Bón phân Văn Điển nâng chất lượng mủ cao su
Nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sử dụng phân bón Văn Điển đã thu được kết quả là năng suất, chất lượng mủ cao vượt trội.
Nhu cầu dinh dưỡng lớn
Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây cao su cần. Ảnh: T.L
Cao su là cây ưa đất có tầng dầy trên 2m dễ thấm nước, thoát nước, có độ PH từ 4,5 -5,5, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2.000mm. Ở thời kỳ kinh doanh, bên cạnh việc cho thu hoạch mủ, cây vẫn sinh trưởng phát triển thân cành tán lá và thay lá, đặc biệt từ năm thứ 9 đến năm thứ 12. Tổng lượng cao su khô từ năm thứ 12 đến năm thứ 23 đạt cao nhất có thể đến 3 tấn ha/năm.
Để tạo ra mủ và duy trì tăng trưởng, cây cao su có nhu cầu dinh dưỡng lớn được lấy từ đất và bổ sung qua con đường phân bón, các yếu tố dinh dưỡng mà cây cần gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) theo tỷ lệ (1-0,8 -2). Từ năm thứ 7 đến năm thứ 22 có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo từng loại đất. Bên cạnh các chất đa lượng cao su còn cần các chất trung lượng là magie (Mg), canxi (Ca) theo tỷ lệ khoảng 0,5 -1, ở một số vùng đất thiếu magan (Mn) có thể khắc phục bằng việc bổ sung phân bón chứa mangan.
Video đang HOT
Thực tiễn mấy năm gần đây giá mủ cao su giảm sút nên việc đầu tư phân bón cũng giảm theo. Nhiều vườn trồng cao su chỉ duy trì dinh dưỡng ở mức thấp, nhiều nơi dùng các loại phân đơn, nghiêng về phân đạm hoặc dùng những loại phân NPK thông thường thiếu cơ bản những chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng. Điều này làm cho cây cao su sinh trưởng phát triển kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh mủ cũng như tuổi thọ của cây. Tuy nhiên nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sử dụng phân bón Văn Điển thì cao su phát triển tốt, cây khỏe, lá xanh sáng, vỏ thân nhẵn, ít mắt cua sần sùi, nhanh lành sẹo khi khai thác mủ, năng suất và chất lượng vượt trội.
Hiệu quả từ bón phân Văn Điển
Loại phân bón phân Văn Điển được sử dụng cho cây cao su gồm: Lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Lân dễ tiêu 16%, chất vôi 30%, chất magie 15%, chất silic 24% và các chất vi lượng. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: Đạm 12%, lân dễ tiêu 8%, kali dễ tiêu 12%, vôi 15%, magie 8%, silic 13%, lưu huỳnh 3% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, magan. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây cao su lên đến 71%.
Với cao su thời kỳ kinh doanh được khuyến cáo bón phân Văn Điển hai lần trong năm. Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa với lượng bón 270 – 350kg lân Văn Điển cộng thêm 350 – 400kg ĐYT NPK 12.8.12. Lần thứ hai bón vào cuối mùa mưa từ 300 – 350kg ĐYT NPK 12.8.12. Phân bón được rải giữa hai hàng cao su theo băng rộng, cày lật đất phủ kín phân; các vườn cao su có trên 15 năm tuổi thì bón tăng lượng từ 10 -15%. Những chân đất kém màu mỡ (hạng 3, 4) thì bón tăng lượng khoảng 10% nữa.
Phân bón Văn Điển bên cạnh việc cân đối tỷ lệ NPK còn đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt yếu tố canxi chiếm đến 35% giúp cho việc cải tạo đất nâng độ PH thích hợp cho cây phát triển; chất magie chiếm 8- 15% giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo mủ, các chất silic làm tơi xốp đất cùng các chất vi lượng giúp cho nâng cao chất lượng của mủ cao su.
Theo Danviet
Giá cao su tăng, doanh nghiệp cao su quý 2 vẫn ngậm đắng nuốt cay
Giá cao su trong quý 2 đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên thế là vẫn chưa đủ để lợi nhuận của doanh nghiệp "vàng trắng" có thể khởi sắc.
Nhờ giá dầu thô tăng mạnh trong thời gian gần đây, nên giá bán mủ cao su tự nhiên đã tăng hơn 70% so với đầu năm, có thời điểm giá bán mủ cao su đã tăng lên mức 37 - 38 triệu đồng/tấn, cao hơn nhiều so với đầu năm.
Tuy nhiên với những con số kết quả kinh doanh mới được các doanh nghiệp cao su tự nhiên công bố thì có vẻ sự phục hồi của giá chưa đủ để giúp hoạt động kinh doanh của ngành này khởi sắc trở lại.
Cao Su Hòa Bình (HRC) đã công bô BCTC quy 2.2016 vơi doanh thu va lợi nhuận vẫn tiếp tục giam manh so cung ky năm trươc. Cụ thể, doanh thu thuần đạt vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng chỉ bằng 1/7 cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt 561 triệu đồng giảm 31% so với quý 2/2015. Trong kỳ các khoản chi phí đều được doanh nghiệp cắt giảm mạnh nên lãi thuần đạt hơn 36 triệu đồng trong khi cùng kỳ lỗ thuần 121 triệu đồng. Hoạt động khác mang về khoản lãi hơn 2 tỷ đồng giúp HRC lãi ròng 1,7 tỷ đồng vẫn giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương EPS đạt 70 đồng.
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do giá bán mủ và sản lượng tiêu thụ quý 2/2016 giảm so với cùng kỳ, bên cạnh đó diện tích thanh lý cây cao su để tái canh trồng mới trong quý 2/2016 cũng giảm nên lợi nhuận khác giảm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, HRC đạt gần 15 tỷ đồng doanh thu và 4,62 tỷ đồng LNST lần lượt giảm 56,5% và 83% so với 6 tháng đầu năm 2016.
Trước đó một số doanh nghiệp cao su khác cũng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ, Cao su Phước Hòa (PHR) công bố lợi nhuận trước thuế lũy kế ước đạt 55,74 tỷ đồng. Như vậy riêng quý 2, PHR chỉ lãi gần 13 tỷ đồng giảm mạnh 55,2% so với cùng kỳ.
Cao su Tây Ninh (TRC) dự kiến 6 tháng đầu năm lợi nhuận Công ty thu về đạt hơn 21,2 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận từ kinh doanh cao su chỉ chiếm chưa tới 3% trong cơ cấu lợi nhuận (550 triệu đồng). Phần lợi nhuận đóng góp lớn nhất là hoạt động khác với hơn 19,7 tỷ đồng, chiếm 93%; theo sau là hoạt động tài chính với gần 860 triệu đồng, chiếm 4%.
Hiện Cao su Đồng Phú (DPR) chưa công bố KQKD tháng 6, nhưng theo kết quả kinh doanh tháng 5/2016, lũy kế 5 tháng đầu năm nay, DPR ước đạt 180,775 tỷ đồng doanh thu; 55,178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái trong đó phần đóng góp từ lợi nhuận SXKD cao su chưa đến 3 tỷ đồng.
Lo ngại giá cao su giảm nên ngay từ đầu năm các doanh nghiệp cao su tự nhiên đã lên kế hoạch kinh doanh hết sức thận trọng, theo đó mặc dù kết quả kinh doanh nửa đầu năm giảm sút mạnh so với cùng kỳ nhưng cả HRC, PHR, TRC và DPR đều đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2016 ở mức khá cao trong đó HRC vẫn đã hoàn thành tới 77% kế hoạch LNST cả năm 2016, DPR mới chỉ hết tháng 5 cũng đã hoàn thành được trên 70% kế hoạch, TRC và PHR cũng đã hoàn thành được trên dưới 50% kế hoạch.
Được biết, theo thông lệ hằng năm, trong quý 1 và đầu quý 2 các doanh nghiệp thường ngừng cạo mủ để duy tu bảo dưỡng máy móc và chờ cây rụng lá. Hiện tại, các doanh nghiệp đang thực hiện công việc cạo xả để thông mạch cây và chờ đến khoảng giữa tháng 5 mới bắt đầu khai thác trở lại. Tại Cty cổ phần cao su Hòa Bình, dự kiến đến tháng 6 mới có thể bước vào mùa cạo mới. Theo đó có thể kỳ vọng cùng với sự phục hồi của giá cao su chặng đường nửa cuối năm của các doanh nghiệp "vàng trắng" sẽ bớt gian khó.
Theo Thanh Tú (InfoNet/HNX&HSX)
Chặt bỏ cao su, nỗi đau "vàng trắng" Mấy năm gần đây, giá cao su liên tục "lao dốc" thê thảm, trong khi giá hồ tiêu lại tăng đến... chóng mặt. Vì thế không ít vườn cao su ở Tây Nguyên đã bị chặt bỏ... Mấy năm gần đây, giá cao su liên tục "lao dốc" thê thảm, trong khi giá hồ tiêu lại tăng đến... chóng mặt, dao động từ...