Bơm thêm tín dụng “đỏ”, tín dụng “đen” vẫn tràn lan?
Cơn bão tín dụng đen đang càn quét và gây ra những hệ lụy rất lớn tới đời sống của người dân.
Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tích cực, song tình trạng này vẫn tràn lan.
Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức cuộc họp với các tổ chức chính trị – xã hội nhằm đánh giá kết quả phối hợp giữa ngành ngân hàng và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế tín dụng đen và triển khai định hướng phối hợp trong thời gian tới.
Mở rộng tín dụng, tín dụng đen vẫn tồn tại
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thừa nhận, thời gian qua, tín dụng đen gia tăng đã gây ra những hệ lụy rất lớn tới đời sống của người dân. Vì vậy, nhằm hạn chế tín dụng đen đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là người nghèo/người thu nhập thấp ở khu vực nông thôn, NHNN trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tích cực.
Cụ thể, NHNN đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với thực tiễn; ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12.4.2010, sau đó là Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9.6.2015 và gần đây nhất là Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7.9.2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều cơ chế ưu đãi đột phá.
Người dân không khó để tiếp cận các địa chỉ cho vay tín dụng lãi cao. ảnh: Huyền Anh
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, niêm yết công khai và hướng dẫn đầy đủ cho người dân khi vay vốn; đa dạng các sản phẩm tín dụng phù hợp với hoạt động sản xuất, tiêu dùng của người dân.
Video đang HOT
Kết quả, tính đến 27.3.2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 7,39 triệu tỷ đồng thì dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 1,82 triệu tỷ đồng. Hiện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đang cung ứng tín dụng cho gần 4 triệu hộ nông dân và cá nhân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đặt câu hỏi: Các ngân hàng triển khai rất tốt chương trình vay vốn, tăng khả năng tiếp cận cho người dân, nhưng sao tín dụng đen vẫn tăng, như con số của NHNN thống kê tới 2.500 tỷ đồng?
Chưa kể, với học sinh, sinh viên, công nhân… vấn đề tín dụng đen còn nhức nhối. Công nhân ở đây cũng phần lớn là con em nông dân. “Có những điểm ngân hàng phối hợp với đoàn thể triển khai cho vay rất mạnh, nhưng tín dụng đen rất nghiêm trọng, khốc liệt như ở Thanh Hóa” – ông Thắng nêu rõ.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Toản – Phó Trưởng Ban Kinh tế – Chính sách, Thi đua khen thưởng ( Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, tín dụng đen đã len lỏi mọi ngóc ngách, đặc biệt là tại những khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo ông, công nhân phải tìm đến tín dụng đen do bị ốm đau, lo tiền học hành con cái, dịp lễ, tết, gia đình khó khăn… “Nhiều công nhân vì tín dụng đen mà không dám đến nơi làm việc, bỏ vợ con, về quê. Thậm chí, nhiều người bị nhóm đòi nợ uy hiếp đánh đập” – ông Toản nói.
Cũng theo ông Toản công nhân tiếp cận vốn phải xử lý nhiều thủ tục. Còn những người cho vay tín dụng đen, họ vào tận nhà, tận nơi công nhân làm việc phát tờ rơi. Họ cho công nhân vay chỉ cần có chứng minh nhân dân, ký xác nhận vay là đủ. Tuy nhiên, họ có một lực lượng xã hội đen đòi nợ rất lớn.
Giải bài toán thủ tục nhanh, an toàn vốn
Nhìn nhận từ thực tiễn trên, ông Đào Minh Tú thừa nhận, việc giải quyết tốt tín dụng chính thức sẽ hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo này, để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen thì cần thiết phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương.
“Ngân hàng không thể có chi nhánh tới tận thôn, xã để có thể nắm bắt chính xác thông tin từng người vay vốn. Ví dụ như, người vay vốn thuộc xã nào, huyện nào, thôn nào; họ có sử dụng vốn đúng mục đích hay không? Việc xác định đúng và trúng nhu cầu của khách hàng sẽ giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt, sẽ không còn tình trạng vô tình tiếp tay cho đối tượng sử dụng vốn không đúng mục đích” – ông Tú nhấn mạnh.
Phó Thống đốc cho biết thêm, làm thế nào để ngân hàng giải quyết thủ tục cho vay nhanh nhất, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân kịp thời nhất, nhưng vẫn đảm bảo được an toàn vốn cho các ngân hàng” là mục tiêu hàng đầu trong đẩy lùi tín dụng đen thông qua mở rộng kênh tín dụng chính thức.
Điều này càng khẳng định vai trò của tổ chức, đoàn thể là cần thiết. Sự vào cuộc của các cơ quan địa phương và đoàn thể sẽ là “cánh tay nối dài” hỗ trợ cho các ngân hàng. Bởi vậy, đại diện NHNN cho biết, NHNN sẽ ký quy chế phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… đẩy lùi tín dụng đen.
Liên quan đến các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, ông Tú cho rằng, không thể phủ nhận các tổ chức này sát sườn với nhu cầu người dân. Tuy nhiên, cần phải chặn mặt trái hoạt động cho vay của các tổ chức này, hạn chế lãi suất quá cao không thể chấp nhận. Có người còn ví von là tín “dụng đen nhà nước”. Thậm chí, một số công ty tài chính lại tiếp tay cho xã hội đen để đi đòi nợ thuê thì không được, như thế anh chẳng khác gì xã hội đen” – ông Tú nói.
Do vậy, NHNN sẽ sửa Thông tư 43 về việc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng theo hướng phù hơp, tạo điều kiện cho công ty tài chính phát triển nhưng trong khuôn khổ, có giám sát để đảm bảo quyền lợi của người dân, đảm bảo môi trường lành mạnh cho công ty tài chính và đảm bảo quản lý Nhà nước với các công ty này.
Theo Danviet
Hải Dương: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi 'núp bóng' cửa hiệu cầm đồ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Mạnh (33 tuổi, ở khu 6, thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn - Hải Dương) và Hoàng Duy Thảo (32 tuổi ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, Thái Bình) về tội cho vay nặng lãi.
Trong đó, Mạnh có 3 tiền án về các tội trộm cắp tài sản, hủy hoại tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Còn Thảo có 2 tiền án về các tội cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản.
Theo tài liệu điều tra, trong các năm 2014 và 2016, Mạnh mở 2 cửa hàng kinh doanh cầm đồ tại thị trấn Kinh Môn và xã Long Xuyên (cùng huyện Kinh Môn). Mạnh thuê Thảo và Nguyễn Thế Anh (34 tuổi ở phường Quang Trung, TP. Uông Bí, Quảng Ninh) trông coi, quản lý các cửa hàng, cho người khác cầm cố và vay tiền.
Toàn bộ vốn là do Mạnh cấp, vì vậy Mạnh quy định mức lãi suất cho vay dao động từ 3.000 đồng/triệu/ngày đến 7.000 đồng/triệu/ngày (tương đương từ 109,5%/năm đến 255,5%/năm). Thời gian đóng lãi suất tùy thuộc vào thỏa thuận của người vay nhưng phải đóng lãi trước, có thể là 10 ngày/lần hay 15 ngày/lần.
Với phương thức hoạt động trên, nhóm đối tượng đã thu lợi bất chính số tiền bất chính hơn 37 triệu đồng.
Trong đó, từ tháng 1 đến tháng 12/2018, Thảo cho 14 khách hàng vay tiền với 26 lần. Tổng số tiền cho những người này vay là 390 triệu đồng, số tiền lãi đã thu là hơn 90 triệu đồng. Số tiền lãi các đối tượng thu theo lãi suất 100%/năm là hơn 53 triệu đồng.
Còn Thế Anh, từ tháng 7/2018 đến 12/2018, đã cho 13 người vay tiền. Tổng số tiền cho những người vay là hơn 71 triệu đồng với mức lãi suất cho vay là 100%/năm, số tiền lãi các đối tượng thu là hơn 44 triệu đồng. Số tiền thu lời bất chính gần 27 triệu đồng.
Hai đối tượng bị bắt về hành vi cho vay nặng lãi là Hoàng Duy Thảo và Nguyễn Văn Mạnh (bên trái).
Ngày 9/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Mạnh và Thảo về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đối với Thế Anh, cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh hành vi vi phạm pháp luật để xử lý.
Trong quá trình điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Văn Mạnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện thêm một nhóm cho vay lãi nặng do Hoàng Văn Mạnh (28 tuổi, nơi cư trú khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, TP. Chí Linh, Hải Dương) và Đặng Việt Cường (tên gọi khác là Tạnh, 28 tuổi, nơi cư trú khu dân cư Hùng Vương, phường Sao Đỏ, TP. Chí Linh) thực hiện.
Hoàng Văn Mạnh cũng mở quán cầm đồ ở 23 đường Hữu Nghị, phường Sao Đỏ, TP. Chí Linh để vay cho tín chấp trả góp. Hoàng Văn Mạnh cho vay lãi theo ngày. Số tiền lãi mỗi ngày được tính bằng số tiền gốc cho vay cộng với số tiền lãi sau đó chia đều cho 40 ngày.
Hoàng Văn Mạnh thuê Đặng Việt Cường trông coi cửa hàng với lương tháng từ 5 - 7 triệu đồng. Từ đầu năm 2018 đến ngày 2/12/2018, Hoàng Văn Mạnh đã cho cho 14 khách hàng vay tổng cộng 43 lượt với tổng số tiền là 385 triệu đồng, thu tổng số tiền lãi 75,4 triệu đồng. Trong đó, có trường hợp phải chịu lãi suất lên đến 336,12%.
Đặng Việt Cường và Hoàng Văn Mạnh cũng bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương khởi tố về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance
Cô giáo bị nhóm đòi nợ thuê chặn đánh trước cổng trường Vừa dắt xe ra khỏi cổng trường, cô Tuất bị 2 kẻ xăm trổ chặn đầu xe đòi nợ rồi lao vào đánh. Sáng 10/4, đại diện công an xã Ea Dăh, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang phối hợp với công an huyện để làm rõ vụ giáo viên trường Tiểu học Ea Dăh bị 2 kẻ xăm...