Bốn mùa xuân trên thành Đại Lý
Thành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn nhìn về phía hồ Nhĩ Hải có tên Diệp Du thành hoặc Tử thành.
Chúng tôi cũng đã thấm mệt sau một ngày chạy từ Hà Nội đến Nam Ninh rồi từ Nam Ninh ngủ tàu đến Côn Minh, không hề biết đến cái giường là gì trong suốt một ngày lắc lư với tàu xe và cũng chưa được nghỉ chút nào.
Nhìn từ xa đã thấy rõ những ngôi nhà mang phong cách dân tộc Bạch nằm thoai thoải trên một ngọn đồi cao. Đây là khu phố mới, còn muốn đến được với thành cổ, quê hương của ngón nghề Nhất dương chỉ và câu chuyện Thiên Long Bát Bộ phải đi thêm nửa tiếng xe buýt nữa. Giao thông đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều. Vừa xuống khỏi xe chúng tôi đã thấy một chiếc xe buýt chờ sẵn, vậy là không chần chừ, lên ngay chiếc xe đang chờ tới.
Thành cổ Đại Lý
Tam Tháp cổ
Thành Đại Lý đón khách bằng một chiếc cổng thành tuyệt đẹp, cổ kính, kiên cố và rêu phong. Con đường vào ấn tượng với hai hàng liễu và hạnh nhân lả lướt bên những rãnh nước chạy dài khắp phố đang róc rách chảy. Những ngôi nhà mang lối kiến trúc cổ, mái cong, bậc thềm đá hoa cương, câu đối đỏ dán hai bên thành cửa gỗ đã sẫm màu, những chiếc sân lát đá, cổng vào hình bán nguyệt, chậu hoa, cây kiểng và cả những chiếc ghế trong sân đều toát lên dáng vẻ cổ kính. Tiếng leng keng của chiếc xe đạp xin qua đường khiến chúng tôi phải ngoái lại nhìn. Đã lâu lắm mới lại thấy tiếng xe đạp chạy lạch xạch qua những bậc đá và reo chuông vui vẻ như thế.
Thành nhỏ hơn người ta tưởng, vì khi chúng tôi tiến vào là cổng phía Nam và lúc chiếc xe dừng lại là cổng phía Bắc. Chưa đứng nóng chỗ thì đã có một đám các cò nhà nghỉ chạy tới mời chào về phòng ốc. Tiếp thị bây giờ không phải là những tấm ảnh nữa, người ta làm hẳn một catalo, chụp rõ địa hình nhà cửa, phòng ốc và cả bản đồ rõ nét nữa.
Thành Đại Lý tựa lưng vào núi Thương Sơn để nhìn về phía hồ Nhĩ Hải từng có tên Diệp Du thành hoặc Tử thành. Kinh đô của dòng họ Đoàn này có tuổi đời đáng kinh ngạc từ những năm 937 cho đến năm 1253 với vị vua sáng lập là Đoàn Tư Bình. Vào năm 1253, vương quốc nhỏ bé này bị đế chế Mông Cổ xâm chiếm và trở thành một thành phố của Vân Nam như ngày nay. Thật khó có thể tin được bức tường thành nhỏ bé này lại không bị xâm chiếm trong rất nhều năm, đem lại nhiều câu chuyện kì bí về dòng họ Đoàn đằng sau cổng thành. Rất nhiều bộ phim truyền hình Trung Quốc đã lấy bối cảnh thành cổ này đưa vào phim. Nổi bật nhất là Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông. Từ vua đến dân đều xuất gia. Trong hai mươi hai đời vua của mình thì có đến mười vị vua bỏ ngôi đi tu như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Hưng…
Cô dâu dân tộc Bạch
Bồ công anh trên núi Thương Sơn
Các trục đường chính vuông góc với bốn cổng thành và từ đó tỏa ra các ngõ nhỏ vuông vức. Những ngôi nhà ngói ống với những chiếc cổng cầu kì, những bức tranh thủy mặc ngay trên tường và những con đường được lát bằng những khối hoa cương xanh xám khiến cho bề ngoài của Đại Lý vẫn giữ được dáng vẻ từ cả trăm năm trước.
Những con suối nhỏ trong vắt bắt nguồn từ dãy Thương Sơn róc rách vắt ngang những con phố. Những con suối tự nhiên được tô điểm bằng ánh đèn, bằng những bồn hoa, những chiếc ghế nghỉ chân xinh xắn. Gọi là phố Suối Reo cũng không sai chút nào. Bên dòng suối thơ mộng, tiếng hát dập dìu hòa theo điệu múa của những cô gái dân tộc Bạch khiến chúng tôi không thể đứng ngoài nhịp chân. Điệu múa đắm say nồng nàn của những cô gái hái chè cuốn hút khách qua đường. Người ta dừng chân lại để cùng tham gia vào điệu múa và tiếng nhạc dập dìu.
Thành cổ đã lên đèn. Bốn cổng thành rực sáng sắc màu, nổi bật là màu xanh. Khu phố chính đã trở thành tuyến phố đi bộ giờ lấp lánh màu sắc. Các cửa hàng dọc hai con phố bày bán chỉ đạo là những mặt hàng thủ công, vải vóc hoặc các sản phẩm làm bằng đá vốn là nguồn thiên nhiên độc đáo của Đại Lý. Vân đá và màu sắc của đá khiến người ta ngỡ ngàng với thiên nhiên.
Video đang HOT
Buổi sáng ở Đại Lý
Trong cổng thành
Nhưng cảnh vào buổi sớm mới là hình ảnh thật nhất của Đại Lý. Men theo con đường róc rách đêm ngày còn ẩm hơi sương sớm, giờ mới là lúc vẻ đẹp của phố Suối Reo phô mình. Con phố mờ ảo trong màn sương mỏng và những chiếc lá hạnh nhân hình chiếc quạt đã chuyển màu vốn được trồng khắp ven bờ suối đang lững lờ trôi theo dòng chảy đến tận chân thành. Cái lạnh buổi sớm mai đủ khiến bạn phải kéo khóa kín cổ chiếc áo. Trên thành cổ, bài tập dưỡng sinh của người dân đang được bắt đầu.
Điểm cao nhất để ngắm nhìn được toàn cảnh là núi Thương Sơn. Dãy núi này cách thành cổ chưa đầy 1 km và từ đó có cáp treo đưa lên tận đỉnh núi. Từ đây, phóng tầm mắt tớ hồ Nhĩ Hải, hồ nước ngọt lớn thứ ba Trung Quốc và có hình giống tai người. Có thể thấy rõ con đường thẳng tắp dẫn tới ven hồ với hai bên đèn sáng. Ngay cổng vào của cáp là bản khắc dòng chữ đề tựa của nhà văn Kim Dung trên nền đá tím.
Trong suốt những ngày lang thang ngắn ngủi khắp thành cổ, chúng tôi cố gắng đi cho bằng hết những ngõ nhỏ nằm zíc zắc, xuyên từ đầu bên này qua đầu bên kia thành. Cuộc sống dung dị và nhẹ nhàng dường như chỉ đi lướt nhẹ qua thành phố này. Bốn mùa xuân hạ thu đông đều mát mẻ với hoa và nắng. Tĩnh tại và dịu dàng như con suối nhỏ vẫn đêm ngày reo vui trong ngõ phố.
Phố Suối reo ban ngày
và khi đêm về
Mách bạn:
Để đến thành cổ Đại Lý, bạn có thể đi theo hai cách:
1. Theo tuyến đường Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh – Đại Lý (đi hoàn toàn bằng ô tô)
2. Theo tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh – Côn Minh – Đại Lý (từ Nam Ninh đến Côn Minh bằng tàu mất 1 đêm, sau đó đi ô tô)
Các điểm chơi tại Đại Lý:
- Thành cổ Đại Lý
- Tam tháp cổ
- Phim trường Thiên Long bát bộ
- Núi Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải
- Chương trình biểu diễn tại nhà Bạch, giá vé 50 tệ.
Phòng khách sạn tại Đại Lý có giá 25 – 30 tệ/phòng/hai giường nằm ngay trong thành cổ. Ban đêm và buổi sáng sớm là thời gian đẹp nhất của Đại Lý.
Cổng thành Đại Lý
Theo aFamily
Ngắm Côn Minh một sớm mùa xuân
Mát mẻ và trong trẻo với thời tiết thuận hòa quanh năm, thành phố Hoa thức dậy sau một đêm ngon giấc.
Côn Minh nằm trong khí hậu gió mùa núi đồi cao nguyên ở Trung Quốc. Nơi đây ánh nắng dồi dào, sương mù ít, nhiệt độ trung bình trong năm là 15 độ C, khí hậu ôn hòa dễ chịu. Côn Minh ngái ngủ và tuyệt đẹp vào buổi sớm.
Buổi tập thể dục vẫn diễn ra đều đặn mỗi sáng tại các công viên xanh trong thành phố.
Món bánh bao đã sẵn sàng
Bé Tiểu Cầu hôm nay không phải đến trường.
Những gánh hàng rong trên phố lại lọc cọc xe qua.
Những công viên hoa đã mở cửa cho khách tham quan.
Hồ Điền Trì nổi tiếng với loài chim phương Bắc về trú rét.
Số báo mới cho mùa xuân mới.
Sau Tết, mọi công việc lại hối hả.
Quầy bán hàng trong Thạch Lâm cũng đang bận rộn.
Các bà các cô khoác áo cổ truyền đi biểu diễn ca múa mừng xuân.
Chợ hoa lại nhộn nhịp vào ra
Và những cánh hoa đào nở thắm khắp thành phố mùa xuân.
Theo PLXH
Khám phá mùa xuân rực rỡ tại Côn Minh Được mệnh danh là thành phố mùa xuân, Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc là một trong những địa danh được nhiều người ưa thích, nhất là vào mùa hoa anh đào nở rộ. Côn Minh nằm trong khí hậu gió mùa núi đồi cao nguyên. Nơi đây ánh nắng dồi dào, sương mù ít, nhiệt độ trung...