‘Bơm tiền vào bất động sản là cách cứu nền kinh tế’
Thị trường bất động sản suy sụp sẽ khiến thị trường tài chính rối loạn. Do đó, bơm tiền cho địa ốc không phải là cứu các chủ đầu tư mà giải vây cho nền kinh tế Việt Nam, theo ông Đặng Hùng Võ.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ chia sẻ quan điểm về gói cứu trợ cho thị trường bất động sản và khả năng hồi phục của thị trường này trong năm 2013.
- Mới đây Bộ Xây dựng ký kết vay BIDV 30.000 tỷ đồng, mục tiêu là tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, thông qua việc ưu đãi cho đầu vào là các chủ đầu tư dự án, đầu ra là người có nhu cầu thực về nhà ở. Khoản vay này có thực sự cứu cánh cho thị trường địa ốc trong thời gian tới, thưa ông?
- Theo tôi được biết, việc sử dụng nguồn tài chính này nhằm hỗ trợ một mặt là tiếp cho bên cầu, mặt khác hỗ trợ cho các chủ đầu tư của dự án cũ để có thể giải quyết được tồn kho bất động sản bằng các giải pháp Bộ Xây dựng đã đề xuất. Ví dụ như: những dự án nào sắp hoàn thành thì sẽ cố gắng hoàn thành, những dự án nào năng lực kém phải dừng lại, dự án nào chuyển công năng sang loại hình bất động sản khác như nhà cho thuê, trung tâm thương mại, nhà công vụ… sau khi xem xét cần hỗ trợ để giảm giá tổng giá trị bất động sản.
Bộ Xây dựng ký kết gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thực ra là đứng ra bảo lãnh cho khoản vay đó, thì khoản vay đó mới có độ tin cậy cao đối với ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ để thực hiện cho đúng mục tiêu. Theo tôi, khoản vay này sẽ có tác động ở một mức đáng kể để tháo gỡ tắc nghẽn cho thị trường bất động sản hiện nay.
- Sau khi Chính phủ công bố dự thảo bơm hàng chục nghìn tỷ đồng cứu nền kinh tế, trong đó có địa ốc, dư luận cho rằng không nên bơm cho bất động sản mà phải trị tận gốc rễ, hạ lãi suất tạo điều kiện cho người dân mua nhà. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Theo tôi hai việc cần phải làm là hỗ trợ trực tiếp lãi suất cho bên cầu là việc cần thiết, là giải pháp tốt. Song song với đó là chủ đầu tư cũng rất cần nguồn vốn này, do họ đang vào thời điểm rất khó khăn. Họ chỉ cần có khả năng tiếp cận vốn với nguồn ưu đãi thì họ cũng tháo gỡ được bất động sản tồn đọng.
Video đang HOT
Dư luận chỉ quan tâm đến một việc là đừng lấy tiền thuế của dân cho không các chủ đầu tư. Tôi cho rằng hoàn toàn không có chuyện đó. Bởi có nguồn vốn cho bên cầu vay tức là việc cho vay sẽ tạo khả năng thanh toán và hỗ trợ trực tiếp cho người mua bất động sản.
Bên cạnh đó, hỗ trợ cho chủ đầu tư có giải pháp giải quyết hàng tồn kho bất động sản như chuyển công năng nhà ở, chia nhỏ căn hộ như thế nào, hoàn thành gấp các dự án dang dở… đều cần có hỗ trợ tài chính vốn ưu đãi. Ở đây phải hiểu là không phải cho các nhà đầu tư, mà các nhà đầu tư phải trả vốn ngay sau khi thị trường ấm lại. Việc có cần thiết cho nhà đầu tư vay hay không chúng ta phải nhìn dưới góc độ rộng hơn.
Thị trường bất động sản suy sụp thì sẽ gây khủng hoảng tới tài chính, sẽ làm rối loạn thị trường tài chính. Hiện tại cái kho bất động sản quỵ hoàn toàn thì chắc chắn nền kinh tế sẽ có vấn đề. Chúng ta không phải cứu các chủ đầu tư mà cứu nền kinh tế Việt Nam. Không ai ủng hộ cơ chế cho không các chủ đầu tư bất kỳ khoản tiền nào.
Tuy nhiên, chúng ta cứu chủ đầu tư phải minh bạch và công bằng, đây là hai nguyên tắc lớn nhất chúng ta phải giữ được để giải quyết khâu tắc nghẽn của thị trường bất động sản.
- Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp để khơi thông tắc nghẽn thị trường bất động sản, nhưng cho tới hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên. Theo ông, tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu?
- Theo tôi đánh giá là đã điểm đủ các giải pháp, vấn đề là cơ chế nào thực hiện các giải pháp thì năm 2013 phải tính tới. Còn việc lúc nào xử lý xong tắc nghẽn bất động sản phải phụ thuộc vào giải phóng được hàng tồn kho bất động sản; kích thích được phân khúc nhà ở giá rẻ.
Hai nguyên tắc minh bạch và công bằng là hai nguyên tắc chúng ta phải đảm bảo. Năm 2013 chúng ta phải loay hoay thực hiện nguyên tắc này: cơ chế ra làm sao, thực hiện như thế nào, ưu tiên và chưa ưu tiên giải pháp nào…? Như vậy, năm 2013 chúng ta có thể hy vọng chút ít nóng lên, ấm lên của phân khúc nhà ở giá rẻ, nếu chúng ta có lực đầu tư cao hơn. Việc giải quyết tồn kho bất động sản, gắn với nợ xấu phải tính bước đi dài hơn, có thể chưa giải quyết xong ngày hôm nay, mà có thể chúng ta cần 1-2 năm thậm chí dài hơn nữa.
Theo VNE
Rao bán biệt thự trăm tỷ đồng thời địa ốc khủng hoảng
Bất chấp thị trường đóng băng, nhà đầu tư điêu đứng, nhiều căn villa cổ, mặt đường trung tâm thành phố, biệt thự ven Hồ Tây vẫn hét giá trên dưới 100 tỷ đồng thậm chí hơn 200 tỷ đồng.
Anh Mạnh Hùng, chủ nhà đang rao bán một khu biệt thự xây thô 4 tầng ở khu biệt thự gần Phủ Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ với giá lên tới 450 triệu đồng mỗi m2. Như vậy, căn biệt thự rộng 255 m2 với mặt tiền 12 m và chiều sâu hơn 21 m có giá tới 114 tỷ đồng. Anh cho hay, khu biệt thự gần sát nhà một ông "bầu" lớn, toàn các sếp ở. "Biệt thự nằm ngay ven hồ, có hai mặt thoáng, đường rộng 9m và đường nội bộ 8m, trước mặt là Hồ Tây cảnh đẹp thoáng mát nên giá không thể rẻ", anh nói.
Cũng theo anh, do địa ốc đang trong bối cảnh khủng hoảng, nên chỉ có thể giảm đôi chút, xuống còn khoảng 108 tỷ đồng. Trong trường hợp muốn mua giá rẻ hơn, anh cho biết có thể mua một căn biệt thự vuông góc mặt hồ rộng 245 m2 với giá 410 triệu đồng mỗi m2. Như vậy, cả căn sẽ có giá không dưới 100 tỷ đồng.
Biệt thự ven hồ Tây được chào với giá trăm tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Chủ một biệt thự ở đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội cũng rao giá tới... 140 tỷ đồng. Người bán cho biết, nhà rộng khoảng 700 m2, diện tích sử dụng hơn 100 m2, mặt tiền 14 m, nở hậu và sổ đỏ chính chủ. Villa 2 tầng với đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, nhà ăn, có vườn trái cây bên hông nhà, sân trước sân sau đầy đủ.
"Một công ty bất động sản đã định giá khu villa 200 triệu đồng mỗi m2 nên mức giá trên là hợp lý. Tất nhiên có thể thương lượng trong bối cảnh địa ốc trầm như hiện nay nhưng không thể hạ giá quá nhiều", vị chủ nhà nói.
Một môi giới cho hay, ông đang rao bán hộ một biệt thự Pháp cổ trên đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm với giá hơn 250 tỷ đồng. Biệt thự 2,5 tầng gồm 24 hộ dân sinh sống và khu đất nở hậu hướng Đông Nam nên "rất phát". Mặc dù nằm ngay ở khu phố lớn với vị trí đắc địa, nhưng chào suốt từ tháng 6/2012 đến nay vẫn chưa có khách hỏi mua vì giá quá cao.
"24 hộ sẽ gồm 24 sổ đỏ, nhưng ai mua chúng tôi sẽ làm thủ tục gộp chung thành 1 sổ. Chúng tôi sẵn sàng bao sang tên và lo thủ tục giấy phép xây dựng khi khách hàng muốn xây lại. Khu đất được xây tối đa 7 tầng", vị môi giới tiết lộ.
Trong bối cảnh địa ốc gần như đóng băng, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ tiền mua những căn biệt thự giá khủng. Cuối năm 2012, một ca sĩ đã rót 100 tỷ đồng mua và hoàn thiện ngôi nhà siêu sang cũng từng gây xôn xao dư luận. Nội thất xa hoa trong căn nhà 6 tầng với diện tích 500m2 cùng cách bài trí sang trọng không khác gì biệt thự xa hoa của các ngôi sao Hollywood khiến không ít người phải ngưỡng mộ.
Ông Nguyễn Thế Cường, đại diện văn phòng nhà đất Long Biên cho hay, trong bối cảnh địa ốc khủng hoảng như hiện nay, chỉ có những người có tiềm lực tài chính rất mạnh, tầm cỡ "đại gia" mới đủ sức để mua những biệt thự lên tới trăm tỷ đồng. Ông Cường cho hay, thực tế, những khu nhà cổ có giá tới vài ba trăm triệu mỗi m2, diện tích lại rộng nên giá trở nên "cực kỳ đắt đỏ". Trên thị trường bất động sản, biệt thự phố cổ, khu ven Hồ Tây thuộc dạng đắc địa, nên giá không rẻ. Bản thân ông cũng từng làm dịch vụ cho khu phố cổ hàng Gỗ lên tới 250 triệu đồng mỗi m2.
Ông Cường cho hay, biệt thự ven hồ Tây, nhà phố cổ hoặc khu nhà tại các trung tâm thành phố lớn thường không phải để "lướt sóng" mà chủ yếu sinh lời do kinh doanh mang lại nên giá bán không hạ nhiệt mặc cho khủng hoảng địa ốc làm nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Đơn cử, nhà phố cổ hoặc villa tại các mặt đường lớn có thể, kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê tầm 5.000 - 7.000 USD mỗi tháng.
Thông thường các khu nhà biệt thự cổ rao bán theo giá vàng, sau đó mới quy đổi ra tiền đồng để "giữ giá". Ông phân tích, trước đây, khi mua nhà 10 "cây" mỗi m2 thì nay, người bán cũng phải chào 10 "cây". Lượng vàng vẫn giữ nguyên, nhưng khi quy đổi ra tiền đồng thì chênh lệch lại rất lớn, bởi vậy mới có chuyện nhà phố cổ giá 500 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi m2.
"Với mức giá lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhiều người sẽ lựa chọn căn biệt thự sang trọng tại các khu đô thị mới, thay vì các biệt thự cũ nên giao dịch thành công tại các khu biệt thự hiện nay không nhiều", ông Cường nói.
Trên thị trường địa ốc, nhà rao bán hàng trăm tỷ đồng chủ yếu thuộc về các khu biệt thự, còn chung cư giá thường rẻ hơn. Hồi tháng 3 năm 2012, căn hộ được mệnh danh là đế vương của Hà Nội được chào bán với giá 25 tỷ đồng cũng đã từng gây sốc và các chuyên gia dự báo thị trường sẽ không dễ hấp thụ.
TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho hay, hiện nay giá đất đang "ảo", sau 1/7 tới, khi Luật Thủ đô có hiệu lực giá đất sẽ giảm. Ông Nghiêm phân tích, theo Luật Thủ đô, Hà Nội dự tính xây 5 thành phố vệ tinh, nhà cao tầng kiên quyết cấm xây quá 9 tầng trong các quận nội thành cũ. "Cùng với chính sách siết nhập cư, và đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp sỡ hữu đất đai vượt định mức nên chắc chắn năm 2013, ngoại trừ phân khúc nhà ở xã hội, thu nhập thấp, giá bất động sản sẽ giảm mạnh", ông Nghiêm nói.
Sở dĩ giá đất ở các khu phố đắc địa vẫn không giảm, theo ông Nghiêm vì một số đối tượng "nhạy bén" đã tranh thủ tìm cách đẩy giá nhà lên cao trước khi Luật thủ đô có hiệu lực. Khi quy hoạch phân khu chi tiết được chính thức phê duyệt, dân số nội đô giảm đi một phần ba, khu phố cổ 860.000 giảm xuống còn 600.000 người nên giá đất ở các khu đất đắc địa như phố cổ và các quận nội thành sẽ giảm.
Theo VNE
Bi hài khách VIP đòi trả suất mua nhà ngoại giao Nằng nặc xin bằng được suất ngoại giao mua giá ưu đãi thời địa ốc lên cơn sốt để lướt sóng kiếm lời, khi thị trường đóng băng, nhiều khách lại cậy nhờ các mối quen xin rút tiền về. Những ngày cuối năm, văn phòng của một vị quan chức ngành tấp nập khách hẹn, bàn chuyện công tư đủ cả. Cả...