Bốn cuộc chiến ở Syria
Cuộc xung đột ở Syria đang đứng trước bước ngoặt lớn. Chiến tranh không còn chỉ là cái cớ cho cuộc đối đầu giữa các cường quốc và các nước trong khu vực bởi tất cả những gì đang diễn ra đều nằm trong sự tính toán của các bên liên quan.
Đó là nhận định của bài viết có tựa đề “Bốn cuộc chiến ở Syria” đăng trên tờ Le Point của Pháp mới đây…
Chiến dịch không kích của Mátxcơva
Theo Le Point, can thiệp quân sự vào Syria từ tháng 9-2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thay đổi cách tiếp cận trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.
Mục tiêu của Tổng thống Nga rất rõ ràng và cũng được ông Putin đưa ra trong các cuộc họp báo.
Thứ nhất là bảo vệ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh thân cận của Nga, tiến tới một giải pháp chính trị ổn định Syria.
Thứ hai là tiêu diệt quân khủng bố.
Tuy nhiên, theo Le Point, Nga đã quyết tâm bảo vệ Hemeimeem, căn cứ hải quân duy nhất của mình ở Trung Đông, bằng cách lựa chọn ra đòn không kích IS vào thời điểm có thể nói là “thiên thời, địa lợi” và một lần nữa vị thế của Nga tại khu vực lại được nâng cao.
Một yếu tố khác cũng được nhắc đến đó là việc giữ chân Syria như là một bàn đạp của Nga vào Trung Đông.
Hiện nay, chiến dịch không kích IS của Nga ở Syria đang đạt được kết quả tích cực, nhưng lại cho thấy sự thất bại của phương Tây.
Ý đồ của Ankara
Ngày 13-2 vừa qua, trong một động thái bất ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu nã pháo vào căn cứ của lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria, chỉ vài giờ sau khi ban lãnh đạo nước này tuyên bố nếu cần thiết, Ankara sẽ áp dụng những biện pháp quân sự chống người Kurd ở Syria.
Mục tiêu tấn công người Kurd ở Syria của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được các chuyên gia nhận định là nhằm vào hai mục đích.
Thứ nhất là buộc Tổng thống Al-Assad từ bỏ quyền lực.
Thứ hai là dưới vỏ bọc chống khủng bố, ngăn chặn sự nổi dậy của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) lộng hành.
Theo Le Point, đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, IS đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn khi tổ chức này không ngừng mở rộng mạng lưới chiêu mộ những người Hồi giáo dòng Sunni, lực lượng chiếm phần lớn dân số đất nước. Trong khi đó, mối đe dọa từ PKK cũng không kém phần quan ngại, do lực lượng này đang giành được những thắng lợi liên tiếp ở Iraq và Syria. Một khi có thêm sức mạnh, PKK sẽ yêu cầu có quyền tự trị lớn hơn, thậm chí đòi độc lập và gây rủi ro cho cấu trúc trung ương tập quyền của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Cuộc đối đầu giữa A-rập Xê-út và Iran
Sự kình địch truyền thống giữa hai quốc gia lớn trong khu vực càng thể hiện rất rõ qua những gì đang xảy ra trên lãnh thổ Syria. Tehran là đồng minh chủ chốt của chế độ Syria, hai quốc gia được ràng buộc bởi một thỏa thuận quân sự từ năm 1990. Mối quan hệ mật thiết với các nhà lãnh đạo Syria theo dòng Hồi giáo Shiite cho phép Iran có được một chỗ đứng vững chắc ở khu vực Địa Trung Hải.
Trong khi đó, A-rập Xê-út lại muốn sự “ra đi” của Tổng thống Al-Assad và Syria phải được lãnh đạo bởi người Hồi giáo theo dòng Sunni. Với cái cớ chống IS, A-rập Xê-út đã hỗ trợ tài chính và quân sự cho phe đối lập ở Syria.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, do lo ngại sự hoành hành của IS và tư tưởng cực đoan nổi lên, Riyadh đã thành lập một liên minh Hồi giáo chống khủng bố với sự tham gia của 30 quốc gia trên thế giới. Ngày 14-2 vừa qua, 20 quốc gia đã tề tựu ở miền Bắc A-rập Xê-út để tham gia cuộc tập trận quân sự “quan trọng nhất” trong khu vực.
Cuộc tập trận mang tên “Thunder of the North” (Thần Sấm phương Bắc) với sự tham gia của các lực lượng lục-không-hải quân phát đi một “thông điệp rõ ràng” rằng Riyadh và các đồng minh “luôn đoàn kết trong việc đối phó với mọi thách thức nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”.
Thậm chí mới đây, Riyadh ám chỉ về khả năng điều bộ binh tấn công IS ở Syria. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cảnh báo rằng, sự can thiệp bằng bộ binh vào Syria mà không được sự chấp thuận của chính quyền Tổng thống Al-Assad bị coi là vi phạm luật pháp quốc tế.
Căng thẳng Nga – Thổ Nhĩ Kỳ
Cùng với các bên có ảnh hưởng trên “bàn cờ” Syria, chiến dịch không kích IS của Nga và việc Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào lực lượng người Kurd tại Syria đang tạo ra một “quả bom chực chờ phát nổ”, trong chuỗi khủng hoảng địa chính trị đã bước sang năm thứ 5 tại Syria.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo qua biên giới với Syria ngày 16-2.
Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên rất xấu kể từ tháng 11-2015 sau khi Ankara bắn rơi máy bay Su-24 của Nga tại khu vực giáp biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay, hai bên đều không đưa ra bất cứ một nhượng bộ nào, trong khi mục tiêu chính trị của hai bên ở Syria đang đi ngược chiều nhau.
Ngày 13-2 vừa qua, Nga đã điều tàu tuần tra mang theo tên lửa hành trình Kalibr tới khu vực Địa Trung Hải sau khi tổ chức các cuộc diễn tập quy mô lớn ở Biển Đen, biển Caspi và phía Nam của LB Nga. Đối với các nhà quan sát, thông qua các cuộc diễn tập này, Mátxcơva muốn thể hiện sức mạnh của mình đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự đối đầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến cả Wasington và Brussels lo lắng, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và có thể cầu viện các thành viên khác nếu lãnh thổ bị tấn công. Kịch bản này khiến tình hình hiện tại có nguy cơ bùng nổ càng cao.
Trong khi đó, cộng đồng thế giới lo ngại, Ankara có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông, không chỉ với Syria mà cả với Nga và Iran.
Theo Bình Nguyên
Quân đội nhân dân
Thế cờ ngoạn mục của ông chủ điện Kremlin
Giới quan sát bình luận rằng, khi quyết định can thiệp quân sự vào Syria, Tổng thống Nga Putin đã bắt đúng cơ hội để triển khai chiến lược Trung Đông mới của mình.
Chiến dịch tăng cường quân sự tại Syria của Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu từ đầu tháng 9/2015, là một động thái đầy bất ngờ đối với Mỹ và đồng minh. Đầu tiên, các vệ tinh do thám của Mỹ và phương Tây quan sát thấy những động thái của quân đội Nga tại khu vực sân bay quốc tế Assad, tỉnh Latakia, nằm cách quân cảng Tartus khoảng 90 km.
Nga và phương Tây đồng ý lộ trình hòa bình tại Syria Nga-Mỹ họp bàn về Syria và Ukraina tại G-20 và đã có "tiếng nói" chung Nga triển khai S-400 tạo &'áo giáp' bảo vệ Syria Nga phủ nhận cáo buộc của phương Tây về vấn đề Syria
Đoán biết Nga có ý định đưa quân đội sang hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad chiến đấu chống các lực lượng đối lập, Mỹ đã ra sức ngăn cản. Như một màn đấu trí ngoạn mục, Mỹ đã ngăn cản Nga đưa nhân sự và khí tài sang Syria bằng đường không bằng cách vận động các nước nằm dọc theo tuyến hàng không Đông Âu như Bulgaria và Hy Lạp cấm máy bay Nga bay qua không phận của họ.
Tuy nhiên, điều đó không hề gây khó khăn gì cho Moscow vì đã có tuyến bay qua không phận Iran. Và gần như ngay lập tức, Tehran đã lên tiếng đồng ý cho Nga mở tuyến đường bay qua không phận nước mình để đưa vũ khí đến Syria.
Cũng theo quan sát của các vệ tinh Mỹ, hầu như cùng lúc với các chuyến vận tải đường không, các tàu vận tải đường biển cũng cập quân cảng Tartus, kịp thời triển khai kế hoạch đã định. Gần 2.000 quân nhân cùng hàng chục máy bay chiến đấu Sukhoi (chủ yếu Su-24 và Su-34M2) đã có mặt tại Syria.
Ngày 30/9, Nga bất ngờ tung chiến dịch không kích hàng loạt mục tiêu khác nhau ở các tỉnh Homs, Hama, Raqqa và Idlib. Mỹ và phương Tây lại lên cơn sốt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến giới lãnh đạo Mỹ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Việc Nga thần tốc triển khai quân sự tại Syria đã khiến cho bộ sậu lãnh đạo Mỹ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và người Mỹ bắt đầu đứng ngồi không yên. Chỉ trong tuần lễ đầu tháng 9/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã 2 lần điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để yêu cầu giải thích về mục đích, lý do tăng cường quân sự tại Syria và "cảnh báo" nguy cơ leo thang bạo lực khi Nga đưa nhân sự và khí tài quân sự sang Syria để hỗ trợ Tổng thống Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng chỉ trích Nga đang "đổ thêm dầu vào lửa", rằng chiến dịch quân sự của Nga sẽ làm thay đổi bản chất cuộc chiến và làm tăng tính bạo lực của cuộc nội chiến. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga và cho rằng Nga sẽ "sa lầy" tại Syria.
Đáp trả giọng điệu phản đối kịch liệt của đối phương, Ngoại trưởng Lavrov bình thản khẳng định, mục tiêu của Nga tại Syria trước sau như một vẫn là bảo vệ Tổng thống Syria Assad và chế độ chính trị của ông ấy trước nguy cơ bành trướng của IS và các thành phần khủng bố khác. Điều này đã được Bộ Ngoại giao Nga tái khẳng định nhiều lần trong suốt quá trình triển khai kế hoạch xây dựng căn cứ không quân tại sân bay Assad (tỉnh Latakia) phục vụ chiến dịch không kích IS.
Giới quan sát bình luận rằng, khi quyết định can thiệp quân sự vào Syria, Tổng thống Nga Putin đã bắt đúng cơ hội để triển khai chiến lược Trung Đông mới của mình. Nói một cách đơn giản, Nga đã đặt chân vào nơi mà Mỹ và các đồng minh đang để trống trong cuộc nội chiến tại Syria. Chính Nga đã và đang sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong chiến lược đánh khủng bố mà Mỹ và đồng minh đang triển khai.
Chiến lược của Mỹ trong chiến dịch không kích IS ở Syria là không đưa người vào thực địa, chỉ sử dụng không quân ném bom ở cả hai trận địa Syria và Iraq. Nhưng chiến dịch ném bom của Mỹ đã chứng tỏ hiệu quả rất kém, thiếu chính xác, gây nhiều thương vong cho dân thường, do đó làm giảm khả năng triển khai oanh kích ồ ạt để đạt hiệu quả mong muốn.
Lỗ hổng trong chiến dịch của Mỹ là không có được sự hỗ trợ cần thiết của lực lượng trinh sát, tình báo con người trên mặt đất để bảo đảm độ chính xác cao, thay vào đó là quá ỷ lại, dựa vào phương tiện kỹ thuật công nghệ cao để thám sát từ trên trời. Trong khi đó, Nga đã triển khai một lực lượng trinh sát mục tiêu trên mặt đất và đã dễ dàng tính toán tọa độ mục tiêu một cách chính xác.
Sự thành công của chiến dịch quân sự tại Syria của Tổng thống Nga Putin một phần là nhờ vào dàn khí tài hiện đại, có hỏa lực hùng mạnh vượt mọi dự đoán của Mỹ và phương Tây. Sau hơn 2 tuần không kích, Nga đã khiến cho Mỹ và phương Tây phải ngỡ ngàng, sửng sốt với dàn khí tài hiện đại, hỏa lực hùng mạnh, độ chính xác gần như tuyệt đối. Dàn máy bay tiêm kích Su-24 và Su-34M2 đã thể hiện hiệu quả tác chiến hơn hẳn dàn máy bay F-16 và các máy bay hiện đại khác mà Mỹ đang sử dụng tại Iraq và Syria.
Chưa hết, vào ngày 8/10, Nga lại bất ngờ phóng 26 quả tên lửa hành trình 3M-14T(NATO gọi là SS-N-30A Kalibr) từ các tàu phóng tên lửa đậu trên biển Caspian, cách các mục tiêu ở Syria 1.500 km, góp phần hỗ trợ các chiến dịch tiến công trên mặt đất của quân đội Syria. Tại sao Nga không triển khai phi đội máy bay chiến đấu đa năng Su-30 và dàn tên lửa S-300 hiện đại tại quân cảng Tartus vì quân cảng nằm rất gần các mục tiêu tấn công hơn? Đây là câu hỏi chiến lược mà giới chức lãnh đạo Mỹ lẫn phương Tây vẫn đang đau đầu tìm lời giải.
Những người quan sát khách quan cho rằng, với kế hoạch bài bản và được tính toán kỹ lưỡng, quân đội Nga sẽ khó bị sa lầy tại Syria như Mỹ và truyền thông phương Tây liên tục rêu rao. Với tiềm lực quân sự hùng mạnh vừa được phô diễn "vài đường", nước Nga đang cho thấy khả năng làm đảo ngược tình thế nhanh như thế nào.
Các báo cáo của quân đội Nga, sau 2 tuần không kích của Nga, phiến quân IS đã tháo chạy khỏi 33 vị trí đã chiếm đóng trước đây ở các tỉnh Hama, Homs, Idlib, Latakia. Và với sự trợ giúp của Không quân Nga, quân đội Syria đã thu hồi lại một số địa bàn trọng yếu từ tay IS và phiến quân đối lập.
Quân đội Syria tiến vào giải phóng thành phố Atshan.
Việc triển khai thành công chiến lược tại Syria và toàn khu vực Trung Đông nói chung, đến thời điểm này, Tổng thống Putin đang được dư luận cả trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đương nhiên, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin trong nước vốn đã luôn ở mức cao khi ông đối đầu với phương Tây quanh vấn đề Ukraine thời gian qua, nay tiếp tục lên cao kể từ khi ông bắt đầu triển khai kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria.
Còn dư luận thế giới nói chung đều cho rằng ông Putin đang thắng ông Obama nhờ "cao tay" hơn trong việc giải quyết vấn đề Syria. Đánh giá chung của giới quan sát về chiến thuật triển khai quân sự của Nga ở Syria và Iraq là "nói ít, lẳng lặng mà làm, và làm thần tốc". Sự thành công tại Syria sẽ quyết định sự thành công trong chiến lược mới của Tổng thống Putin tại khu vực Trung Đông.
Song song với việc triển khai chiến dịch không kích IS, ngoài các đồng minh tích cực như Iran, Hezbollah, Tổng thống Nga Putin ngay từ đầu đã khéo léo lôi kéo các quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Israel, Ai Cập, Iraq. Ngay trước khi Nga triển khai chiến dịch không kích, Tổng thống Putin đã có cuộc hội đàm chiến lược với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm thống nhất phương án tránh đụng độ quân sự tại Syria.
Tiếp theo, Nga đã có bước đi quan trọng là xây dựng một liên minh chống IS riêng thông qua thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Iran, Iraq và Syria. Độ tin cậy cao của thông tin tình báo và tính hiệu quả của chiến dịch quân sự của Nga là những yếu tố quan trọng khiến cho Iraq ngả hẳn về phía Nga trong cuộc chiến IS.
Chiến dịch không kích của Nga cũng có tác động phần nào đến chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Bắt buộc phải "cạnh tranh" với Nga tại Syria, và cả Iraq, các bộ óc chiến lược ở Washington đang tính toán lại kế sách của mình nhằm tăng tính hiệu quả trong cuộc chiến chống IS, cải thiện hình ảnh đang bị "méo mó" do ảnh hưởng từ cuộc không kích của Nga tại Syria.
Trong khi đó, các đồng minh Mỹ ở châu Âu cũng thay đổi thái độ đối với Nga, từ chính sách đối đầu cứng rắn do cuộc khủng hoảng Ukraine đang dần dần chuyển sang mềm mỏng hơn và có xu hướng "nên tiếp tục hợp tác với Nga".
Giờ đây, Mỹ lại đang nói đến việc tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề Syria. Nhìn lại quá trình Mỹ hậu thuẫn cho quân đối lập chống Tổng thống Assad ở Syria đến chiến dịch không kích chống IS, Washington dường như đã không tập trung sâu vào mục tiêu chống khủng bố, đặt chưa đúng trọng tâm vấn đề của khủng hoảng, mà chỉ chăm chăm bảo thủ với luận điểm lật đổ Tổng thống Assad. Không ít lần, khi cùng Mỹ tìm phương án giải quyết khủng hoảng nội chiến tại Syria, nước Nga đã cảnh báo rằng, nếu Assad ra đi, Nga có thể đảm bảo một con đường cho ông ấy đi, nhưng vấn đề là ai sẽ thay thế ông ấy đảm bảo cho đất nước Syria được an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, người dân Syria có được cuộc sống ổn định?
Tổng thống Nga Putin đã khẳng định rất rõ ràng trong cuộc nói chuyện trên chương trình "60 phút" của Đài Truyền hình CBS của Mỹ hôm 27/9 (giờ địa phương) rằng "không có giải pháp nào khác ngoài việc củng cố sức mạnh cho cơ cấu chính phủ hiện hữu và trợ giúp họ chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, đồng thời thúc giục họ đối thoại với phe đối lập chân chính và tiến hành cải cách".
Theo Trương Hùng (tổng hợp)
An ninh thế giới
Nga đủ tiềm lực tài chính không kích dài hơi ở Syria Dù kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Nga vẫn đủ tiềm lực tài chính để duy trì chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria trong thời gian dài. Tiêm kích bom hiện đại Su-34 của Nga tham gia chiến dịch không kích tại Syria. Ảnh: Sputnik Tờ Financial Times ngày 26/10 dẫn nguồn tin từ các tài liệu phân bổ ngân...