Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác”
Đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Khắc Kính đề án này không khả thi, còn nếu làm thì rất tốn kém.
Hà Nội đang lấy ý kiến các chuyên gia về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch. Tuy nhiên, cũng giống như các giải pháp cải thiện sông Tô Lịch trước đó, đề án này nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.
Đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Liên quan đến đề án này, PV báo điện tử Người Đưa Tin cũng đã lắng nghe ý kiến từ ông Nguyễn Khắc Kính, nguyên Vụ trưởng vụ Thâm đinh và đanh gia tac đông Môi trường.
Thưa ông, Hà Nội đang lấy ý kiến về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch. Ông đánh giá như thế nào về đề án này?
Tôi cho rằng đề án này không khả thi. Không khả thi về mặt kinh tế, bởi nếu bơm thì phải bơm liên tục, không tiền đâu mà rửa nổi.
Không ít người đặt dấu hỏi nếu thực hiện theo đề án này thì nước thải cũ của sông Tô Lịch sẽ trôi về đâu? Và như vậy, chỉ sạch được sông Tô Lịch mà các nơi khác lại phải hứng nước bẩn, làm như thế phải chăng là bằng hoà?
Chắc chắn là nếu không xử lý nước ở sông Tô Lịch trước, mà chỉ đẩy nước từ hồ Tây về thì nước bẩn ở sông Tô Lịch sẽ phải đẩy sang và ô nhiễm ở chỗ khác.
Nếu bơm nước như vậy thì ngày nào cũng phải bơm, rửa thì sông Tô Lịch mới sạch được. Bởi, có hơn 200 cái cống, ngày nào cũng thải nước bẩn ra. Như vậy thì rửa đến bao giờ, làm như vậy rất tốn kém. Còn nếu có tiền để bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm đó sang cho nơi khác mà thôi.
Video đang HOT
Và đương nhiên, khi bơm nước vào như vậy thì chỗ hạ lưu của các nhánh sông nhận lấy nước bẩn ô nhiễm là điều hiển nhiên.
Ông Nguyễn Khắc Kính (đứng) cho rằng đề án này khó khả thi và nếu làm rất tốn kém.
Vậy, theo ông để dòng sông Tô Lịch trở nên trong xanh thì phải làm thế nào?
Giải pháp căn cơ để sông Tô Lịch trở nên trong xanh thì chúng ta đã bàn hàng chục năm nay. Tôi cho rằng, bây giờ phải thu được toàn bộ nước thải đem đi xử lý, nhưng khó ở chỗ nước thải của dân chảy chung với cống nước mưa, xử lý cả nước mưa thì quá tốn kém. Còn muốn tách ra, phải đào một hệ thống nước thải riêng, nước mưa riêng, nhưng như vậy thì lại phải đào bới, lại tốn chi phí.
Theo tôi, phải tách được nước mưa và nước thải, riêng nước thải phải thu gom về nhà máy tập trung không cho chảy ra sông Tô Lịch. Sau khi xử lý xong cũng cho chảy đi nơi khác, còn có một phương án là xử lý nước thải xong lại cho chảy ra sông Tô Lịch, như thế thì sông Tô Lịch cũng vẫn chỉ là cống nước thải, không thể đảm bảo chất lượng nước như sông có thể nuôi trồng thuỷ sản, nuôi cá… được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nguoiduatin
Nước hồ Tây chuyển màu trong vắt hé lộ nhiều điều bất ngờ dưới đáy
Được thí điểm xử lí công nghệ Nhật Bản như ở sông Tô Lịch, một góc hồ Tây (Hà Nội) nước chuyển màu trong hơn, lộ nhiều điều bất ngờ dưới đáy.
Sau một thời gian được quây tôn để thí điểm công nghệ xử lý nước Nano Bioreactor của Nhật Bản như ở sông Tô Lịch, một góc hồ Tây trên phố Nguyễn Đình Thi đã có nhiều thay đổi.
Khu vực được quây tôn có diện tích 1.000 m2. Theo ghi nhận, nước tại đây đã chuyển màu trong hơn, không còn màu xanh đặc trưng của tảo, đồng thời mùi hôi cũng đã giảm hẳn.
Có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa nước ở bên trong và bên ngoài. Bên trái là nước đã được xử lý, màu trong hơn, có cá bơi. Bên phải, do ngoài vùng xử lý nên nước ô nhiễm, cá chết.
Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhìn thấy cá tung tăng bơi lội dưới nước hồ.
Nước trong và sạch khiến cho hệ sinh thái thủy sinh tại đây phong phú, đa dạng hơn với nhiều loài cá như cá trê, cá rô phi, cá chép...
Nếu để ý kỹ còn có thể phát hiện nhiều loài khác như tôm càng, ốc...
Tuy nhiên, thứ được tìm thấy nhiều nhất dưới đáy hồ không phải tôm cá mà là bát hương.
Màu nước trong làm lộ ra hàng trăm bát hương nằm ngổn ngang khắp nơi trong khu vực thí điểm lọc nước, gây mất mỹ quan.
Thậm chí có cả bức tượng ông Cóc ngậm tiền, thứ vẫn được đặt trong bàn thờ để cầu tài lộc.
Theo ông Đào Văn Cường, bảo vệ trực tại khu vực thí điểm xử lý nước hồ Tây cho biết, tại đây đầy rẫy những bát hương như thế này. Tuy mất mỹ quan nhưng may mắn là chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường nước. "Dân mình trước giờ vẫn hay có thói quen vứt bàn thờ, bát hương, phóng sinh cá xuống sông, hồ sau khi cúng ông Công ông Táo. Những thứ được tìm thấy tại đây khả năng là được vứt xuống từ lâu rồi. Bây giờ người ta toàn đem ra sông Hồng để vứt", ông Cường nói thêm.
Để đảm bảo thu được kết quả khách quan nhất, UBND thành phố cũng đã cho đặt biển báo cấm các hoạt động hóa vàng, phóng sinh cá tại khu vực thử nghiệm xử lý nước này.
Theo Dân Việt
Nóng trên mạng xã hội: Sông Tô Lịch bỗng xanh biếc thơ mộng, chưa nên vội mừng! Hai ngày qua, cộng đồng mạng không ngừng mừng vui vì sông Tô Lịch ở Hà Nội như được hồi sinh, nước trong xanh, bớt hôi thối và nhìn rất thơ mộng. Nước hồ Tây chảy qua cửa xả ở phố Trích Sài vào sông Tô Lịch . Ảnh: Lê Quân Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, để có được màu xanh...