Bom tấn mới của Tencent bị tố “đạo nhái” trắng trợn, sử dụng luôn hình ảnh của bom tấn khác để quảng cáo khiến cộng đồng game thủ bức xúc
Tencent đang khiến CĐM vô cùng bất bình trong vài ngày qua.
Bom tấn mới của Tencent vay mượn hình ảnh trái phép?
Như đã biết, thời gian qua Tencent vừa mới ra mắt Delta Force: Hawk Ops – một siêu phẩm FPS cực kỳ đặc sắc với lối chơi lôi cuốn. Tuy nhiên, trái với những gì mong đợi thì tựa game này đã gặp phải rất nhiều vấn nạn rối rắm.
Có thể kể tới như sau 1 tháng ra mắt, Delta Force: Hawk Ops bất ngờ gặp phải tình trạng hack, cheat tràn lan. Tencent đã phải tiến hành truy quét, cấm tới hơn 1300 tài khoản gian lận chỉ trong vỏn vẹn vài ngày. Trò chơi vì vậy gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, khiến một bộ phận lớn game thủ mất thiện cảm và “quay lưng” sau khi trải nghiệm.
Cứ tưởng đã trải qua đủ mọi “kiếp nạn” thì mới đây, Delta Force: Hawk Ops tiếp tục dính vào drama mới. Cụ thể, không rõ bằng cách nào mà Tencent lại quyết định, sử dụng luôn hình ảnh chính thức của tựa game Battlefield 2042 để quảng cáo cho tựa game của mình.
Video đang HOT
Hình ảnh của Delta Force: Hawk Ops được cho là vay mượn Battlefield 2042 đang khiến làng game quốc tế bất bình. (Nguồn: trên ảnh)
Phản hồi chính thức của Tencent
Được biết, hình của của Battlefield 2042 đã xuất hiện ở cửa sổ cập nhật phiên bản trong Delta Force: Hawk Ops. Chi tiết này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người chơi và Tencent lập tục nhận về hàng loạt cáo buộc đạo nhái.
Hình ảnh gốc trong tựa game Battlefield 2042.
Đáp trả dư luận, Tencent đã thừa nhận sai sót này và muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành tới Battlefield 2042 cũng như toàn bộ cộng đồng game thủ. Tencent cũng khẳng định sẽ lập tức gỡ bỏ các hình ảnh vi phạm kể trên, đồng thời tiến hành điều tra chuyên sâu những người có trách nhiệm liên quan để xử lý nghiêm khắc theo quy định.
Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời
Những màn tranh cãi qua lại đang xuất hiện rất nhiều về tựa game này.
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh "Tuổi Thìn" khi dịch sang tiếng Việt.
Được gắn mác bom tấn AAA, thế nhưng những gì mà Dragon Age: The Veilguard mang tới chỉ là những sự tranh cãi kịch liệt.
Cụ thể, có không ít ý kiến trong cộng đồng cho rằng tựa game này xứng đáng đồng tiền bát gạo, các chỉ số cũng khá ấn tượng. Thế nhưng ở chiều hướng ngược lại, cũng chẳng ít người cho rằng trò chơi đã "flop" quá sức tưởng tượng.
Bên "bênh" tựa game này thì cho rằng Dragon Age: The Veilguard có mức doanh số khá ấn tượng sau khi ra mắt, dù mức giá còn tương đối cao khi lên tới 59,99$ (hơn 1,5 triệu VND) và từng lên top 3 Steam về mức độ bán chạy sau khi ra mắt. Thậm chí, chất lượng của trò chơi cũng là rất tuyệt vời đối với bất kỳ ai từng trải nghiệm.
Thế nhưng ở chiều hướng khác, không ít game thủ lại kịch liệt phản bác điều này, đồng thời cho rằng Dragon Age: The Veilguard rất khó để so sánh với các bom tấn hiện tại. Đó là chưa kể đang xuất hiện hàng loạt tin đồn về việc "Tuổi Thìn" chứng kiến lượng người chơi đòi hoàn tiền khá cao, cũng như doanh số bán hàng còn thấp hơn một "bom xịt" khác là Star Wars: Outlaws. Dẫu vậy, đánh giá chung về trò chơi trên Steam vẫn ở mức khá tích cực. Tuy nhiên, khi xét tới lượng người chơi trực tuyến thì Dragon Age: The Veilguard lại đang có dấu hiệu tụt dốc mạnh, chỉ còn duy trì khoảng 1/2 so với thời kỳ đỉnh cao dẫu cho tựa game có giá trị chơi lại khá cao.
Không thể phủ nhận rằng Dragon Age: The Veilguard có giá tương đối cao, đi kèm là sự xuất sắc về mặt đồ họa cũng như cốt truyện tạm ổn. Thế nhưng liệu tựa game có hay như sự tung hô của nhiều người hay không thì vẫn cần sự kiểm chứng và thời gian sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Xuất hiện một tựa game Việt có đồ họa đẹp tới ngỡ ngàng, được so sánh với bom tấn của miHoYo Không ít game thủ đã phải bất ngờ trước những hình ảnh đẹp này từ phía trò chơi. Thời gian gần đây, các tựa game Việt đang dần dần tìm được chỗ đứng của mình. Khởi nguồn từ Thần Trùng, và sau đó là Tai Ương, có thể thấy phần lớn các tựa game "made in Việt Nam" đều tập trung khai thác...