Bón phân Lâm Thao, su su Tam Đảo thêm đẹp, ngon
Bón phân theo quy trình bón khép kín bằng NPK Lâm Thao giúp ngọn rau su su mập mạp, đốt ngắn, tiện lợi cho người sử dụng trong khâu chế biến, hiệu quả kinh tế tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn. Đó là khẳng định của Trần Văn Thân – Trưởng thôn Đồng Thanh, cũng là hộ dân trực tiếp tham gia mô hình trình diễn phân bón Lâm Thao khép kín vụ đông xuân 2016 – 2017.
Đặc sản nổi tiếng ở Tam Đảo
Không chỉ là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng, không khí trong lành, mát mẻ, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) còn được nhiều người yêu thích bởi… đặc sản su su ăn ngọn. Các du khách mỗi khi lên Tam Đảo đều được nhà hàng, người dân địa phương mời dùng bữa, trong đó không thể thiếu đĩa rau su su xào hoặc luộc. Hơn thế, những bó ngọn su su xanh non còn là đặc sản dùng làm quà theo du khách về xuôi.
Hiện huyện Tam Đảo là một trong những vựa rau su su chuyên canh lớn nhất cả nước. Nhờ những lợi thế về tự nhiên, thích hợp với khí trời lạnh, rau su su Tam Đảo mang những đặc trưng ít nơi nào có được với ngọn vươn dài xanh mơn mởn, mập mạp, ăn vào có vị ngọt, thơm… Loại rau này dần trở thành hàng hóa thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân thị trấn Tam Đảo.
Quyết tâm đưa rau su su (trồng lấy ngọn) trở thành môt trong những đặc sản đặc sắc của khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, ngay từ năm 2005, Sở NN-PTNN tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo triển khai chương trình “Su su an toàn Tam Đảo”, giúp cho khách du lịch có địa chỉ mua nông sản an toàn mỗi dịp ghé thăm Tam Đảo.
Ông Bùi Văn Cầu – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo cho biết: Ban đầu, chương trình “Su su an toàn Tam Đảo” chỉ triển khai được 20ha, sau do nhu cầu ngày càng lớn nên đến đầu năm 2016 đã tăng diện tích lên trên 50ha. Hiện, thương hiệu rau su su an toàn Tam Đảo có 141 hộ được đăng ký tham gia sản xuất, với diện tích khoảng 50ha và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu su su Tam Đảo. Huyện Tam Đảo cũng đang đặt mục tiêu phát triển su su an toàn Tam Đảo thành một thương hiệu mạnh.
Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, huyện Tam Đảo đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể. Trong đó, tập trung mở rộng diện tích trồng su su an toàn; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp nhập rau từ nơi khác về bày bán. Cùng với đó, Tam Đảo xây dựng mối liên kết “4 nhà” trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hướng tới phát triển su su Tam Đảo thực sự trở thành một loại nông sản có thương hiệu, thế mạnh của địa phương.
Vụ đông xuân năm 2017, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao triển khai mô hình bón phân NPK khép kín trên rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.
Cũng theo ông Cầu, để giúp người trồng su su Tam Đảo nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phát triển sản phẩm thế mạnh của huyện. nhiều năm nay Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo tích cực phối hợp các doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gần đây nhất là vụ đông xuân năm 2016-2017, Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao xây dựng mô hình trình diễn phân bón phân NPK khép kín cho cây rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.
Rau đẹp, ngon…
Ruộng mô hình trình diễn bón phân NPK khép kín cho cây su su ăn ngọn tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Ảnh: T.H
Hiệu quả bón phân khép kín cho su su
Video đang HOT
* Sau khi trồng khoảng 40 ngày thì cho thu hoạch, ngọn dài, mập hơn, năng suất tăng 15 – 20% so với ruộng đối chứng.
* Mỗi tháng sẽ cho cắt rau 15 lần, mỗi lần cắt đạt từ 22-25kg/sào.
* Sau 6 tháng, sản lượng bình quân đạt 1.890kg – 2.250kg/sào, hiệu quả kinh tế tăng từ 2 – 3 triệu đồng/sào so với mô hình bón phân đơn.
Cụ thể, ở ruộng mô hình, bà con bón phân theo quy trình bón khép kín mà công ty hướng dẫn (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2) đảm bảo rau su su đạt tiêu chuẩn VietGAP: Lượng giống 135kg, phân gà 1.000kg bón lót cùng NPK-S*M1 5.10.3-8 số lượng 200kg; bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 số lượng 120kg. Ngoài ra bà con không cần phải bón thêm bất kì loại phân nào khác.
Ông Trần Văn Thân – Trưởng thôn Đồng Thanh đồng thời cũng là hộ trực tiếp tham gia mô hình cho biết: “Cây su su được phát triển ở thôn Đồng Thanh từ năm 1999 đến nay. Nhiều năm nay, nhờ hiệu quả kinh tế từ cây su su mang lại đã phát triển thành phong trào “nhà nhà trồng su su, người người làm su su”. Mọi người dân trong thôn đều tham gia vào hoạt động với cây su su như thanh niên và người trung tuổi thì tham gia trồng và thu hoạch rau su su; người già và trẻ em tham gia công việc nhặt và bó ngọn thành từng kg để vận chuyển đi các tỉnh khác”.
Tuy nhiên, theo ông Thân, thời gian gần đây, việc trồng rau su su của bà con trong thôn Đồng Thanh cũng như ở huyện Tam Đảo gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh…. “Là trưởng thôn nên tôi luôn cố gắng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh sao cho rau su su đạt năng suất chất lượng cao nhất. Tôi thấy tham gia mô hình trình diễn bón phân khép kín của Lâm Thao, ngọn rau su su rất mập, đốt ngắn, tiện lợi cho người sử dụng trong khâu chế biến. Trong khi ở các ruộng đối chứng bón phân đơn theo tập quán địa phương, su su có đốt nhỏ và dài hơn” – ông Trần Văn Thân cho hay.
Năng suất su su tăng thêm 15 – 20%
Ông Lê Xuân Bách – Trạm trưởng Trạm Giao dịch của Công ty Lâm Thao tại tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: Các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg. Phân NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu, NPK-S*M1 5.10.3-8 có màu xám (hay gọi là màu lông chuột), NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ.
Cũng theo ông Thân, hiệu quả kinh tế của ruộng bón phân Lâm Thao tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn – một con số vượt ngoài sức mong đợi của ông và bà con trồng su su. Hơn nữa, nhà nông lại tiết kiệm chi phí bón phân, công sức chăm bón và hạn chế được dùng thuốc bảo vệ thực vật, ngọn su su đảm bảo sạch 100%.
“Qua theo dõi, với quy trình bón phân NPK khép kín, cây rau su su lấy ngọn trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng 40 ngày thì cho thu hoạch, ngọn dài, mập hơn, năng suất ở ruộng mô hình bón phân NPK*S Lâm Thao khép kín sẽ tăng 15 – 20% so với ruộng đối chứng” – ông Bùi Văn Cầu thông tin.
Tham gia mô hình trình diễn, bà con xã Hồ Sơn còn được cán bộ công ty trang bị thêm kinh nghiệm khi chọn phân bón tốt, tránh mua phải phân bón giả, kém chất lượng. Ông Lê Xuân Bách – Trạm trưởng Trạm Giao dịch của Công ty Lâm Thao tại tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: “Các loại phân bón NPK-S của công ty, ngoài thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali còn được bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng rất tốt cho cây trồng” – ông Bách cho biết.
Theo Danviet
Bón phân đúng cách, cà phê sống khỏe, trĩu quả sau mùa khô
Để bảo toàn phân bón (không bị bay hơi khi gặp nắng, không xói mòn khi gặp mưa to, đất dốc), cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi), đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cà phê kịp thời, nhà nông cần bón phân đúng thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất, không nên chờ bón theo mưa.
Cà phê có khả năng cho năng suất rất cao nếu thỏa mãn các điều kiện sinh thái, đất đai và đầu tư phân bón, tưới nước tốt. Trong cùng điều kiện sinh thái, những vườn được đầu tư phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn, hay nói cách khác, những vườn cà phê cho năng suất cao cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
Trong 1 tấn cà phê nhân có chứa từ 35 - 40kg N; 6 - 8kg P2O5; 40 - 45kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác. Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón không cân đối về tỷ lệ, số lượng quá cao so với năng suất cần đạt, gây lãng phí, tăng chi phí, giảm chất lượng cà phê và ô nhiễm môi trường.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân vô cơ đa lượng, cần điều chỉnh lượng phân đạm, kali và lân đối với cà phê vối cho phù hợp với mức năng suất đạt được; đối với cà phê chè, ngoài việc điều chỉnh lượng phân đạm, lân, kali xuống mức phù hợp, cần điều chỉnh về tỷ lệ cân đối N: P2O5: K2O và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng...
Lắp ống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê, một cách để tiết kiệm nước và giảm thiểu phân bón bị rửa trôi. Anh: VĂN VIỆT
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy, đối với cả 2 loài cà phê vối và chè thì tỷ lệ trung bình N : P : K là 2 : 1 : 2. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên (92,6%) sử dụng phân hỗn hợp NPK; khoảng 40,8 - 67,4% hộ sử dụng các loại phân đơn như: SA, urê, lân nung chảy, supe lân, kali clorua.
Các đợt bón phân:
Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng, song các đợt bón phân nhằm vào các thời điểm: Đợt 1: Bón trong mùa khô, tăng cường dinh dưỡng cho vườn cây sau khi thu hoạch, cắt cành tạo hình và cà phê đã ra đợt hoa đầu tiên, kích thích phát sinh cành và hỗ trợ đợt hoa thứ 2; đợt 2: Khi mùa mưa bắt đầu và đất đã đủ ẩm; đợt 3, 4: Cách đợt trước từ 1,5-2 tháng.
Trong điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, các đợt bón phân cần tiến hành vào các thời điểm như sau: Đợt 1: Lần tưới thứ 2 (tháng 1-2); đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 4-5); đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 6-7); đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 8-9).
Phương pháp bón:
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã và đang kết hợp Viện Thổ nhưỡng nông hóa xây dựng các quy trình bón phân NPK-S đồng bộ khép kín các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, trong đó có cà phê và đã được thực hiện ở các địa phương để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Bón trực tiếp vào đất, trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại.
Đối với cà phê ở năm trồng mới, phân chuồng được bón lót cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán, cách gốc 15-20cm, bón phân, sau đó lấp đất sâu 3-5cm.
Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi, bón rải theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng từ 15-20cm theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất.
Lưu ý: Để bảo toàn phân bón (không bị bay hơi khi gặp nắng, không xói mòn khi gặp mưa to, đất dốc) và cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi) đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cà phê kịp thời, cần bón phân đúng thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất. Không nên chờ bón theo mưa.
Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cà phê (kg/ha): Cà phê vối mật độ 1.110-1.330 cây/ha; cà phê chè 4.440-5.000 cây/ha.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Bón lót khi trồng:
Bón cho 1 hố: 15 - 20kg phân chuồng, 1,0-1,5kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (hoặc 0,7-0,9kg lân nung chảy, 0,1-0,2kg urê). Nếu quy 1ha thì tương đương 25-30 tấn phân chuồng, 1.250-1.800kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (hoặc 900-1.200kg lân nung chảy, 130-250kg urê).
Bón thúc: Trong từng năm phải bón các loại phân NPK-S có tỷ lệ khác nhau để có đủ hàm lượng dinh dưỡng NPK-S cho cà phê theo tuổi và dao động được tính cho cà phê vối và cà phê chè như sau:
Năm 1: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 1.200 -1.500kg, chia đều làm 4 đợt.
Năm 2: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 2.000 -2.500kg, chia đều làm 4 đợt.
Năm 3: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 2.500 -3.000kg, chia đều làm 4 đợt.
Giai đoạn cà phê kinh doanh và tu bổ:
Đối với cà phê vối để đạt năng suất 3,5-4,0 tấn nhân/ha và cà phê chè 2,5-3,0 tấn nhân/ha hàng năm sử dụng phân bón NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón 300-400kg vào đợt 1 800 - 1.000kg vào đợt 2 1.000 -1.200kg vào đợt 3 và 700 - 800kg vào đợt 4.
Có thể tăng hoặc giảm 10-15% lượng phân bón trên cho mỗi tấn cà phê nhân./.
Theo Danviet
"Ba nhành lá cọ xanh" sát cánh cùng nhà nông Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn tự hào khi được nông dân cả nước tin tưởng, chọn "ba nhành lá cọ xanh" cùng đồng hành và giúp bà con có những mùa vàng bội thu. Doanh...