Bốn hãng sản xuất ôtô lớn triệu hồi gần 49.000 xe tại Hàn Quốc
Đây là đợt triệu hồi mới nhất trong hàng loạt đợt triệu hồi của các hãng xe Hàn Quốc và các nhà nhập khẩu xe nước ngoài do các bộ phận của xe gặp vấn đề.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 21/7 cho hay bốn hãng sản xuất ôtô gồm BMW , Porsche, Kia Corp và Nissan Motor Corp sẽ tự nguyện triệu hồi gần 49.000 xe tại Hàn Quốc để sửa chữa các bộ phận bị lỗi.
Đây là đợt triệu hồi mới nhất trong hàng loạt đợt triệu hồi của các hãng xe Hàn Quốc và các nhà nhập khẩu xe nước ngoài do các bộ phận của xe gặp vấn đề.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết các công ty trên đang triệu hồi tổng cộng 48.939 chiếc xe thuộc 15 mẫu xe khác nhau.
Các nguyên nhân dẫn tới việc triệu hồi này bao gồm ống dẫn nhiên liệu bị lỗi trong mẫu MINI Cooper D Five Door của BMW, lỗi có thể xảy ra trong phần mềm biến tần của mẫu xe Taycan chạy điện hoàn toàn của Porsche và vẫn đề rò rỉ dầu có thể xảy ra trong xe minivan Carnival của Kia.
Các công ty có kế hoạch bắt đầu cung cấp dịch vụ sửa chữa và thay thế từ ngày 22/7 và các chủ phương tiện có thể liên hệ hoặc đến các trung tâm sửa chữa và dịch vụ được chỉ định để thay thế các bộ phận miễn phí.
Tháng trước, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết 8 hãng ôtô gồm Audi, Volvo, Mercedes-Benz, Ford Motor, Tesla Motors, Porsche , Jaguar Land Rover và Suzuki đã tiến hành triệu hồi tổng cộng 24.942 chiếc thuộc 75 mẫu xe do lỗi các bộ phận./.
Xuất khẩu ôtô đang cứu nền kinh tế Thái Lan
Nền kinh tế Thái Lan đang dựa chủ yếu vào xuất khẩu ôtô, khi ngành du lịch nước này chưa có dấu hiệu hồi phục.
Video đang HOT
Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc chủ yếu vào du lịch đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm lượng khách nước ngoài. Bù lại, giá trị xuất khẩu ôtô của nước này tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, khi nền kinh tế toàn cầu dần mở cửa trở lại.
Xuất khẩu ôtô cứu rỗi nền kinh tế Thái Lan
Thái Lan là điểm đến du lịch hàng đầu tại ASEAN và thứ 2 châu Á. Nhưng ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch trì trệ, những bãi biển, các khu chợ đêm, chùa chiền nổi tiếng đều phải cửa.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã dự báo sự suy giảm doanh thu từ tiêu dùng và du lịch, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021 lại cao nhất trong 11 năm qua, đạt 17,1%, lớn hơn so với mức tăng trưởng dự đoán 10% hồi tháng 3.
Phần lớn trong số đó là nhờ xuất khẩu ôtô, linh kiện và phụ tùng ôtô. Tính riêng ngành công nghiệp này, mức tăng trưởng là 170% so với cùng kỳ tháng 5/2020, tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn 8 năm, theo dữ liệu của Hải quan Thái Lan.
Ngành xuất khẩu ôtô của Thái Lan đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong năm 2021. Ảnh: Thailand Business News.
"Xuất khẩu hiện là động lực chính để thúc đẩy kinh tế, chúng tôi phải thừa nhận rằng du lịch vẫn chưa thể trở lại bình thường", Bộ trưởng Kinh tế Thái Lan, Jurin Laksanawisit trả lời Bangkok Post .
Thái Lan đang là trung tâm lắp ráp và xuất khẩu ôtô lớn thứ 4 tại châu Á và số một tại Đông Nam Á. Nơi đây có những nhà máy lớn nhất thế giới của Toyota và Honda. Ngành công nghiệp sản xuất ôtô chiếm 10% GDP của Thái Lan.
So với du lịch, sản xuất và xuất khẩu ôtô có sự hồi phục mạnh hơn sau khoảng thời gian gián đoạn vì Covid-19. Chủ tịch công ty Yeap Swee Chuan trả lời phỏng vấn Reuters cho biết nhà sản xuất phụ tùng ôtô AAPICO Hitech có 4.500 công nhân đang làm việc hết công suất 24 giờ mỗi ngày, trái ngược hẳn với tình trạng sa sút của nhà máy vào năm ngoái, khi đại dịch ập đến.
"Năm ngoái là thời điểm khó khăn, nhưng năm nay có nhiều chuyển biến tốt. Đến nay, chúng tôi không chịu tác động nhiều từ bất kỳ diễn biến nào tại Thái Lan, thị trường xuất khẩu vẫn mạnh, thị trường nội địa và nhu cầu vẫn ổn định ở thời điểm này", Chủ tịch Yeap Swee Chuan nói thêm. Ông cũng đặt chỉ tiêu tăng trưởng doanh số 20% và lợi nhuận cao hơn nhiều trong năm nay.
Đợt bùng dịch Covid-19 mới nhất và lớn nhất tại Thái Lan bắt đầu từ tháng 4 đã làm chậm lại các hoạt động trong nước, giáng đòn mạnh hơn vào sự phục hồi kinh tế vốn đã mỏng manh.
Tuy nhiên, sự suy giảm doanh số ôtô trong nước đã bị hạn chế, đồng thời doanh số xuất khẩu sang nước ngoài bùng nổ. Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết xuất khẩu ôtô nguyên chiếc của nước này sẽ đạt 800.000 đến 850.000 chiếc trong năm nay, vượt mục tiêu 750.000 chiếc và con số 736.000 chiếc vào năm 2020.
Surapong Paisitpattanapong, người phát ngôn của bộ phận công nghiệp ôtô FTI dự kiến tổng lượng xe xuất xưởng sẽ đạt kỷ lục 1 nghìn tỷ baht (31,4 tỷ USD) trong năm nay so với 786 tỷ baht vào năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.
Còn theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu ôtô của nước này đạt 12,4 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm 2021, hơn một nửa so với mức 21,4 tỷ USD xuất khẩu của cả năm 2020.
Ngược lại, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia dự báo ngành du lịch sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng và chỉ có 500.000 khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm nay, thấp hơn nhiều lần so với mức kỷ lục gần 40 triệu lượt khách du lịch vào năm 2019.
Công ty dẫn đầu thị trường xuất khẩu ôtô là Toyota Motor Thái Lan dự báo việc xuất khẩu ôtô nguyên chiếc của hãng sẽ tăng 18%, lên con số 254.000 xe trong năm nay du nhu cầu tăng mạnh ở các quốc gia châu Á khác và châu Đại Dương.
Cho đến nay, các vấn đề xung quanh việc thiếu nguồn cung chip bán dẫn toàn cầu vẫn chưa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ôtô của Thái Lan, dù FTI cảnh báo đây vẫn là một rủi ro lớn.
Người phát ngôn của Toyota và Mazda cho biết hãng có thể đảm bảo đủ chip để sản xuất. Trong khi đó, đại diện Honda Thái Lan nói với Reuters rằng họ đã đóng cửa một nhà máy vào tháng 5 vì tình trạng thiếu chip bán dẫn, nhưng đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến khách hàng.
Nhập khẩu ôtô từ Thái Lan sang Việt Nam tăng trưởng trong năm 2021
Nuntawat Srivaratachkul, quyền Phó chủ tịch Bộ phận Kế hoạch Doanh nghiệp Toyota Motor Thái Lan nói với Reuters rằng việc triển khai tiêm chủng và khuyến khích tiêm chủng của chính phủ các nước đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu ôtô Thái Lan sang thị trường hàng đầu là Australia đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi lượng xe xuất khẩu sang Việt Nam tăng gấp 10 lần và sang Nhật Bản tăng 76%.
Ôtô nhập khẩu Thái Lan sang Việt Nam tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Australia, nền kinh tế phục hồi và sự hỗ trợ từ chính phủ đã giúp củng cố nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng, các doanh nghiệp chịu đầu từ hơn vào việc mua xe bán tải - một sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan. Trong khi đó, với việc chính phủ Việt Nam giảm bớt quy định về nhập khẩu xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy lượng ôtô nguyên chiếc được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu trong tháng 6 đạt 15.316 chiếc, giảm 1,8% (tương ứng giảm 284 xe) so với tháng trước. Giá trị nhập khẩu đạt 335 triệu USD.
Ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là Thái Lan với 7.264 chiếc, từ Indonesia với 4.729 chiếc và từ Trung Quốc với 2.077 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 92% tổng lượng xe nhập khẩu trong tháng.
Ôtô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng 6 cũng chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 5.263 chiếc, tăng 5,3%. Cùng kỳ năm 2020, con số này chỉ là 1.313 chiếc.
Doanh số ôtô toàn thị trường Việt Nam tiếp tục đà giảm trong tháng Sáu Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA), trong tháng Sáu đã có 23.587 xe được bán ra, giảm 8% so với tháng trước và chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Bất chấp dịch bệnh, hãng xe Việt VinFast có doanh số xe tăng 25% so với tháng trước đó. (Ảnh nguồn: VinFast)...