Bom thực phẩm nhiễm chì: Sung tiền đền bù vào công quỹ
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất nếu không bồi thường cho người dùng do tiêu thụ nước uống bị nhiễm chì vì không chứng minh được bị hại thì số tiền đó phải được sung vào công quỹ.
Nên dùng tiền đền bù sản phẩm nhiễm độc cho tổ chức kiểm soát doanh nghiệp một cách độc lập. ẢNH: Đ.N.T.
Trong buổi làm việc mới đây giữa Công ty TNHH URC Hà Nội (URC) với đại diện các bộ ngành, Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng VN (Vinastas), ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Vinastas – đã đề nghị URC phải dành ra một khoản tài chính để bồi thường cho người tiêu dùng VN, những người đã tiêu thụ các sản phẩm có hàm lượng chì vượt ngưỡng của công ty này. Mức bồi thường đề xuất dựa trên tổng số sản phẩm nhiễm chì đã bán ra thị trường, tương đương số tiền gần 3,9 tỉ đồng. Vinastas đề xuất số tiền này nếu không có người tiêu dùng khiếu nại, sau 3 – 6 tháng, sẽ được sung vào công quỹ để nhà nước chi dùng vào các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người tiêu dùng chưa được đền bù thỏa đáng
Ngoài ra, những trường hợp người tiêu dùng nếu chứng minh được mình bị tổn hại do sử dụng sản phẩm URC bị nhiễm chì cũng sẽ được đền bù riêng lẻ thông qua con đường khởi kiện ở tòa án. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết chiếu theo các quy định hiện nay của VN, việc khởi kiện các công ty vi phạm như URC ra tòa rất khó vì thiếu bằng chứng. Người dùng chỉ mua 1 – 2 chai nước ngọt ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì không bao giờ có hóa đơn chứng từ. Đồng thời vỏ chai sau khi uống hết nước cũng đều vứt bỏ. Vậy thì lấy bằng chứng đã uống nước có nhiễm chì ở đâu ra? Thậm chí làm sao chứng minh được việc sức khỏe bị ảnh hưởng bởi sản phẩm nêu trên… Hơn nữa, số tiền đó chỉ là phần bồi thường về mặt tài sản, còn tinh thần, sức khỏe của người dùng là chưa tính đến mà ở các nước, bồi thường về tinh thần cũng quan trọng.
“Việc bồi thường cho người tiêu dùng là đương nhiên nhưng để có bằng chứng khởi kiện ra tòa là không dễ. Vậy Vinastas cho rằng nên sung vào công quỹ của nhà nước là khả thi hơn. Luật của VN còn đánh đố người dùng vì lấy đâu ra bằng chứng để khởi kiện. Các đại lý có thể khởi kiện được vì mua buôn thì còn hóa đơn chứng từ nhưng có thể họ không phải là người sử dụng sản phẩm đó. VN cần phải xem xét chỉnh sửa, bổ sung các quy định có liên quan về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, nhất là trong an toàn thực phẩm”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Từ trường hợp của URC, một số ý kiến khác cho rằng, việc phạt vi phạm hành chính với hành vi sản xuất thực phẩm nhiễm độc tại VN hiện không có tác dụng do mức xử phạt thấp. Theo quy định, mức phạt cao nhất dành cho tổ chức vi phạm về an toàn thực phẩm tối đa cũng chỉ 200 triệu đồng. Vì thế, nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm đã bị xử lý hành chính đều tái vi phạm. Đó là chưa kể, dù phát hiện và xử phạt hành chính rất nhiều trường hợp nhưng hầu như chưa có trường hợp nào người tiêu dùng VN khởi kiện nhà sản xuất thành công và được đền bù một cách thỏa đáng.
Video đang HOT
Kiểm soát doanh nghiệp vi phạm
Theo quan điểm của đại diện Bộ Tài chính tại buổi gặp gỡ với Vinastas và đại diện URC, đây là khoản đền bù mang tính quan hệ dân sự, nó không nằm trong danh mục nguồn thu ngân sách, nên để lại cho chính doanh nghiệp (DN) sử dụng trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Không đồng ý với quan điểm này, chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Hòa cho rằng, vai trò của Bộ Tài chính là tư vấn cách thực hiện đền bù thế nào để hiệu quả, hợp lý hợp tình và có lợi cho người tiêu dùng chứ không phải “phán” kiểu có lợi cho phía DN, đối tượng sai phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng như vậy. “Nếu cứ cho rằng người tiêu dùng phải có bằng chứng mới khởi kiện được, không kiện được thì khỏi đền bù thì không còn gì để nói và đó cũng không phải là cách tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Ở đây, người tiêu dùng là chủ thể bị hại vì tin mà mua sản phẩm nhiễm độc của nhà sản xuất, quyền lợi của họ phải được bảo đảm và cơ quan quản lý, tổ chức đại diện người tiêu dùng… phải có giải pháp, tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho họ”, ông Hòa nói. “Việc đền bù cho người tiêu dùng nhưng lại để lại DN vi phạm giữ chứng tỏ sự yếu kém của nhà quản lý”, ông Hòa thẳng thắn.
Theo Thanh Niên
Tổng kiểm tra và yêu cầu phạt nặng các cơ sở bán C2, Rồng đỏ bị nhiễm chì ở Phú Yên
Ngày 14/7, Chi cục ATVSTP Phú Yên đã chính thức yêu cầu kiểm tra và phạt nặng các cơ sở còn bán 2 sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì trên toàn tỉnh.
Trao đổi với PV , Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Yên, cho biết: "Dù không nhận được thông báo chính thức nhưng chúng tôi cũng nắm được thông tin là Công ty TNHH URC Hà Nội, đơn vị sản xuất 2 sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì số tiền lên đến gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng buộc Công ty phải thu hồi tối đa 2 lô sản phẩm nói trên, báo cáo kết quả về Thanh tra Bộ trước ngày 10/6".
"Luật quy định việc thu hồi là trách nhiệm của nhà sản xuất. Ngoài ra đơn vị sản xuất cũng đã nhận được chỉ đạo về việc phải thu hồi tối đa sản phẩm nhưng chúng tôi ngạc nhiên là tại sao sản phẩm lỗi đó vẫn bán với số lượng nhiều tại Phú Yên? Việc thu hồi của công ty URC được thực hiện thế nào, về vấn đề này chúng tôi đang vào cuộc để kiểm tra, lỗi từ công ty URC hay nhà phân phối. Có thể lỗi này là do các nhà phân phối trên địa bàn cố tình không thu hồi hoặc thu hồi còn sót. Tuy nhiên, việc không thu hồi không hết thì lỗi cuối cùng vẫn là nhà sản xuất", ông Tâm nói.
Tổng kiểm tra sản phẩm C2, Rồng đỏ nhiễm chì trên toàn tỉnh Phú Yên
Cũng theo ông Tâm, đến thời điểm này, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Yên chưa nhận được hướng dẫn từ Bộ Y tế cũng như Cục vệ sinh An toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến 2 sản phẩm nhiễm chì. Tuy nhiên, khi biết được thông tin phản ánh trên báo chí, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã chủ công tổ chức kiểm tra. Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện ra cửa hàng, đại lý, nhà hàng nào đang bán 2 sản phẩm C2 và Rồng đỏ nằm trong lô bị thu hồi.
Sở Công Thương tỉnh Phú Yên đã phát đi thông báo trên các hệ thống báo đài địa phương để người dân nắm bắt được thông tin về sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì. Ngày 14/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Yên tiếp tục ra công văn, gửi đến các phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố. "Họ sẽ phối hợp với quản lý thị trường kiểm tra; các trạm y tế giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn, nếu phát hiện các lô nước nhiễm chì thì giữ lại, sau đó sẽ xử lý theo pháp luật", ông Tâm cho biết.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Yên
Trước câu hỏi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Yên có mời Cảnh sát môi trường vào cuộc, ông Tâm trả lời: "Từ trước đến nay, việc kiểm tra định kỳ thường xuyên vẫn được ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp tiến hành, chủ yếu mang tính chất hướng dẫn để người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Đối với các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm hay khi nhận được phản ánh của người dân là có vi phạm thì sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Khi có sự cố, lực lượng liên ngành, trong đó có cảnh sát môi trường sẽ phối hợp kiểm tra. Với sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì, chúng tôi đang thực hiện hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết sẽ mời cơ quan công an vào cuộc", ông Tâm nói.
Chi cục trưởng cho biết thêm, khi đã xác định do đâu mà nước giải khát C2 nhiễm chì vẫn còn được bày bán trên thị trường, thì cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Mức phạt cao nhất đối vơi cá nhân là 100 triệu đồng, tổ chức là 200 triệu đồng.
Ông Huỳnh Công Điềm - Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên cũng cho biết: "Tôi có nghe thông tin về việc nước giải khát C2 nhiễm chì nhưng chưa có công văn chỉ đạo từ cấp trên xuống nên chúng tôi chưa dám làm. Tôi có hỏi Cục Quản lý thị trường thì được biết rằng Bộ Y tế cũng chưa có văn bản đề nghị hay chỉ đạo".
Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên, trước những thông tin mà báo chí phản ánh, Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên đã đi kiểm tra và đang kiến nghị xem xét việc nhà sản xuất đã có động thái gì chưa và sẽ chỉ đạo các đơn vị cấp dưới kiểm tra các đại lý phân phối ở Phú Yên. Các đại lý, nhà phân phối ở Phú Yên nhập về bao nhiêu thùng nước C2, Rồng đỏ nhiễm chì, đã bán ra bao nhiêu, thu hồi bao nhiêu...
"Nếu họ khai báo không trung thực thì sau khi cơ quan chức năng kiểm tra các cửa hàng tạp hóa và truy xuất nguồn gốc, họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm nghiêm vụ này. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nào sẽ được xem xét đến nơi đến chốn. Chúng tôi không dừng lại ở việc kiểm tra và thu hồi", ông Điềm nói.
Trước đó, ngày 31/5 Bộ y tế đã tiến hành xử phạt hành chính trên 5,8 tỉ đồng đối với Công ty TNHH URC Hà Nội, do các vi phạm sản xuất và bán một số lô nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố.
Theo quyết định này, các vi phạm chính của công ty URC Hà Nội sau thanh tra gồm sản xuất 2 lô trà xanh hương chanh C2 (lô sản xuất ngày 4/2/2016, hạn sử dụng 4/2/2017) và lô nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu sản xuất ngày 10/11/2015, hạn sử dụng 10/8/2016 có hàm lượng chì cao quá mức công bố. Công ty cũng đã bán hai lô sản phẩm này với tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 3,9 tỉ đồng không thu hồi được.
Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu công ty này thu hồi tối đa hai lô sản phẩm vi phạm nói trên. Tuy nhiên, công ty chỉ thu hồi được 1.184 thùng hàng. Mới đây, 2 sản phẩm nằm trong lô bị thu hồi được phát hiện vẫn bày bàn nhan nhản tại địa bàn tỉnh Phú Yên.
Theo VietQ
FDA kiểm soát gắt gao sản phẩm C2, Rồng đỏ ở Philippines Sau hành động thu hồi sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC tại Việt Nam, FDA đang kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm này trên thị trường Philippines. Theo đài truyền hình ABS CBN News, sau khi thu hồi 2 lô sản phẩm nước giải khát của URC tại Việt Nam, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines (hay còn...