‘Bom nước’ treo đầu dân
Dù chưa được cơ quan chức năng cho phép nhưng thủy điện Ia Krel 2 vẫn tích nước, gây hoang mang cho hàng ngàn dân huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai), bởi trước đó tại công trình này từng bị vỡ đập vào tháng 6.2013, gây nhiều thiệt hại tài sản của người dân.
Sự cố vỡ đập trước đây đã gieo hoang mang cho người dân khi thủy điện lại tự ý tích nước mà chưa được phép – Ảnh: T.H
Theo báo cáo của UBND H.Đức Cơ, thủy điện Ia Kêl 2 do Công ty cổ phần công nghiệp và thủy điện Bảo Long Gia Lai đầu tư, dung tích hồ chứa 9 triệu m3 nước, được tích nước từ tháng 3.2014 khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng. Chính quyền huyện đã phát hiện vụ việc và có báo cáo gửi UBND tỉnh Gia Lai. Ông Trịnh Văn Thành, Phó chủ tịch UBND H.Đức Cơ, bức xúc: “Việc tích nước của thủy điện này là bất thường. Công ty cũng không thông báo cho chính quyền địa phương biết”.
Video đang HOT
Ông Thành cho biết thêm: “Chúng tôi chưa nhận được văn bản của các cấp, ngành cho phép Công ty Bảo Long Gia Lai đầu tư lại công trình thủy điện Ia Krêl 2. Công ty này cũng không liên hệ với UBND H.Đức Cơ, UBND xã Ia Dom để thông báo việc đầu tư trở lại công trình. Tuy nhiên, công ty đã tự ý ngăn đập, chặn dòng vào ngày 28.3.2014, làm ngập úng một số diện tích hoa màu của nhân dân. Chúng tôi yêu cầu công ty tạm dừng nhưng họ không chấp hành”.
Thủy điện Ia Krêl 2 có công suất thiết kế 5,5 MGW, từng bị vỡ đập gây thiệt hại không nhỏ cho người dân (Thanh Niên đã thông tin). Nay công trình lại tụ tích nước khiến người dân bức xúc. Ông Phan Thanh Sơn, một người dân xã Ia Dom, H.Đức Cơ, nói: “Nước dâng lên làm ngập gần 3 ha trồng mì và trồng lúa của gia đình tôi. Chúng tôi đã gửi đơn đề nghị công ty phải đền bù nhưng chưa thấy hồi âm”.
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 10.5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin, chúng tôi đã cử đại diện các sở ngành chức năng đến hiện trường kiểm tra. Do đập dâng bị ngăn nên nước đã dâng lên, hiện đã được khoảng 1/3 hồ chứa. Chúng tôi đã chỉ đạo Sở Công thương mời lãnh đạo công ty lên làm việc và tạm đình chỉ ngay việc thi công này. Việc tiếp tục thi công, chặn dòng phải có sự cho phép của cơ quan chức năng để tránh xảy ra sự cố như lần trước, tránh mất mát tài sản và có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng người dân”. Được biết, ông Dũng cũng đồng thời chỉ đạo buộc chủ đầu tư phải xả nước hồ chứa để đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo TNO
Xây lại đập mới sau vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2
Sáng 26/6, đoàn kiểm tra liên ngành về vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 bắt đầu trình văn bản lên UBND tỉnh Gia Lai về kết luận vỡ đập và đề xuất hướng xử lý đối với thủy điện này.
Ông Nguyễn Tấn Thành - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm trưởng đoàn kiểm tra liên ngành cho biết, qua quá trình kiểm tra, đoàn đã phát hiện chủ đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp và Thủy điện Bảo Long- Gia Lai đã không tuân thủ đầy đủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng. Cụ thể, trong giai đoạn giám sát địa hình, địa chất đáng ra chủ đầu tư phải thuê đơn vị có đủ năng lực để giám sát, nhưng ở đây chủ đầu tư mặc dù không đủ năng lực và trình độ chuyên môn mà vẫn tự đứng ra để giám sát, nghiệm thu kết quả khảo sát. Còn hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chủ đầu tư cũng không thuê đơn vị có đủ năng lực tư vấn thẩm tra lại mà đã tự mình thẩm tra.
Không chỉ vậy, khi lựa chọn nhà thầu thi công, Công ty Bảo Long đã chọn đơn vị chưa đủ năng lực và kinh nghiệm trong công việc thi công.
Thủy điện bị vỡ do chủ đầu tư quá "tiết kiệm" trong việc sử dụng nguyên vật liệu và thuê đơn vị có đủ năng lực thẩm tra, giám sát
Tại hiện trường và hiện trạng đập, đoàn đã phát hiện công ty đã thi công một số hạng mục sai so với thiết kế ban đầu. Cống dẫn dòng đáng ra phải có 4 khớp nối được làm bằng đồng, nhưng ở đây không hề có; phía mặt đập thượng lưu thay vì phải dùng đá xây vữa xi măng để làm lớp chống thấm thì công ty lại chỉ lát bằng đá xô bồ nên khi ống dẫn dòng bị vỡ vì không chịu được tải, kéo theo lõi đập bị sụt lún dẫn đến nước thấm nhanh vào thân đập làm đập bị vỡ ngay tại vị trí ống dẫn dòng.
Ngoài việc thi công một số hạng mục sai thiết kế, chủ đầu tư cũng đã vi phạm một số quy định khác như: công trình thủy điện Ia Krêl 2 chưa được nghiệm thu, chưa thật sự hoàn thành, chưa có được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền trước khi tích nước trong hồ chứa; nhưng công ty Bảo Long- Gia Lai đã tự làm hết mọi việc nên đã xảy ra sự cố vỡ đập.
Còn hướng giải quyết, đoàn đã đề ra hướng giải quyết và trình lên UBND tỉnh tiếp tục cho phép chủ đầu tư khắc phục đập theo hướng: Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn đủ năng lực để khảo sát thiết kế mới hạng mục đập dâng; Bỏ đập cũ và tiến hành thi công mới hạng mục đập dâng...
Việc xử lý vi phạm của chủ đầu tư và một số đơn vị có liên quan trong công trình, Đoàn cũng đề nghị UBND tỉnh xử lý với hình thức: kiểm điểm trách nhiệm và xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Dantri
"Quá nhiều sự thật giật mình về an toàn thủy điện" "Những con số báo cáo về thủy điện quá nhiều điều phải giật mình. Phải trả lời câu trả lời 20% thủy điện lớn, 55% thủy điện nhỏ chưa có phương án phòng chống lụt bão, ai bảo đảm an toàn của dân?" - đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Minh đặt câu hỏi. Chiều 1/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận...