Bom JSOW – sát thủ diệt tàu chiến địch của Mỹ
Với khả năng xác định chính xác mục tiêu di động trên biển và khả năng chống nhiễu mạnh, bom JSOW sẽ là nỗi kinh hoàng với bất cứ tàu chiến nào.
Chiến đấu cơ Mỹ phóng bom thông minh JSOW. Ảnh: USAF
Hải quân Mỹ sẽ sớm triển khai một vũ khí dẫn đường chính xác trên chiến đấu cơ có khả năng liên kết dữ liệu hai chiều để xác định và tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Công nghệ này sẽ giúp các tiêm kích như F/A-18 Super Hornet tăng phạm vi tấn công lên đáng kể để ứng phó với các mối đe dọa ở tầm xa hơn, theo Scout.com.
Vũ khí mới này là AMG-154 JSOW, loại bom tấn công từ khoảng cách an toàn do nhà thầu Raytheon chế tạo. JSOW là bom thông minh sử dụng hệ dẫn quán tính kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GPS) và một đầu dò ảnh hồng ngoại ở giai đoạn cuối hành trình để tìm kiếm và tấn công mục tiêu.
Trước đây, bom JSOW thường được sử dụng trên các chiến đấu cơ để tấn công mục tiêu mặt đất. Biến thể hiện nay JSOW C đang trong quá trình nâng cấp thành biến thể mới có tên gọi JSOW C-1 chuyên tấn công mục tiêu trên biển.
Công nghệ mới sẽ giúp JSOW C-1 sử dụng gói liên kết dữ liệu Link-16 để xác định và tiêu diệt các mục tiêu đang di chuyển trên biển từ khoảng cách xa tới 112,6 km, theo các quan chức hải quân Mỹ.
“Khả năng tấn công các mục tiêu đang di chuyển trên biển của bom JSOW C-1 cho phép nó cập nhật dữ liệu từ bộ điều khiển trong khi bay, sau đó chuyển sang chế độ nhận diện hình ảnh/xử lý ăn khớp dữ liệu nhờ kho dữ liệu trên khoang về các đặc điểm loại tàu đối phương”, trung úy Amber Lynn, phát ngôn viên hải quân Mỹ, cho biết.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành bài thử nghiệm tính năng, bom JSOW C-1 sẽ đạt được khả năng vận hành lần đầu (IOC) vào cuối tháng 3/2016. Nhiều khả năng vũ khí mới này sẽ được triển khai trên các chiến đấu cơ ngay sau đó.
Ngoài khả năng nổ xuyên phá đầy uy lực, bom JSOW C-1 còn có thể tự hiệu chỉnh đường bay nếu mục tiêu di chuyển nhanh hoặc chuyển hướng.
Bom JSOW C-1 có thể tự chuyển hướng trong khi bay. Ảnh: USAF
“Là một trong số các vũ khí có năng lực kết nối mạng đầu tiên, bom JSOW C-1 có khả năng liên kết dữ liệu thông qua gói Link-16 giúp người điều khiển cập nhật thông tin về mục tiêu trong quá trình bay, nâng cao độ chính xác và tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, bà Lynn nói.
Ron Jenkins, một giám đốc của Raytheon, cho biết cả hai biến thể JSOW C và JSOW C-1 đều được tích hợp công nghệ chống nhiễu, các biện pháp đối phó tần số radio và khả năng hiệu chỉnh đường bay hoặc tác động tùy theo hướng di chuyển của mục tiêu.
“Phi công có thể lựa chọn hướng và góc độ cho JSOW bay đến mục tiêu. Chẳng hạn như nếu muốn phá hủy một hầm ngầm kiên cố, phi công sẽ điều khiển bom này theo kiểu ‘bổ nhào’ xuống mục tiêu”, ông Jenkins cho biết.
Tuy các thông tin chi tiết không được công khai nhưng cả hai biến thể bom JSOW đều được thiết kế với công nghệ “duy trì khả năng sống sót” cao giúp nó khó bị bắn hạ, theo Jenkins.
Sắp tới, bom JSOW C-1 sẽ được tích hợp vào các tiêm kích như F/A-18 Super Hornet hoặc biến thể tiêm kích đa nhiệm F-35C của hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Kris Osborn của Scout.com, việc phát triển vũ khí JSOW C-1 phù hợp với chiến lược “triển khai sức mạnh” mới của hải quân Mỹ nhằm mục đích trang bị các vũ khí tấn công và phòng thủ tốt hơn để đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa sắp tới trên biển.
Bom JSOW C-1 bắn trúng một con tàu đang di chuyển trên biển. Ảnh: USAF
“Chiến lược ‘triển khai sức mạnh’ của hải quân Mỹ đủ khả năng đối phó với các mối đe dọa từ những mục tiêu di động trên biển. Hạm đội tàu sân bay của Mỹ hiện nay cần được bổ sung năng lực tấn công như của bom JSOW C-1, đặc biệt là khi tính tới hiệu quả trong tác chiến đối hải”, Mark Borup, giám đốc phát triển kinh doanh JSOW, nói.
Ông Borup cũng cho biết các tàu chiến trong hạm đội hải quân Mỹ cũng có thể được trang bị bom JSOW C-1 trên các chiến đấu cơ trong biên chế, một sáng kiến giúp mở rộng phạm vi tấn công và gia tăng uy lực cho hạm đội.
“Điều này sẽ mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho tác chiến trên biển”, ông Borup nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ sắp điều chiến đấu cơ đến sát biên giới Nga
Không quân Mỹ sẽ điều 6 chiếc F-15 đến Phần Lan để tham gia các cuộc tập trận ở một căn cứ nằm cách biên giới với Nga chỉ 160 km.
Các chiến đấu cơ F-15 của không quân Mỹ. Ảnh: Reuters
CNN cho hay các chiến đấu cơ trên sẽ bay huấn luyện cùng lực lượng của Phần Lan trong cuộc tập trận mang tên Chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương. Mỹ khởi xướng hoạt động này vào năm 2014 nhằm trấn an các đồng minh NATO sau khi Nga can thiệp vào Ukraine.
Thiếu tướng Sheryll I. Klinkel, thuộc Không quân Mỹ tại châu Âu, cho hay dù Phần Lan không phải là thành viên của NATO, nước này có đường biên giới dài hơn 1.000 km với Nga và từng hợp tác với Mỹ nhiều lần trong những năm qua.
"Hầu hết các chuyến bay huấn luyện lâu nay từ Na Uy, Thụy Điển và các nước láng giềng khác. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ triển khai F-15 đến Phần Lan để huấn luyện", ông Klinklel nói.
Khoảng 100 lính không quân từ căn cứ ở bang Oregon sẽ tham gia vào cuộc tập trận từ ngày 9 đến 22/5 tới. Các binh sĩ Mỹ sẽ hoạt động ở Kuopio, Phần Lan, cách biên giới với Nga khoảng 160 km về phía tây.
Anh Ngọc
Theo VNE
"Buồng tra tấn" thử thách chiến đấu cơ Mỹ Trước khi xuất xưởng, các chiến đấu cơ Mỹ đều phải trải qua những bài kiểm tra thời tiết vô cùng khắc nghiệt trong một phòng thí nghiệm đặc biệt. Một chiến đấu cơ Mỹ bị thử thách trong điều kiện băng giá. Ảnh: Militarynews Khi nước Mỹ vừa trải qua những ngày băng giá với những trận bão tuyết dữ dội, các...