân Minot ở Bắc Dakota.
Sau khi hồi sinh, "ma tốc độ" là 1 trong 76 chiếc B-52 mà không quân Mỹ đang sử dụng.
Theo_Kiến Thức
Mỹ điều B-52 bay qua Hàn Quốc 'dằn mặt' Triều Tiên Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Hàn Quốc sáng ngày 10.1, động thái được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự, dằn mặt Triều Tiên sau vụ Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch. Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: Reuters Chiếc B-52, có thể mang theo vũ khí hạt nhân, cất cánh từ...