Bốn lần lãnh tụ Liên Xô Stalin bị ám sát hụt
Ngay cả sau khi trở thành người lãnh đạo Liên Xô, ông Joseph Stalin vẫn yêu thích đi bộ giữa đám đông người dân trên đường phố Moskva.
Tuy nhiên, ông đã từ bỏ thói quen này sau một lần bị ám sát hụt. Tờ Russia Beyond (Nga) đã tổng hợp lại 4 lần lãnh đạo Stalin bị ám sát bất thành.
Ám sát ngay trên đường phố Moskva
Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trên đường phố Moskva vào cuối thập niên 1920. Ảnh: Getty Images
Ngày 16/11/1931, khi ông Stalin đang đi bộ trên đường phố Moskva thì một người đàn ông vội vã tiến lại gần và bất ngờ rút súng lục. Các vệ sĩ của ông Stalin không kịp trở tay nhưng may mắn là một cảnh sát mật ở gần đó đã kịp thời cứu ông. Viên cảnh sát mật đã khống chế được kẻ tấn công.
Kẻ ám sát Stalin là Leonid Ogarev, một cựu thành viên Bạch vệ đồng thời là điệp viên của Anh. Leonid Ogarev mới đến Moskva và nằm dưới sự theo dõi của một cảnh sát mật của Tổng cục Chính trị và Cận vệ (OGPU) .
Ogarev đang thu thập thông tin tình báo tại Moskva thì đột nhiên hắn nhìn thấy nhà lãnh đạo Stalin trên đường phố. Tuy nhiên, việc ra tay của hắn đã thất bại. Sau đó, Ogarev bị kết án tử hình vì tội khủng bố và gián điệp.
Vụ ám sát bất thành khiến các thành viên Chính phủ Liên Xô yêu cầu tăng cường bảo vệ cho ông Stalin và cùng ký một nghị quyết rằng nhà lãnh đạo này sẽ không còn đi bộ quanh Moskva.
Nổ súng nhầm xe
Tên Savely Dmitriev. Ảnh: Russia Beyond
Ngày 6/11/1942, Savely Dmitriev, nhân viên phục vụ trong một trung đoàn đóng quân ở Moskva, đã rời đơn vị, mang theo một khẩu súng trường rồi hướng đến Quảng trường Đỏ. Savely Dmitriev đóng giả làm lính canh và nhận một vị trí tại Cổng Spassky ở Điện Kremlin.
Video đang HOT
Dmitriev đợi cho đến khi một chiếc xe của chính phủ rời khỏi cổng rồi nổ súng vào nó. Chiếc xe chở Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Liên Xô ở thời điểm đó Anastas Mikoyan. Ông này may mắn không bị thương trong vụ việc. Sau một cuộc nổ súng, các lính canh đã bắt sống được Savely Dmitriev.
Trong quá trình thẩm vấn sau đó, Savely Dmitriev thừa nhận mục tiêu của hắn không phải ông Mikoyan mà là lãnh tụ Stalin nhưng hắn đã nổ súng vào nhầm xe. Các mật vụ Liên Xô đã cố gắng tìm ra kẻ chủ mưu vụ ám sát này. Họ đã phỏng vấn người quen và bạn bè, đồng đội của Dmitriev.
Nhưng họ không thể tìm được mối liên quan giữa Dmitriev với bất cứ tổ chức phát xít nào. Một cuộc kiểm tra y tế cho kết quả Dmitriev có vấn đề sức khỏe tâm thần.
Savely Dmitriev bị hành quyết vào ngày 25/8/1950.
Cú nhảy dài
Trong ảnh từ trái qua là Joseph Stalin, Franklin Delano Roosevelt và Winston Churchill tại hội nghị Tehran. Ảnh: Getty Images
Tình báo phát xít Đức vào tháng 10/1943 nắm được thông tin rằng Stalin cùng Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt dự kiến tổ chức một hội nghị ở Tehran (Iran). Do đó, phát xít Đức quyết định tiến hành “Chiến dịch nhảy xa” nhằm bắt cóc hoặc loại bỏ các lãnh đạo của phe chống độc tài Hitler.
Phát xít Đức đã duy trì một phần mạng lưới tình báo tại Iran ở thời điểm đó. “Chiến dịch nhảy xa” được giao cho Trung tá Otto Skorzeny, người vào ngày 12/9 cùng năm đã giải cứu thành công Benito Mussolini.
Otto Skorzeny. Ảnh: Russia Beyond
Một nhóm đầu tiên nhận nhiệm vụ liên lạc với các điệp viên địa phương và chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của nhóm thứ hai do Skorzeny dẫn đầu. Nhóm của Skorzeny được giao bắt hoặc giết lãnh đạo Liên Xô, Anh, Mỹ.
Phát xít Đức biết rằng trong khi phái bộ của Anh và Liên Xô ở cạnh nhau, thì cơ quan của Mỹ lại nằm riêng biệt ở ngoại ô thành phố. Vì vậy, Roosevelt sẽ phải đi lại vài lần trong ngày qua những con phố hẹp của Tehran để đến các cuộc họp. Từ đây, Tổng thống Mỹ Roosevelt cũng trở thành mục tiêu hàng đầu.
“Chiến dịch nhảy xa” đã thất bại ngay ở bước đầu. Điệp viên Liên Xô Nikolai Kuznetsov đã nắm được thông tin về chiến dịch của phát xít Đức và báo tin cho tình báo Liên Xô. Nhóm đầu tiên của phát xít Đức đã bị vô hiệu hóa. Sau khi nhóm đầu bị lật tẩy và bắt giữ, “Chiến dịch nhảy xa” bị hủy bỏ.
Ám sát bằng súng phóng lựu
Tên Pyotr Tavrin. Ảnh: Russia Beyond
Kế hoạch chuẩn bị kỹ càng nhất để ám sát nhà lãnh đạo Stalin đã được giao cho nhân viên tình báo phát xít Đức Pyotr Tavrin (tên thật là Shilo). Hắn được trang bị súng lục với đạn có độc, súng phóng lựu Panzerknacker di động. Khi gắn vào cánh tay, Panzerknacker có thể xuyên thủng lớp giáp 40 mm từ khoảng cách lên đến 300 m.
Tavrin đào tẩu đến Đức vào tháng 5/1942. Hắn sẵn sàng hợp tác với phát xít Đức và được nhận vào cơ quan tình báo. Chính Otto Skorzeny là nhân vật gi ám sát vào đào tạo đặc biệt cho Tavrin.
Tavrin đã được cấp một số thẻ căn cước quân sự và các giải thưởng tịch thu từ tù nhân chiến tranh. Hắn dự kiến đến Moscow với tư cách là một thành viên của Cơ quan phản gián Hồng quân (SMERSH) sau đó Tavrin hợp pháp hóa bản thân ở Moskva với tư cách là một sĩ quan Hồng quân nghỉ phép sau khi bị thương.
Những kẻ phá hoại lên kế hoạch định vị vị trí của các lãnh đạo Liên Xô cũng như hành trình của xe chính phủ. Một phương án là Tavrin đến sự kiện dành cho Hồng quân tại Điện Kremlin và tiếp cận gần với Stalin. Một kế hoạch khác là làm nổ tung chiếc xe của nhà lãnh đạo Liên Xô với Panzerknacker.
Tuy nhiên, mọi thứ không như dự kiến. Vào đêm 5/9/1944, chiếc máy bay chở theo nhóm của phát xít Đức trong đó có Tavrin đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không của Liên Xô ở khu vực Smolensk.
Các sĩ quan an ninh Liên Xô sau đó đã bắt được những kẻ cố trốn thoát khỏi xác máy bay. Sau thẩm vấn, chính Tavrin lại trở thành một phần của “Chiến dịch sương mù” do Liên Xô tạo ra nhằm chống lại phát xít Đức. Đến tháng 4/1945, Tavrin vẫn liên hệ với những kẻ giám sát hắn ở Đức, cố thuyết phục chúng rằng hắn đang triển khai nhiệm vụ. Từ đây, trong “Chiến dịch sương mù”, nhiều nhóm phá hoại của Đức đến lãnh thổ Liên Xô đều bị vô hiệu hóa.
Khi chiến tranh kết thúc, Tavrin bị kết án phản quốc và khủng bố sau đó bị hành quyết vào năm 1952.
Giải mật kế hoạch đẩy lùi phát xít Đức của Liên Xô
Bộ Quốc Phòng Nga vừa giải mật các tài liệu mới tiết lộ quá trình Hồng quân Liên Xô lật ngược tình thế với lực lượng phát xít của Adolf Hitler trong một chiến dịch phản công, cho dù quân Đức Quốc xã đã áp sát Moskva năm 1941.
Binh sĩ ngụy trang tham gia cuộc chiến đánh bại lính Đức Quốc xã gần Moskva. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT, tài liệu mới được giải mật ngày 3/12 có tên "Bước ngoặt lớn tại Moskva" và dành để tưởng nhớ những chiến công bất tử của những người bảo vệ thủ đô.
Công bố tài liệu giải mật đánh dấu 80 năm ngày kỷ niệm Trận chiến Moskva vào mùa đông năm 1941. Khi đó, Hồng quân Liên Xô đã đẩy lùi cuộc tấn công của Đức Quốc xã, đặt dấu chấm hết cho hy vọng thắng Liên Xô nhanh chóng của phe Trục.
Cùng với tài liệu trên, Bộ Quốc phòng Nga nhận định: "Chiến thắng của lực lượng Liên Xô trong Trận chiến Moskva đã đập tan quan niệm rằng phát xít Đức là bất khả chiến bại, tăng cường liên minh chống Hitler, buộc Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản kiềm chế tham chiến. Tại Moskva, quân của Hitler mất trên 500.000 lính và sĩ quan do tử trận hoặc bị thương, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 phương tiện và thiết bị chiến tranh".
Lực lượng Đức Quốc xã đã tiếp cận Moskva nhiều tháng, nhưng tới đầu tháng 12/1941, lực lượng Liên Xô đã chặn quân Đức ở cách Moskva hàng chục km. Đây là mùa đông lạnh nhất ở châu Âu trong cả thế kỷ.
Bằng lực lượng điều từ Siberia và Viễn Đông, Tướng Liên Xô Georgy Zhukov đã mở cuộc phản công từ ngày 5/12/1941, khiến quân Đức buộc phải thoái lui thêm vài trăm km nữa từ Moskva.
Mặc dù mặt trận Moskva mãi tới năm 1943 mới an toàn hoàn toàn, nhưng lực lượng Hitler không bao giờ tới được gần để chiếm Moskva. Quá trình bảo vệ thành phố đã trở thành biểu tượng cuộc kháng chiến của Liên Xô chống quân Trục.
Tài liệu gồm bản đồ chiến dịch của Bộ tham mưu Hồng quân, được công bố lần đần tiên, trong đó có kế hoạch phản công.
Tài liệu cũng có các ghi chép từ các đội quân đóng trên mặt trận, tài liệu vạch ra các dự án phòng vệ để chặn đứng đà tiến của quân Đức từ phía bắc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết việc công bố tài liệu trên là để bảo tồn và bảo vệ sự thật lịch sử, chống lại hành vi xuyên tạc lịch sử.
Hồi tháng 8, cơ quan an ninh FSB của Nga đã công bố một bộ biên bản lịch sử tiết lộ những nỗi thống khổ của người dân Liên Xô bị quân Nhật Bản bắt và mang ra làm thí nghiệm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tài liệu này cho thấy tù nhân không chịu làm việc cho đế quốc Nhật Bản bị mang ra làm vật thí nghiệm thuốc độc và vi khuẩn, như bệnh than, bệnh dịch hạch.
Giải mã bí ẩn về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Hitler Trong cuốn sách mới, hai nhà sử học Xavier Aiolfi và Paul Villatoux đã tiết lộ về những ngày cuối đời tuyệt vọng của trùm phát xít Đức Adolf Hitler trong boong-ke trú ẩn tại Berlin trước khi tự sát. Hai trong số 70 văn bản được gửi đi từ boong-ke mà Hitler trú ẩn ở Berlin vào những ngày cuối Thế chiến...