Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
Kể từ cuối tháng Tám đến nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế.
Xe tải chở nhiên liệu tại kho chứa dầu Buncefield ở Hemel Hempstead, Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều này đã gây ra “hiệu ứng domino” trên toàn cầu như nguồn cung các mặt hàng khác thiếu hụt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn và giá các mặt hàng tăng mạnh, tạo ra những nhân tố bất ổn, khủng hoảng và khó lường cho thế giới vốn đang phải “vật lộn” với đại dịch COVID-19.
Lạm phát giá năng lượng toàn cầu
Đây không phải là lần đầu tiên thế giới diễn ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng lần này mang tính đặc thù và phức tạp. Dư luận quốc tế nhìn chung cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu hiện nay khiến giá các mặt hàng năng lượng chủ chốt liên tục tăng vọt.
Lấy giá dầu thô toàn cầu làm ví dụ, kể từ khi chạm đáy vào ngày 20/4/2020, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng gần như thẳng đứng, có vài tháng giảm đôi chút, điều này phá vỡ nhiều dự đoán bi quan rằng giá dầu thô quốc tế sẽ tiếp tục giảm. Giá đóng cửa của dầu WTI là 62,32 USD/thùng vào ngày 15/8 và tăng mạnh kể từ ngày 1/10 đến nay, hiện đang ở mức trên 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Tờ Financial Times của Anh bình luận rằng đây là những dấu hiệu quan trọng cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sắp nổ ra.
Giá dầu thô Brent biển Bắc đã có thời điểm tăng vọt lên 86,04 USD/thùng trong phiên ngày 18/10, mức cao nhất tính từ tháng 10/2018. Và các nhà phân tích thị trường dự đoán giá dầu Brent còn có khả năng sẽ chạm mức 100 USD trong năm nay.
Bên cạnh đó, kể từ tháng 10/2021, giá khí đốt ở châu Âu liên tục phá kỷ lục, giá kỳ hạn tháng 11 trên sàn trung tâm TTF ở Hà Lan – một tiêu chuẩn cho khí đốt tự nhiên ở châu Âu – ngày 5/10 tăng 19% so với một ngày trước đó, được giao dịch ở mức khoảng 118 euro (khoảng 137,5 USD) mỗi MWH – một mức cao kỷ lục và tăng 400% so với đầu năm 2021, khiến thị trường kinh ngạc.
Video đang HOT
Dầu thô và khí đốt tự nhiên là nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt, thậm chí là khan hiếm trên thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay, và ngành nhiệt điện than một lần nữa trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia.
Diễn biến nào cho thị trường năng lượng?
Trong bối cảnh giá năng lượng tiếp lục leo thang, ông Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và các sản phẩm phái sinh toàn cầu của ngân hàng Bank of America, đã đưa ra dự báo về bốn kịch bản có thể diễn ra từ nay đến đầu năm 2022.
Trong kịch bản đầu tiên, giá năng lượng tăng mạnh sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế. Ông Francisco cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện tại có điểm tương đồng với đợt tăng giá dầu từ năm 2007-2008.
Đầu năm 2007, giá dầu Brent chỉ ở mức 50 USD/thùng, nhưng sau đó đã tăng gần gấp đôi lên 95,98 USD/thùng vào cuối năm đó. Và đến tháng 7/2008, giá dầu chạm đến mức cao “vô tiền khoáng hậu” gần 150 USD/thùng, trước khi lao dốc một cách thảm hại khi cuộc Đại suy thoái nổ ra.
Nếu kịch bản tương tự diễn ra trong lần tăng giá này của “vàng đen”, ông Francisco cho rằng nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp có thể sẽ cắt giảm mạnh các hoạt động sản xuất, và cuối cũng sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế. Trên thực tế, giá năng lượng tăng cao đã và đang buộc nhiều công ty, đặc biệt ở châu Âu và châu Á, phải ngừng hoạt động sản xuất.
Thứ hai, ông Francisco nhận định sự gia tăng của bất kỳ một mặt hàng này cũng sẽ khiến các nhà sản xuất phải gia tăng sản lượng, hoặc tìm kiếm các phương án thay thế phải chăng hơn.
Cho đến nay, các công ty dầu đá phiến của Mỹ đã “úp mở” về kế hoạch tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất trong nước trong năm sau. Nhưng dường như họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc gia tăng sản lượng khi hoạt động đầu tư vẫn đang bị kìm hãm theo hướng có lợi hơn cho lợi nhuận của các cổ đông.
Trong khi đó, giữa lúc giá than đá và khí tự nhiên tăng mạnh, nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng dầu. Xu hướng này có thể khiến nhu cầu dầu toàn cầu tăng khoảng 500.000 thùng/ngày, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Thứ ba, một mùa Đông ấm áp sẽ tạm thời “xoa dịu” tình hình. Giá năng lượng toàn cầu đang gia tăng trước mùa đông vốn là thời điểm hoạt động tiêu thụ than đá và khí tự nhiên thường tăng vọt để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm. Người mua trên toàn thế giới đang cạnh tranh với nhau để giành giật lấy nguồn cung có hạn, trong khi giá năng lượng vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/10 đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho chi phí sưởi ấm tăng vọt trong mùa Đông tới.
Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu mùa Đông năm nay lại ấm hơn dự đoán? Theo ông Francisco, khi đó, nhu cầu tự nhiên sẽ giảm xuống và vấn đề cũng sẽ “ngẫu nhiên” được hóa giải tạm thời.
Cuối cùng, ông Francisco dự đoán có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất, và cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng, từ đó “hạ nhiệt” tốc độ tăng trưởng nói chung và cả hoạt động tiêu thụ năng lượng.
Nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu rằng ngân hàng này sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản trong năm nay và bắt đầu nâng lãi suất vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp tục phục hồi và lạm phát vẫn không ngừng tăng lên.
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đe dọa đứt gãy chuỗi cung kéo dài
Người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu sẽ phải đợi lâu hơn mới có được nguồn hàng, trong bối cảnh nhiều nhà máy tại Trung Quốc buộc phải cắt giảm công suất vì thiếu điện.
Nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc tăng mạnh khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước này tăng mạnh trên toàn cầu. Ảnh: AFP
Giới chủ các nhà máy tại Trung Quốc và khách hàng trên toàn cầu được loan báo rằng sẵn sàng chấp nhận đứt gãy nguồn cung ứng điện sẽ là một phần của sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình muốn đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm phụ thuộc vào nguồn than đá. Nhiều nhà máy, hộ gia đình đã trải qua 2-3 tháng bị cắt điện vì thiếu hụt nguồn cung. Nhưng nhu cầu năng lượng vẫn tăng mạnh trong bối cảnh các đơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên thế giới tăng nhanh.
Để xử lý thiếu hụt điện năng, chính phủ Trung Quốc đã phải chọn giải pháp thực dụng ngắn hạn, tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm dù vẫn cam kết cắt giảm nguồn nhiệt điện chạy than trong dài hạn.
Trong tuần qua, chính phủ đã yêu cầu tăng sản lượng khai thác than tại các mỏ, cùng với đó là triển khai cải cách thị trường điện, buộc các nhà máy nhiệt điện chạy than bán điện qua thị trường bán sỉ, cho phép giá điện có thể tăng đến 20%. Cải cách thị trường này được coi là bước tiến lớn hướng tới tự do hóa ngành điện.
Tuy nhiên, hành động của chính phủ được cho là không đủ để ngay lập tức chấm dứt tình trạng đứt gãy nguồn cung điện. Cùng với căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, thiếu hụt điện đã tạo ra cấp độ bất trắc lớn với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 3, với GDP tăng trưởng thực tế chỉ đạt 4,9%.
"Nhiều công ty thực sự bị sốc trước mức độ trầm trọng của thiếu điện. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn đến cuối năm nay", Thomas Luedi, chuyên gia hãng tư vấn Bain có trụ sở ở Thượng Hải nói.
Theo ông, giá năng lượng tăng sẽ sớm đẩy một bộ phận các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng. Riêng tại Quảng Đông, trung tâm sản xuất, chế tạo lớn nhất tại Trung Quốc, giới chức cao cấp giấu tên cho biết đã có tới 150.000 nhà máy chịu ảnh hưởng bởi thiếu hụt năng lượng trong tháng 9 vừa qua. Tình cảnh này sẽ không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Các nhà máy được khuyến khích sử dụng máy phát điện, làm tăng việc sử dụng nguồn nhiên liệu diesel.
Thiếu điện tác động lớn đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Một chủ doanh nghiệp giấu tên ở miền nam Trung Quốc cho biết nhiều công ty sẽ phải sử dụng đến máy phát điện dự phòng, mà việc sử dụng trong một số trường hợp bị coi là không hợp pháp. Họ sẽ phải sửa sang, tân trang lại máy phát điện, nhưng làm như vậy còn nhanh hơn là khởi động xây dựng một nhà máy phát điện mới. "Thiếu điện hiện làm giảm thời gian sản xuất từ 30-40% và các công ty thương mại cũng đang đối mặt với tình trạng kinh doanh suy yếu và thiếu điện sẽ không biến mất chỉ sau ngày mai", người này chia sẻ.
Ngay cả những công ty ở vị thế thuận lợi để thu lợi từ chính sách của chính phủ - như các công ty cung cấp dịch vụ khai mỏ và các nhà máy phát điện dự phòng, cũng không dễ chớp được cơ hội. Nathan Stoner, người phụ trách hoạt động tại thị trường Trung Quốc của Cummins, một tập đoàn chuyên về khai mỏ và điện, cho biết cơ hội là có, nhưng chính hoạt động của Cummins cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng cắt điện, ảnh hưởng đến các xưởng sản xuất của công ty đặt tại đại lục.
Tại Anh, Steve Levy, giám đốc điều hành nhà bán lẻ Heat Outdoors, nói rằng gần như toàn bộ mạng lưới nhà cung ứng tại Trung Quốc chuyên sản xuất lò sưởi, máy sấy khô tay đặt ở Giang Tô và Quảng Đông đều phải chịu tình cảnh cắt điện luân phiên trong tuần.
Điều này khiến thời gian giao hàng đội lên 6 tháng so với mức 4 tháng ở thời đỉnh điểm của đại dịch và chỉ 2,5 tháng so với thời kỳ trước dịch. "Tôi không thể đưa ra quyết định nào về thời gian giao hàng tận tháng 4 sang năm. Bởi chúng tôi không thể biết lúc đó thị trường sẽ diễn biến ra sao", ông Levy nói.
Ấn Độ, Israel tích cực thúc đẩy quan hệ song phương Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 17/10, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã tới Israel. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ảnh: TTXVN phát Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Israel từ ngày 18/10, Ngoại trưởng Jaishankar sẽ gặp Thủ tướng Naftali Bennett, Tổng thống Issac Herzog, Ngoại trưởng Yair Lapid và Bộ trưởng Năng lượng Karine Elharrar. Theo...