Bốn cây cảnh “bảng vàng” hút khí độc, các bà nội trợ không nên bỏ qua
Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được chất độc hại trong không khí. Bởi vậy, đừng bỏ qua 4 loại cây cảnh vừa đẹp vừa giúp thanh lọc không khí trong nhà.
Cây thiết mộc lan được nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Ảnh minh họa.
Về đặc điểm, thiết mộc lan có lá màu xanh, sọc trắng ở giữa. Hoa của thiết mộc lan có màu trắng hoặc vàng nhạt, hương thơm ngào ngạt. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 g/cm2 và 2,7 g/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Bên cạnh đó, theo phong thủy, thiết mộc lan là loài cây có thể hấp thu những luồng khí xấu, xua đi điều rủi ro và đem lại tài lộc, may mắn. Không chỉ giúp nhà bạn có hương sắc ngào ngạt thiết thiết mộc lan còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.
Cây dương xỉ
Dương xỉ có không ít công dụng thú vị mà bạn không biết tới. Ảnh: Internet.
Cây xương xỉ là loại cây mọc khá nhiều trong tự nhiên và cả các khu vực khe nước, bồn cây trong thành phố. Chính vì vậy mà nhiều người chẳng còn xa lạ đối với loại cây này. Cứ tưởng là cây dại nhưng loại cây này có khả năng hút khí độc. Bởi vậy, ngày nay nhiều người trồng cây dương xỉ trong nhà để thanh lọc không khí.
Cây mọc dương xỉ bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
Video đang HOT
Cây dừa cảnh hấp thụ tới 90% lượng hóa chất độc hại như benzen. Không gian sáng và có ánh nắng là môi trường sống hoàn hảo cho loại cây này phát triển.
Trồng cây dừa cảnh trong nhà giúp không khí trở nên trong lành hơn và bạn có một không gian sống an toàn. Không chỉ vậy, dừa cảnh còn giúp công việc làm ăn của chủ nhà được thuận buồm xuôi gió, phát lộc, phát tài.
Cây cọ cảnh có khả năng hút khí benzen và khí formaldehyde. Ảnh: Internet.
Cọ cảnh là cây thân cột, mọc đơn độc, lá cây có dạng to tròn, xòe ra xanh rợp. Đặc biệt, cây cọ Nhật có tác dụng tạo mỹ quan cho văn phòng. Có thể làm cây cảnh cho quán cafe, khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhằm tạo bóng mát cho khách hàng.
Cây còn có thể loại bỏ các chất độc hại từ môi trường sống, giúp thanh lọc không khí trong nhà. Ngoài ra, cọ cảnh còn thể đuổi một số loại côn trùng muỗi, côn trùng, gián,…
Loại cây này còn có thể hút khí nóng tỏa nhiệt từ các thiết bị điện tử. Làm cho bầu không khí trở nên dịu mát.
Cọ cảnh là loài cây rất ưa nắng, nếu trồng cọ cảnh trong nhà thì bạn nên thường xuyên đưa cây ra ngoài hứng nắng. Đây cũng là loài cây có khả năng chịu hạn khá tốt nên mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần.
5 loại cây cảnh vừa đẹp lại vừa an toàn khi trồng trong nhà
Nếu bạn đang có kế hoạch "phủ xanh" không gian sống nhưng còn e ngại vì sợ những cây cảnh có chất dị ứng thì dưới đây chính là danh sách những loại cây trong nhà đặc biệt thích hợp với bạn.
Đây là những loài cây cảnh khá là an toàn của bạn nếu "trót" ăn phải, đồng thời chúng cũng là những chiếc máy lọc không khí rất hiệu quả đó!
1. Cây lục thảo trổ (Spider Plant)
Loại cây này có thân dài, thường có màu xanh tuyền hoặc xanh sọc trắng, có hoa li ti. Cây phát triển mạnh khi được đặt cạnh bên cửa sổ và được tưới nước đầy đủ. Cây có thể loại bỏ các chất độc hại trong không khí như Benzen, Formaldehyde, Toluene và Xylene.
Lục thảo trổ được trồng làm cây trang trí sân vườn hoặc nội thất trong nhà với khả năng thích nghi mạnh mẽ. Nó chịu được điều kiện ít chăm sóc. Lục thảo trổ thường được nhân giống và trồng rộng rãi với hai giống chủ yếu:
- Chlorophytum comosum 'Vittatum': Hay thường gọi là cỏ nhện, cỏ điếu lan. Lá có sọc trắng chạy dọc trung tâm, hai bên dải mép lá có màu xanh. Giống này thường được trồng vào giỏ treo hoặc chậu đứng cao.
- Chlorophytum comosum 'Variegatum': Hay thường gọi là cỏ mẫu tử, lá có sọc màu xanh ở chính giữa, hai bên dìa mép là dọc trắng, nhìn dễ nhầm lẫn với loài cỏ lan chi.
2. Cây dương xỉ (Lemon button Fern)
Cây dương xỉ có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, thuộc họ Lomariopsidaceae, có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới.
Là loại cây thân thiện và khá an toàn. Đặc biệt nó còn được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, trong khi nhu cầu về độ ẩm khá cao. Dương xỉ được trồng lý tưởng trong nhà nơi tiếp xúc nhiều khói bụi thành phố, thích hợp cho những người có bệnh hen suyễn hoặc khó thở.
Dương xỉ có khả năng hấp thụ asen ở dạng khí, giảm hàm lượng asen chứa trong đất qua đó giảm asen trong nước giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như tổn thương da, các bệnh ung thư.
3. Cau cảnh (Areca Palm)
Cây cau cảnh hay còn gọi là cây cau vàng, cau kiểng vàng. Một số nơi cho rằng cau cảnh chính là cau Nhật vì xuất xứ từ Nhật Bản. Danh pháp khoa học của cây là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Arecaceae (cau cảnh).
Cây giúp loại bỏ Formaldehyde và phù hợp để sử dụng như một chiếc máy giữ độ ẩm trong nhà. Bên cạnh đó, loại cây này cũng có thể loại bỏ được xylene và toluene. Với những khu vực ô nhiễm không khí cao và hay tiếp xúc với xăng dầu, cau cảnh chính là một lựa chọn không gì có thể tuyệt hơn.
4. Cây trường sinh
Cây trường sinh (tên khoa học: Peperomia Obtusifolia) tên tiếng Anh: Baby Rubber Plant, thuộc họ: Crassulaceae (bỏng) là thực vật có hoa, có nguồn gốc từ Florida, Mexico và vùng Caribbean. Trường sinh là loại cây cảnh có khả năng sinh trưởng tốt và có thể chống được mọi loại thời tiết.
Đây là loại cây thích hợp đặt trong những căn phòng lớn để loại bỏ khí CO, Formaldehyde và Trichloroethylene có trong không khí. Để cây phát triển tốt, bạn nên tưới nước và bón phân thường xuyên cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thay chậu mới hàng năm cho đến khi cây đạt kích thước mong muốn.
5. Cây cọ cảnh (Ponytail Palm)
Cây cọ tiếng anh có tên khoa học là Rhapis Excelsa, thuộc họ cau. Cây cọ cảnh có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 0,5-2m. Cây cọ cảnh lớn chậm và thân cây khá nhỏ. Các tán lá cọ cảnh cũng rất rộng và đẹp mắt nên được trồng làm cảnh nhiều. Trên thị trường giá cây cọ cảnh dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy loại.
Theo các nghiên cứu của nhà khoa học thuộc NASA, cây cọ cảnh đứng top 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà.
Các loại chất độc bay hơi, chất khí có hại như CO2, benzen và cả các tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử đều được cây cọ cảnh thanh lọc một cách hiệu quả. Vì vậy đây là loại cây hàng đầu để trồng trong nhà, đặc biệt là trong các văn phòng làm việc ít cửa sổ.
Cây cọ cảnh còn được biết đến nhiều với khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng. Trồng cây gần các vị trí cửa sổ, cửa ra vào có thể tránh các loại côn trùng gây hại vào nhà bạn lại có tính thẩm mỹ cao.
Cây sở hữu "ngoại hình" nổi bật với những chiếc lá dài trên thân cây tạo cảm giác như một tác phẩm điêu khắc. Đây là loại cây khá ưa sáng và cần được tưới nước khoảng 1 đến 2 lần/tuần. Với ngoại hình của mình, cây thích hợp đặt trong những căn phòng, không gian lớn như phòng khách hay bên ngoài ban công.
8 loại cây cảnh hút khí độc thường được chọn để trồng trong nhà, giúp nhà bạn có chất lượng không khí tốt hơn Trồng những loại cây cảnh này trong nhà chẳng những khiến không gian trở nên sinh động, đầy sức sống mà còn tạo được bầu không khí sạch sẽ, an toàn mà không cần tới máy lọc không khí đắt tiền. Dưới đây là 8 loại cây cảnh hút khí độc cực chuẩn mà bạn có thể tham khảo để chọn trồng trong...