Bốn công trình tuyệt mỹ của vua Khải Định giờ ra sao?
Trong giai đoạn ngồi trên ngai vàng, vua Khải Định (1885-1925) đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo ở Huế.
Qua thăng trầm lịch sử, các công trình này có số phận trái ngược nhau.
1. Nằm trên triền núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định. Công trình này còn khá nguyên vẹn, là một trong những địa điểm hút khách nhất của Di sản thế giới quần thể di tích Cố đô Huế.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Các công trình từ dưới lên gồm cổng chào, sân chầu Bái Đình, Bi Đình và cung Thiên Định. Khu lăng mang kiến trúc pha trộn từ nhiều phong cách khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman…
Cung Thiên Định là công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định. Đây là một tòa nhà được xây dựng công phu và tinh xảo bằng các vật liệu hiện đại, gồm 3 gian chính và 2 gian chái.
Phần phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua. Ngôi mộ được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều loại đá quý, trên mộ có pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920.
2. Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, địa chỉ số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).
Khi xưa, cung có khoảng 10 công trình, từ trước ra sau là bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước… Do những biến động của thời cuộc, nhà hát Cửu Tư Đài và khu chuồng thú không còn nữa.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây. Các công trình kiến trúc ở đây mang kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt với các đề tài châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Video đang HOT
Đặc biệt, cung An Định còn lưu giữ được bộ 6 bức tranh được vẽ trực tiếp lên tường mô tả các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Đây là những tác phẩm độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp mỹ thuật Việt truyền thống với mỹ thuật mới đầu thế kỷ 20.
3. Tọa lạc tại phía đông bắc Tử Cấm Thành trong Hoàng thành Huế, Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc đặc sắc, mang đậm dấu ấn của vua Khải Định. Công trình có từ thời Vua Đồng Khánh, từ năm 1919 – 1921 được vua Khải Định cho tôn tạo làm nơi nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh.
Về tổng thể, Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo gồm hai tòa nhà Tiền doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Tiền doanh là một tòa nhà hai tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men.
Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình Lâu còn được coi là một kiệt tác của nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền mỹ thuật Việt Nam.
Thái Bình Lâu từng bị bỏ hoang trong nhiều thập niên và xuống cấp trầm trọng do tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền Trung. Từ năm 2010-2015, công trình đã được trùng tu lớn và trở về với vẻ lộng lẫy vốn có của mình.
4. Trái với ba công trình đã đề cập ở trên, điện Kiến Trung có một số phận khá hẩm hiu. Đây là một cung điện bề thế trong Hoàng thành, được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923, cùng thời gian với việc xây lăng, để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
Khi còn nguyên vẹn, điện Kiến Trung là một tòa nhà hai tầng mang phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Italia pha trộn kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu.
Đáng tiếc rằng cung điện tráng lệ này đã bị phá hủy trong chiến sự tháng 12/1946, ngày nay chỉ còn sót lại nền điện, các bậc cấp, hàng lan can cùng hai tòa nhà bát giác ở phía trước.
Trong tương lai không xa, điện Kiến Trung có thể sẽ được phục hồi nguyên trạng dựa trên những tư liệu lịch sử về tòa cung điện đặc biệt này.
Ảnh độc: Khám phá khung cảnh ở Hoàng thành Huế năm 1989
Khung cảnh ở Hoàng thành Huế năm 1989 - 4 năm trước khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới - sẽ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Từ Ngọ Môn - cổng chính của Hoàng thành Huế - nhìn ra Kỳ đài, Cố đô Huế năm 1989.
Cụ ông bên hồ Thái Dịch, phía sau Ngọ Môn.
Người dân đạp xe qua khoảng sân phía sau điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn ở Hoàng thành Huế.
Đường dân sinh chạy băng qua mặt trước điện Kiến Trung, cung điện nguy nga được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923. Năm 1989, nơi đây chỉ còn là phế tích có dại mọc um tùm.
Những đứa trẻ bên nền điện Kiến Trung.
Trên nền điện Kiến Trung.
Trẻ em chơi đùa tại một trong hai lầu bát giác ở phía trước điện Kiến Trung.
Chiếc vạc đồng được đúc từ thời chúa Nguyễn nằm gần lầu bát giác.
Từ điện Kiến Trung nhìn về điện Thái Hòa.
Thái Bình Lâu - biệt cung của vua Khải Định trong Tử Cấm Thành. Công trình này ngày nay đã được tôn tạo khang trang.
Hồ non bộ phía trước Thái Bình Lâu.
Cận cảnh hình tượng rồng trên mái điện Thái Hòa.
Phế tích của một công trình ở Hoàng thành Huế.
Sinh viên tập quân sự gần lầu Tứ Phương Vô Sự, công trình cuối cùng trên trục thần đạo của Hoàng thành Huế.
Bên ngoài cửa Hiển Nhơn của Hoàng thành Huế.
Có một "cố đô Huế" giữa lòng TP.HCM Trong một căn nhà ở đường Hoàng Hữu Nam, TP.Thủ Đức, toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế được tái hiện tinh xảo theo tỷ lệ 1/700, y như thật. Cố đô Huế được tái hiện đến từng chi tiết nhỏ Người thực hiện tác phẩm nghệ thuật này là TS Nguyễn Thanh Tùng, con của chủ nhà. Anh đã bỏ...