Bón phân đúng cách, cà phê sống khỏe, trĩu quả sau mùa khô
Để bảo toàn phân bón (không bị bay hơi khi gặp nắng, không xói mòn khi gặp mưa to, đất dốc), cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi), đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cà phê kịp thời, nhà nông cần bón phân đúng thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất, không nên chờ bón theo mưa.
Cà phê có khả năng cho năng suất rất cao nếu thỏa mãn các điều kiện sinh thái, đất đai và đầu tư phân bón, tưới nước tốt. Trong cùng điều kiện sinh thái, những vườn được đầu tư phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn, hay nói cách khác, những vườn cà phê cho năng suất cao cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
Trong 1 tấn cà phê nhân có chứa từ 35 – 40kg N; 6 – 8kg P2O5; 40 – 45kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác. Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón không cân đối về tỷ lệ, số lượng quá cao so với năng suất cần đạt, gây lãng phí, tăng chi phí, giảm chất lượng cà phê và ô nhiễm môi trường.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân vô cơ đa lượng, cần điều chỉnh lượng phân đạm, kali và lân đối với cà phê vối cho phù hợp với mức năng suất đạt được; đối với cà phê chè, ngoài việc điều chỉnh lượng phân đạm, lân, kali xuống mức phù hợp, cần điều chỉnh về tỷ lệ cân đối N: P2O5: K2O và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng…
Lắp ống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê, một cách để tiết kiệm nước và giảm thiểu phân bón bị rửa trôi. Anh: VĂN VIỆT
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy, đối với cả 2 loài cà phê vối và chè thì tỷ lệ trung bình N : P : K là 2 : 1 : 2. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên (92,6%) sử dụng phân hỗn hợp NPK; khoảng 40,8 – 67,4% hộ sử dụng các loại phân đơn như: SA, urê, lân nung chảy, supe lân, kali clorua.
Các đợt bón phân:
Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng, song các đợt bón phân nhằm vào các thời điểm: Đợt 1: Bón trong mùa khô, tăng cường dinh dưỡng cho vườn cây sau khi thu hoạch, cắt cành tạo hình và cà phê đã ra đợt hoa đầu tiên, kích thích phát sinh cành và hỗ trợ đợt hoa thứ 2; đợt 2: Khi mùa mưa bắt đầu và đất đã đủ ẩm; đợt 3, 4: Cách đợt trước từ 1,5-2 tháng.
Trong điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, các đợt bón phân cần tiến hành vào các thời điểm như sau: Đợt 1: Lần tưới thứ 2 (tháng 1-2); đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 4-5); đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 6-7); đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 8-9).
Video đang HOT
Phương pháp bón:
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã và đang kết hợp Viện Thổ nhưỡng nông hóa xây dựng các quy trình bón phân NPK-S đồng bộ khép kín các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, trong đó có cà phê và đã được thực hiện ở các địa phương để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Bón trực tiếp vào đất, trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại.
Đối với cà phê ở năm trồng mới, phân chuồng được bón lót cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán, cách gốc 15-20cm, bón phân, sau đó lấp đất sâu 3-5cm.
Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi, bón rải theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng từ 15-20cm theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất.
Lưu ý: Để bảo toàn phân bón (không bị bay hơi khi gặp nắng, không xói mòn khi gặp mưa to, đất dốc) và cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi) đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cà phê kịp thời, cần bón phân đúng thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất. Không nên chờ bón theo mưa.
Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cà phê (kg/ha): Cà phê vối mật độ 1.110-1.330 cây/ha; cà phê chè 4.440-5.000 cây/ha.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Bón lót khi trồng:
Bón cho 1 hố: 15 – 20kg phân chuồng, 1,0-1,5kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (hoặc 0,7-0,9kg lân nung chảy, 0,1-0,2kg urê). Nếu quy 1ha thì tương đương 25-30 tấn phân chuồng, 1.250-1.800kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (hoặc 900-1.200kg lân nung chảy, 130-250kg urê).
Bón thúc: Trong từng năm phải bón các loại phân NPK-S có tỷ lệ khác nhau để có đủ hàm lượng dinh dưỡng NPK-S cho cà phê theo tuổi và dao động được tính cho cà phê vối và cà phê chè như sau:
Năm 1: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 1.200 -1.500kg, chia đều làm 4 đợt.
Năm 2: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 2.000 -2.500kg, chia đều làm 4 đợt.
Năm 3: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón: 2.500 -3.000kg, chia đều làm 4 đợt.
Giai đoạn cà phê kinh doanh và tu bổ:
Đối với cà phê vối để đạt năng suất 3,5-4,0 tấn nhân/ha và cà phê chè 2,5-3,0 tấn nhân/ha hàng năm sử dụng phân bón NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón 300-400kg vào đợt 1 800 – 1.000kg vào đợt 2 1.000 -1.200kg vào đợt 3 và 700 – 800kg vào đợt 4.
Có thể tăng hoặc giảm 10-15% lượng phân bón trên cho mỗi tấn cà phê nhân./.
Theo Danviet
"Ba nhành lá cọ xanh" sát cánh cùng nhà nông
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn tự hào khi được nông dân cả nước tin tưởng, chọn "ba nhành lá cọ xanh" cùng đồng hành và giúp bà con có những mùa vàng bội thu.
Doanh thu bán hàng đạt trên 4.000 tỷ đồng
Giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của công ty, ông Phạm Quang Tuyến - Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, được thành lập năm 1962, đến nay Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã có truyền thống 55 năm sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, sau 5 năm trở thành doanh nghiệp cổ phần, với chiến lược kinh doanh vừa toàn diện, vừa linh hoạt dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ, công ty đã phát huy các tiềm năng nội lực, tập trung nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Được mua phân bón Lâm Thao trả chậm, nhiều hộ trồng rau màu ở Hải Dương yên tâm sản xuất, tăng thu nhập. Ảnh: Đ.T
Theo ông Tuyến, năm 2016 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với ngành sản xuất phân bón cả nước, nhưng Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã nỗ lực vượt khó, đạt được những kết quả phấn khởi với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.900 tỷ đồng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 171 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước 81 tỷ đồng. Đời sống của trên 3.000 người lao động trong công ty được đảm bảo với thu nhập ổn định, bình quân đạt 7,4 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2017, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 4.267 tỷ đồng; doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.125 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 252 tỷ đồng; nộp ngân sách 84 tỷ đồng.
Ông Tuyến cho hay, trên địa bàn cả nước hiện có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất phân bón các loại chi phối thị trường. Để chiếm được lòng tin của bà con nông dân, công ty đã nỗ lực nghiên cứu, cải tiến, sản xuất, đem đến cho bà con những sản phẩm phân bón chất lượng tốt nhất. "Ngoài việc phát huy nội lực, công ty còn ký hợp đồng liên kết các chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng chuyên ngành nông nghiệp trong nước để thực hiện các đề tài khoa học. Đồng thời, công ty cũng tổ chức các đoàn công tác tới nhiều tỉnh, thành phố cả trong Nam, ngoài Bắc để khảo sát, nghiên cứu thổ nhưỡng, giống lúa, cây trồng... qua đó nghiên cứu sản xuất các loại phân bón phù hợp với chất đất, cây trồng của từng vùng quê" - ông Tuyến chia sẻ.
Nông dân tin tưởng
Để người dân hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu phân bón Lâm Thao, công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng thị trường, phối hợp các đơn vị như Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông từ Trung ương tới địa phương tổ chức nhiều mô hình trình diễn trồng lúa, trồng ngô... đối chứng để bà con nông dân thấy được hiệu quả khi sử dụng phân bón Lâm Thao có nhiều lợi thế so với sản phẩm cùng loại khác. "Năm 2016, công ty đã tổ chức trên 1.000 mô hình trình diễn ở các cấp để hỗ trợ, hướng dẫn cách sử dụng phân bón, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cho bà con nông dân" - ông Tuyến thông tin.
Điều đáng chú ý, ngoài việc đưa đến tận tay bà con phân bón chất lượng, giá cả cạnh tranh, công ty còn duy trì chương trình bán phân bón trả chậm hàng năm. Công ty thường xuyên phối hợp Hội ND các tỉnh đưa phân bón về bán trả chậm cho nông dân vào đầu vụ, chờ đến cuối vụ, bà con có thu hoạch, bán nông sản rồi mới phải trả tiền cho công ty.
"Đây không phải là hoạt động kinh doanh, mà là hỗ trợ bà con chủ động trong sản xuất, mua được phân bón đảm bảo chất lượng, đúng sản phẩm. Trong năm 2016, công ty đã thực hiện cung ứng 2 đợt bán 73.295 tấn phân bón Lâm Thao trả chậm không tính lãi cho nông dân khắp các tỉnh, thành cả trong nước với trị giá 292 tỷ đồng" - ông Tuyến khẳng định.
Sự chia sẻ này của Lâm Thao đã được ND cả nước biết đến và tin tưởng. Đến nay, phân bón nhãn hiệu "ba nhành lá cọ xanh" Lâm Thao đã có mặt ở hầu hết các địa phương miền Bắc, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Theo Danviet
Mua hàng nghìn tấn phân bón cũng được nợ tới 6 tháng "Nhờ chương trình hỗ trợ mua phân bón trả chậm mà cán bộ, hội viên, nông dân (ND) trên địa bàn ngày càng gắn bó và hiểu nhau hơn. Chương trình đã góp phần giúp Hội ND thu hút hội viên bằng những việc làm cụ thể, chứ không phải là lý thuyết suông" - đó là chia sẻ của bà Vũ Thị...