Bom tấn truyền hình ‘Người phán xử’ sẽ có phần tiếp theo
Thông tin mới được nam diễn viên vào vai Phan Quân – NSND Hoàng Dũng tiết lộ.
Người phán xử là bộ phim truyền hình nổi tiếng thuộc đề tài tâm lý tội phạm của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài truyền hình Việt Nam – VFC phát sóng hồi giữa năm 2017. Câu chuyện về thế lực ngầm khét tiếng ẩn núp dưới danh nghĩa tập đoàn Phan thị giàu có, quyền lực cùng cuộc chiến tranh đoạt lợi ích, âm mưu thừa kế từng được khán giả Việt hết sức quan tâm, chú ý theo dõi. Cũng chính bởi vậy, người hâm mộ không khỏi bất ngờ, thích thú khi biết tin đoàn làm phim chuẩn bị ra mắt phần 2 cho tác phẩm.
Khán giả phát sốt trước thông tin Người phán xử sắp sửa có phần tiếp theo.
Cụ thể, thông tin mới được lan truyền đúng ngày 1/4. Theo đó, nam diễn viên vào vai Phan Quân – NSND Hoàng Dũng cho biết ông đã nhận được lời mời tham gia phần tiếp theo của bộ phim từ phía Trung tâm sản xuất VFC. “Thực ra 47 tập đã chiếu chính là 2 phần của Người phán xử rồi. Phần mới này dự kiến có 4 tập với thời lượng khoảng 30 phút mỗi tập và được chiếu online” – nghệ sĩ Hoàng Dũng tiết lộ.
Được biết, phần tiếp theo của bộ phim sẽ có rất đông đảo các gương mặt nghệ sĩ cũ tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, dù kịch bản phần mới đã đến tay nghệ sĩ Hoàng Dũng nhưng còn đang trong thời gian chỉnh sửa, thay đổi để hoàn thiện bất cứ lúc nào.
Sau khi nguồn tin phát tán, đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc VFC lên tiếng thừa nhận đang triển khai kế hoạch thực hiện phần 2 của Người phán xử. Bộ phim được Việt hóa từ tác phẩm The Arbitrator của Israel nên cần chú trọng về vấn đề bản quyền trước khi chính thức ra mắt công chúng.
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ, Người phán xử phần 2 có thể được chiếu trên cả 2 phương tiện là internet và truyền hình. Tuy nhiên, lịch chiếu phim vẫn chưa được nêu cụ thể. Dự án do đạo diễn Khải Anh thực hiện dự kiến sẽ bấm máy vào giữa tháng 4 tới.
Nam diễn viên Việt Anh đã nhận được lời mời tham gia phần tiếp bộ phim.
Bên cạnh đó, nam diễn viên Việt Anh, người vào vai Phan Hải trong phần 1 của bộ phim xác nhận đã được lời mời tham gia phần 2. Kịch bản mang tên Người phán xử ngoại truyện từ VFC được chuyển tới tay anh cách đây 3 ngày. Về phần tin đồn Thanh Bi không đảm nhận vai Vân Điệp ở phần 2, đạo diễn Thanh Hải chia sẻ đó là việc casting của đạo diễn, anh không hề hay biết sự việc này.
Trích đoạn tập cuối phần 1 bộ phim.
Phần 1 Người phán xử kết thúc với độ dài tổng cộng gồm 47 tập, cùng sự tham gia của dàn diễn viên chính: NSND Hoàng Dũng, NSƯT Trung Anh, Việt Anh, Bảo Anh, Chu Hùng… Tập cuối phim thể hiện kết cục bi thảm của các nhân vật chủ chốt như bà Hồ Thu (NSƯT Thanh Quý), Lê Thành (Hồng Đăng), Lương &’Bổng’ (NSƯT Trung Anh),… Trong khi đó, Bảo &’Ngậu’ (Bảo Anh) lộ rõ thân phận thật là công an ngầm. Hiện tại, khán giả vẫn đang vô cùng mong ngóng, chờ đợi những diễn biến mới ở phần 2 của bộ phim.
Theo Saostar
10 năm phim truyền hình Việt: Lối đi nào cho dòng phim hình sự?
Là một trong những dòng phim chủ đạo của truyền hình Việt Nam, thế nhưng sau 10 năm, những chuyển biến trong dòng phim hình sự vẫn chưa đủ để khán giả nín thở theo dõi và tin tưởng.
Phim hình sự là một trong những chủ đề quan trọng của dòng phim truyền hình. Nó không chỉ thu hút khán giả nam mà còn cả giới nội trợ bởi nội dung kịch tính. Tiêu biểu nhất phải kể đến các bộ phim hình sự, xã hội đen của Hong Kong đã một thời là lựa chọn rất nhiều gia đình.
Thế nhưng dòng phim này lại không phổ biến lắm với truyền hình Việt Nam. Nhiều khán giả không tin tưởng vào loại phim này bởi nhiều lý do mà trong đó phổ biến nhất là "không thật, không kịch tính". Thành thử, càng về sau, thể loại này gần như vắng bóng trên tivi. 10 năm qua nhìn lại, chúng ta thật sự có quá ít phim hình sự ấn tượng để nhớ.
Series Chạy án (2006-2008) - Phi vụ đốt ổ cứng để đời
Chạy án là một bộ phim truyền hình thể loại tội phạm thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự do Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Nội dung phim dựa trên vụ án có thật của Nguyễn Hồng Sơn (Tẩn) cùng nhiều chuyên án nổi cộm khác. Phim đã "bóc trần không thương tiếc" những mảng tối của xã hội. Đây được đánh giá là một trong những bộ phim thành công nhất trong loạt phim Cảnh sát hình sự, khắc họa sâu sắc những vấn đề nhức nhối của xã hội.
Chạy án đề cập đến cuộc đấu tranh của lực lượng công an trong lĩnh vực chống tham nhũng, những hành vi tiêu cực ở một số quan chức thoái hóa, các hoạt động tội phạm như tẩy rửa tiền, cá độ bóng đá và các hoạt động bất hợp pháp khác của các băng đảng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam..., ngoài ra phim còn đặt ra những vấn đề thời sự đang gây nhức nhối trong xã hội: chuyện tham ô, ngoại tình, gái đẹp, cờ bạc, hút chích, biển thủ công quỹ... mang tới một cái nhìn trực diện về mặt trái của xã hội hiện nay.
Bộ phim khá thành công trong cả hai phần bởi sự liên kết chặt chẽ kết cấu nội dung, logic giữa các chuyên án, và đặc biệt là nhờ diễn xuất của các diễn viên trong phim. Qua Chạy án, tiếng tăm của diễn viên Việt Anh (vai Cao Thanh Lâm) đã được nâng lên thêm một bậc. Tuy nhiên đây cũng chính là cái bóng quá lớn mà Việt Anh khó lòng vượt qua kể từ đó.
Dù được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung, nhưng Chạy án vẫn không lột tả được nét thú vị trong quá trình phá án của các chiến sĩ công an. Đặc biệt là một vài tình tiết lỗi đã trở thành "huyền thoại", chẳng hạn như cảnh "đốt ổ cứng" của Cao Thanh Lâm trong Chạy án (2006).
Nhận xét về bộ phim, nhiều ý kiến cho rằng, vào thời điểm đó, Chạy án vẫn còn mang quá nhiều hơi hướng của dòng phim Cảnh sát hình sự đương thời với tư tưởng "tà không thể thắng chính". Các nhân vật phía phản diện thường rất đơn điệu khi chỉ đơn thuần theo đuổi những mục tiêu như : tiền, quyền lực, báo thù... Còn về phía các nhân vật phe cảnh sát, thì phải luôn thanh liêm, chính trực.
Điều này vô tình làm các bộ phim hình sự Việt không thoát khỏi lối mòn và khó phát triển lên. Nếu nhìn ra thế giới, các nhà làm phim về chủ đề hình sự luôn cố gắng khắc họa nhân vật của hai tuyến phim, làm rõ lập trường, cá tính và bản ngã của họ. Thế nên người ta vẫn hay gọi rằng, xem phim cảnh sát hình sự vốn chỉ là "nghe nhạc hiệu đoán chương trình"
Bí mật tam giác vàng (2013) - Đánh nhau không cần chạm vào đối thủ nhưng vẫn thắng
Vẫn tiếp tục khai thác vấn đề nhức nhối của xã hội, đó là "ma tuý", qua đó vén màn bí mật về cuộc đời của những ông trùm ma túy xảo quyệt và cận cảnh về khu Tam giác vàng - một ngã ba biên giới chưa một ngày ngơi tiếng súng. Ở đó, là nơi tập trung những tệ nạn như: thuốc phiện, bạo lực, mưu đồ chính trị bất chính, đói nghèo... Và cuộc chiến chống ma túy của nhân loại chưa biết khi nào mới chấm dứt.
Xuyên suốt bộ phim là mảnh đời khắc khoải trong cơn khát tiền, những cuộc đấu trí cân não giữa những ông trùm mưu mô xảo quyệt và các trinh sát Việt Nam, Lào đầy dũng cảm và mưu lược. Đan xen vào đó là mối tình đơn phương của Na Tha Von (Nhung Kate) với trinh sát Hoàn (Mạnh Trường), dù biết rằng anh là người yêu của em gái ruột mình. Na Tha Von như mắc vào lưới tình không lối thoát, tồn tại bên trong con người cô là hai hình dung đối lập nhau: một là nữ trùm nham hiểm, một là người phụ nữ giản dị khao khát có được hạnh phúc đời thường như bao người phụ nữ khác.
Dù có một kịch bản khá hay, khai thác những vẫn đề có thực trong đời sống, nhưng Bí mật tam giác vàng vẫn không thoát được những sai sót. Như là cảnh đánh nhau thì dù bên ác có súng ống đạn dược đủ đầy thế nào cũng phải quỳ gối quy hàng trước lực lượng công an, trong đó có nhiều người dùng "tay không bắt giặc" theo đúng nghĩa đen.
Chỉ cần tung một cước, các chiến sĩ công an đã nhanh chóng hạ gục được đối thủ. Đôi lúc, hình như lực lượng công an còn sử dụng những ngón đòn hiểm, chưa hề chạm vào tội phạm, nhưng cả hai bên tự động bật ngửa ra đằng sau, la oai oái. Các anh công an ngay lập tức bật dậy nhanh như tia chớp, lao tới và tra còng số 8 vào tay rồi giải những tên tội phạm đi. Những điểm này vô tình khiến khán giả cảm thấy phim không thật.
Người phán xử (2017) - Lời thoại trở thành huyền thoại
Mãi đến thời gian gần đây, khán giả mới thực sự mãn nhãn và thỏa lòng với một bộ phim thuộc dòng cảnh sát hình sự mới, đó là Người phán xử. Bộ phim được mua bản quyền từ Israel, với nhiều đột phá trong cách thể hiện nội dung đối với phim truyền hình. Khán giả không phải thấy những màn truy đuổi, đánh đấm nửa vời mà thực sự là những thước phim được đầu tư đúng chất, đúng thể loại, thể hiện ý muốn đổi mới thật sự của nhà sản xuất.
Đặc biệt, việc trở lại của những nghệ sĩ gạo cội như NSND Hoàng Dũng, NSƯT Trung Anh, Chu Hùng bên cạnh những diễn viên trẻ thực lực như Việt Anh, Hồng Đăng đã khiến bộ phim có một linh hồn, chứ không chỉ là một cái vỏ hào nhoáng.
Bộ phim không kể về những tên trùm siêu giàu có, tiêu tiền như rác, cũng không kể quá nhiều về chuyên môn phá án của những chiến sĩ công an... Mà nó chọn cách đưa tới cho khán giả những bài học nhân văn trong cuộc sống thông qua góc nhìn của một ông trùm xã hội đen khét tiếng - Phan Quân.
Đó là chuyện ứng xử trong gia đình ra sao, sống và đối đãi với đàn em thế nào để không chỉ được khâm phục, mà còn là sự nể trọng hiếm có. Nhưng trên hết, đó là những nguyên tắc sống đúng đắn mà đến ông trùm cũng chưa một lần sai phạm.
Một điểm đặc biệt mà Người phán xử thu hút được khán giả, ấy là cái chất thô, mộc mà ít phim hình sự nào của Việt Nam có được. Không phải những câu đá xoáy, móc mỉa quá cầu kì, đôi khi chỉ là những lời cự nự của người con với người cha, lời chỉ dạy ôn tồn dành cho đứa con có lớn mà chưa đủ khôn của mình.
Phan Hải (Việt Anh) đã từng lầm bầm với cô bồ rằng "Ai bảo ở nhà, bố thì láo, vợ thì ngáo", hoặc dám trợn mắt để nói một câu rất ngớ ngẩn với bố "Con không chỉ đi trước một bước, mà con đi trước nó hẳn hai bước". Hay là ông trùm Phan Quân với một triết lý sống rất đơn giản "Bực mình thì đi ngủ".
Hình như diễn viên Việt Anh vẫn chưa hết ngáo từ Chạy án cách đây 10 năm
Quãng đường 10 năm đã thay da nhưng chưa đủ để đổi thịt
Tóm lại sau một thời gian dài cố gắng, thì dòng phim cảnh sát hình sự Việt Nam vẫn không thoát được cái tâm bão khó thực hiện. Chỉ một Người phán xử, thậm chí là một vài Chạy án thì vẫn không thể khiến khán giả hoàn toàn tin vào dòng phim này. Sự chân thật, gai góc vẫn là những điểm mà dòng phim này ở Việt Nam đang thiếu.
Bởi vậy, nếu thực sự muốn được chú ý hơn nữa trong mặt bằng phim truyền hình, các nhà làm phim cần đầu tư thêm về việc nghiên cứu những yếu tố thực tiễn, từ đó kịch bản hóa một cách hợp lý, để người xem không thấy "bối rối" khi chính nghĩa chiến thắng một cách dễ như ăn kẹo vậy!
Theo Trí Thức Trẻ
Phim TH Việt "tràn ngập" kịch bản ngoại: Mừng trước mắt, vui có bền? Việc đầu tư sản xuất những bộ phim có kịch bản ngoại như: "Sống chung với mẹ chồng"; "Người phán xử"... và thu hút khán giả quan tâm được cho là tín hiệu tốt của phim truyền hình Việt Nam trong năm qua. Dưới góc nhìn của các đạo diễn, các nhà làm phim thì đó là điềuđáng mừng, nhưng nhìn về lâu...