Bốn kẻ làm giả hơn 230 hồ sơ đất đai tại Đà Nẵng lĩnh 15,5 năm tù
Trần Văn Thôi, Phan Viết Tiến, Lê Sơn, Trịnh Duy Văn làm giả 238 hồ sơ đất trên địa bàn quận Liên Chiểu, Đà Nẵng bị tòa tuyên phạt tổng cộng 15,5 năm tù.
Sau 2 ngày xét xử, chiều 25/11, TAND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng tuyên án vụ làm giả hàng trăm bộ hồ sơ đất đai với thủ đoạn tinh vi.
Bốn bị cáo gồm Trần Văn Thôi (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), Phan Viết Tiến (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng), Lê Sơn (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) và Trịnh Duy Văn (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, là cán bộ địa chính) bị xét xử về tội “ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
Theo cáo trạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng điều tra, xác minh việc sử dụng hồ sơ nguồn gốc đất giả để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn quận Liên Chiểu với 560 hồ sơ do Thanh tra thành phố phát hiện nghi là giả.
Qua điều tra, cơ quan công an xác định có 366 hồ sơ nguồn gốc đất loại hồ sơ “2 lá”, “3 lá” là giả. Trong số này có 238 hồ sơ do Trần Văn Thôi làm giả.
Cụ thể, do biết nhiều người dân ở phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) có đất nhưng không có hồ sơ nguồn gốc và đang cần hồ sơ nguồn gốc đất được UBND phường cũ xác nhận trước năm 2004 để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên Thôi nảy sinh ý định làm giả hồ sơ để kiếm tiền tiêu xài.
Thôi tìm bộ hồ sơ nguồn gốc đất thật có dấu của UBND phường, của Sở Địa chính nhà đất, dấu tên của chủ tịch phường rồi đi đặt làm giả.
Video đang HOT
Về mẫu phôi của hồ sơ, Thôi tìm một bộ mẫu từ hồ sơ thật rồi sử dụng mẫu phôi này xóa hết các thông tin, chỉ để lại các thông tin mặc định rồi phô tô ra thành nhiều bộ.
Sau khi có con dấu, mẫu phôi giả, Thôi làm giả hồ sơ nguồn gốc đất của phường. Với trường hợp nhờ làm toàn bộ hồ sơ, mỗi bộ Thôi nhận 1,5 triệu đồng, còn với hồ sơ đã có sẵn phôi giấy, dấu UBND phường, chữ ký thì Thôi chỉ viết các thông tin, nhận 200-500 nghìn đồng/bộ.
Các bị cáo làm giả 238 bộ hồ sơ đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Từ năm 2008-2017, Thôi câu kết với nhiều người làm giả 238 hồ sơ đất, thu lợi bất chính 157,4 triệu đồng.
Phan Viết Tiến có hành vi tham gia giúp sức cùng Thôi làm giả hồ sơ mang tên B.V.M và đưa cho Thôi làm giả một số hồ sơ khác. Lê Sơn có hành vi tham gia làm giả hồ sơ đất của ông H.H.B và bà N.T.N.
Với Trịnh Duy Văn, là cán bộ địa chính phường Hòa Khánh Nam, biết các trường hợp ông H.H.B. và bà N.T.N mua đất vào năm 2008, 2013 là không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã giới thiệu đến gặp Lê Sơn làm giả giấy tờ.
HĐXX tuyên phạt Trần Văn Thôi 6 năm 6 tháng tù, phạt bổ sung 40 triệu đồng. Bị cáo Phan Viết Tiến 4 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng. Bị cáo Trịnh Duy Văn 2 năm 6 tháng tù, phạt bổ sung 15 triệu đồng và bị cáo Lê Sơn 2 năm 6 tháng tù, phạt bổ sung 15 triệu đồng.
Vì sao Đà Nẵng không thể thi hành án được sân vận động Chi Lăng?
Cục THADS TP Đà Nẵng không thể thi hành án theo ủy thác của Cục THADS TP.HCM trong vụ Phạm Công Danh mang sân vận động Chi Lăng cầm cố cho ngân hàng.
Ngày 3/7, theo báo cáo gửi HĐND TP Đà Nẵng, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng cho biết đang tổ chức THA liên quan Sân vận động (SVĐ) Chi Lăng do Cục THADS TP.HCM ủy thác.
Sân Chi Lăng nằm trong vụ án Phạm Công Danh (Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử và tuyên án tháng 9/2019.
Cục THADS TP Đà Nẵng đã ra quyết định THA theo đơn, số tiền hơn 3.946 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là 10 lô đất trong Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng. Nhưng theo Luật Đất đai 2003, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là có thời hạn.
Khu khán đài A sân vận động chi lăng hiện tại.
10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại dự án này được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp Luật đất đai về thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ Kết luận 2852 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ, Đà Nẵng phải thu hồi những sổ hồng này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.
Ngoài ra, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất nên việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch.
" Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để THA không thực hiện được", Cục THADS TP Đà Nẵng cho hay.
Ngày 12/9/2019, Cục THADS TP Đà Nẵng có Công văn 1426 tiếp tục đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Cục THADS TP Đà Nẵng cũng có Công văn 301 ngày 26/11/2019 báo cáo Tổng cục THADS kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án theo đề nghị của Cục THADS TP Đà Nẵng.
Từ đó đến nay, lãnh đạo Đà Nẵng liên tục tuyên bố sẽ lấy lại sân Chi Lăng cho người dân nhưng chưa thể tìm được tiếng nói chung với các bên liên quan.
Khán đài A sân vận động Chi Lăng hiện xuống cấp trầm trọng.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 30/6, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng cho rằng việc đấu giá SVĐ Chi Lăng theo phán quyết của tòa là bất khả thi.
Về thu hồi SVĐ Chi Lăng, ông Trương Quang Nghĩa cho rằng, dù khó khăn nhưng Đà Nẵng vẫn còn cơ hội.
Theo ông Nghĩa, thành phố đã bán, giao đất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp mang đất ấy đi thế chấp ngân hàng. Nhưng đến thời điểm này họ giải phóng mặt bằng chưa xong và chưa có quy hoạch.
" Thế thì cơ sở đâu mà có 14 sổ đỏ để doanh nghiệp mang đi thế chấp ngân hàng. Cái sổ đỏ này có hợp pháp hay không và khả năng mang sân Chi Lăng ra thực hiện như kết luận của tòa án là mang ra đấu giá có được không? Hoàn toàn không được. Thực thi theo phán quyết của tòa là bất khả thi, không thể thực hiện nổi. Tòa phán như vậy nên hiện nay quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của ngân hàng đang giằng co", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói.
Vì vậy, theo ông Nghĩa, hiện chính quyền TP Đà Nẵng đang nỗ lực thực hiện các bước để lấy lại SVĐ Chi Lăng.
Xử vụ đền 1m2 đất vàng bằng ký nục: Vì sao tòa lại hoãn? TAND TP.Đà Nẵng ngày 3/7 tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử liên quan vụ việc "Đà Nẵng đền bù 1m2 đất vàng bằng ký cá nục". Sáng 3/7, TAND TP.Đà Nẵng đã tiến hành mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hành chính về việc "Yêu cầu hủy quyết định hành chính". Theo đó, người khởi...