Bốn bên nhất trí ‘xuống thang’ căng thẳng Ukraina
Nga, Ukraina, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo họ vừa đạt được sự đồng thuận về các bước tiến tới “xuống thang” khủng hoảng ở Ukraina.
Đại diện 4 bên đã chính thức kết thúc hội đàm chung ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ ngày 17/4. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận được vạch ra có thể dừng các lệnh cấm vận kinh tế mà phương Tây sắp áp đặt lên Nga.
Ukraina rơi vào khủng hoảng kể từ khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ. Sau đó, Moscow đã sáp nhập bán đảo Crưm ở đông Ukraina, nơi có đông người nói tiếng Nga một hành động đẩy quan hệ Đông – Tây vào căng thẳng chưa từng có kể từ Thế chiến II.
Tình hình ở đông Ukraina vẫn phức tạp trong khi hội đàm Geneva nhất trí xuống thang căng thẳng.
Tiếp sau các cuộc hội đàm ở Geneva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng người đồng cấp Andriy Deshchytsia của Ukraina, John Kerry của Mỹ và người phụ trách chính sách đối ngoại châu Âu Catherine Ashton thông báo họ đã nhất trí rằng các đội hình quân sự trái phép ở Ukraina phải bị giải tán, và tất cả những người chiếm giữ các tòa nhà chính phủ phải bị tước vũ khí và rời đi.
Các nhà ngoại giao cho biết thêm, thỏa thuận cũng yêu cầu một lệnh ân xá cho những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraina.
Video đang HOT
Những bước đi trên sẽ được giám sát bởi các thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá diễn biến mới ở Geneva là rất hứa hẹn, song nhấn mạnh câu hỏi vẫn còn đó về việc liệu Nga giờ đây có sử dụng ảnh hưởng của mình để phục hồi trật tự ở Ukraina hay không.
“Tôi không nghĩ chúng tôi có thể đảm bảo bất cứ thứ gì vào thời điểm này”, ông Obama nói tại một cuộc họp báo ở Washington đêm 17/4. “Chúng tôi đã thực thi thêm một số hệ quả mà chúng tôi có thể áp đặt lên người Nga, nếu chúng tôi không thấy có sự cải thiện tình hình trên thực tế”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh rằng các cải cách hiến pháp dài kỳ là cần thiết ở Ukraina, song khẳng định các bên liên quan hội đàm Geneva cần nhất trí rằng khủng hoảng cần được “điều chỉnh bởi chính người Ukraina”.
Ông Lavrov cũng tuyên bố Nga không có ý định đưa quân vào Ukraina.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry mô tả các cuộc đối thoại ở Geneva là “công việc của một ngày tốt đẹp”, song quả quyết ngôn từ phải biến thành hành động và ông không còn lựa chọn nào ngoài việc áp đặt các lệnh trừng phạt khắt khe hơn lên Moscow, nếu Nga không thể hiện được sự nghiêm túc trong việc hạ nhiệt căng thẳng ở Ukraina.
Đại diện cho Kiev, Ngoại trưởng Ukraina Deshchytsia nói: “Chúng tôi không đồng ý với Nga về nhiều vấn đề nhưng những gì chúng tôi nhất trí hôm nay là đặt một nỗ lực, các nỗ lực chung, nhằm thực hiện tiến trình xuống thang ở đông Ukraina. Và Nga thừa nhận là một phần của tiến trình này. Vì vậy, sẽ là một phép thử cho Nga nếu Moscow muốn thực sự chứng tỏ họ sẵn sàng giúp bình ổn ở những khu vực này”.
Đại diện EU Ashton khẳng định, thỏa thuận bao gồm “các bước đi vững chắc mà có thể được thực thi ngay lập tức”.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, thỏa thuận ở Geneva chỉ có rất ít tác động trên thực tế, với việc những người ủng hộ Nga tiếp tục chiếm giữ một tòa nhà chính quyền ở Donetsk. Một thủ lĩnh tuyên bố, họ sẽ không rời đi nếu phe biểu tình thân châu Âu tại Quảng trường Maidan ở Kiev thu dọn trại của mình trước.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nga dọa giáng cho Ukraine một đòn kinh tế
Tổng thống Nga Putin hôm qua đe dọa thu tiền trước khi bán gas cho Ukraine, hành động có thể khiến kinh tế của nước láng giềng, vốn đang bên bờ phá sản, suy sụp.
Đây có thể sẽ là đòn kinh tế mới nhất mà Moscow dành cho chính quyền mới ở Ukraine kể từ khi tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ, theo Fox News.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP
Phát biểu trong một cuộc họp với các bộ trưởng hôm qua, Putin cho rằng việc thu tiền trước bán khí đốt sau là "phù hợp với các điều khoản của hợp đồng" giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom có thể chưa cần thực hiện các biện pháp mạnh trước khi có các kết quả tham vấn bổ sung giữa hai nước.
Nga đã loại bỏ cơ chế giảm giá gas bán cho Ukraine bởi cơ chế này gắn liền với việc Nga thuê quân cảng ở bán đảo Crimea, nay đã được Nga sáp nhập. Ukraine cũng đã cam kết với IMF về việc xóa bỏ trợ giá khí đốt trong nước để đổi lấy khoản vay 14 tỷ USD cứu nền kinh tế.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan nói nước này sẽ chỉ trả tiền khí đốt tháng ba sau khi hai nước thỏa thuận xong về giá. Kiev không đồng ý mức giá mới cao hơn hẳn mà Gazprom đưa ra.
Tổng thống Putin cho biết cho dù Nga không công nhận chính phủ ở Kiev, nước này vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế cho nước láng giềng, tuy nhiên việc viện trợ không kéo dài mãi mãi, mà phải tùy thuộc vào các diễn biến ở Ukraine, theo Ria Novosti.
Nga đã ngừng nhập khẩu sữa của 6 công ty sữa Ukraine với các lý do kỹ thuật, sau khi Kiev tuyên bố không cho phép nhiều công ty lương thực của Nga bán hàng vào Ukraine. Kiev và Moscow cũng ngừng một số hợp đồng về khí tài quân sự. Ukraine là nhà cung cấp phụ tùng kỹ thuật quân sự lớn của Nga.
Theo VNE
"Ma trận thông tin" Nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm người Mỹ Robert Perry có bài viết về "ma trận thông tin", cho rằng báo chí Mỹ nhiều lần xào xáo thông tin để "đánh lận con đen" từ cuộc chiến tranh Iraq đến tình hình Ukraine hiện nay. Những người biểu tình quá khích ở Ukraine giương biểu ngữ tôn vinh nhân vật gây tranh...