Bom hạt nhân suýt giết hàng triệu dân Mỹ
Một tài liệu mới được giải mật cho thấy Không quân Mỹ đã vô tình thả bom khinh khí trên đất Mỹ suýt giết hại hàng triệu người dân nước này
Một tài liệu mới được giải mật gần đây của quân đội Mỹ cho thấy Không lực Mỹ đã vô tình thả một quả bom nguyên tử xuống bang Bắc Carolina vào năm 1961, và nếu như một chiếc công tắc đơn giản không hoạt động để ngăn chặn quả bom phát nổ thì hàng triệu sinh mạng ở vùng đông bắc nước Mỹ này sẽ bị cướp đi trong nháy mắt.
Tài liệu này đưa ra những bằng chứng thuyết phục đầu tiên sau hàng chục năm đồn đoán của dư luận rằng quân đội Mỹ đã thoát được một thảm họa do chính mình gây ra trong đường tơ kẽ tóc. Thông tinvề vụ việc này được trình bày chi tiết trong báo cáo vừa mới được giải mật do Parker F. Jones, giám sát viên tại cơ quan an toàn vũ khí hạt nhân ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia viết ra.
Nước Mỹ đã thoát khỏi một thảm họa hạt nhân trong đường tơ kẽ tóc
Báo cáo này được viết năm 1969 với tựa đề “Tôi đã không tin tưởng bom H như thế nào” và được nhà báo Eric Schlosser của tờ Guardian thu thập sau khi giải mật.
Theo đó, 3 ngày sau khi Tổng thống John F. Kennedy nhậm chức, một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không lực Mỹ mang theo 2 quả bom khinh khí Mark 39 xuất phát từ Goldsboro, Bắc Carolina để thực hiện chuyến bay tuần tra định kỳ dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ. Tuy nhiên sau đó không lâu chiếc máy bay gặp sự cố, rơi theo hình xoắn ốc khiến 2 quả bom bị rơi ra khỏi máy bay xuống khu vực không xa những trung tâm đô thị lớn của nước Mỹ.
Mỗi quả bom khinh khí này mang theo lượng chất nổ tới 4 megaton – gần tương đương với 4 triệu tấn thuốc nổ TNT – và có thể tạo ra một vụ nổ mạnh gấp 260 lần vụ nổ bom hạt nhân quét sạch thành phố Hiroshima vào cuối Thế Chiến 2.
Video đang HOT
Một trong 2 quả bom này đã thực hiện đúng các quy trình như những quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản chưa đầy 20 năm trước. Nó mở dù và bắt đầu kích hoạt cơ chế kích nổ. Thứ duy nhất để ngăn chặn một thảm họa khiến hàng triệu người thiệt mạng chỉ là một công tắc điện áp thấp rất đơn giản đã không bật lên.
Quả bom khinh khí mang tên MK 39 Mod 2 này đã rơi xuống một cái cây ở Faro, Bắc Carolina, còn quả bom thứ hai hạ cánh an toàn trên đường Big Daddy ở Pikeville.
Ông Jones cho biết 3 trong số 4 công tắc được thiết kế để ngăn chặn quả bom MK 39 Mod 2 vô tình phát nổ đã không làm việc hiệu quả, và khi tín hiệu kích nổ cuối cùng được đưa ra, chỉ còn chiếc công tắc thứ tư là còn hoạt động.
Một quả bom khinh khí MK 39
Theo đánh giá của ông Jones, nếu chiếc công tắc thứ tư kia không hoạt động và quả bom này phát nổ, phóng xạ phát ra từ vụ nổ có thể giết chết hàng triệu người ở Baltimore, Washington DC, Philadenphia, New York và các khu vực xung quanh.
Trong bản báo cáo này, ông Jones viết: “Bom MK Mod 2 đã không có được độ an toàn tương xứng với vai trò cảnh báo đường không của máy bay B-52.” Ông cho rằng “một chiếc công tắc điện áp thấp giản đơn đứng giữa nước Mỹ và một thảm họa hạt nhân là một tin xấu không thể chấp nhận được.”
Trước khi tài liệu này được giải mật theo Đạo luật Tự do Thông tin, chính phủ Mỹ luôn phủ nhận rằng một sự cố khủng khiếp như vậy đã diễn ra.
Nhà báo Schlosser nói: “Chính phủ Mỹ luôn tìm cách bưng bít thông tin với người Mỹ nhằm tránh bị chất vấn về chính sách vũ khí hạt nhân. Họ nói rằng không thể có chuyện những vũ khí này bị kích nổ tình cờ, thế nhưng có một quả bom đã suýt bị như vậy.”
Trong cuốn sách “Command and Control” (Chỉ huy và Kiểm soát) về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô, ông Schlosser cho biết trong giai đoạn 1950-1968 đã có ít nhất 700 sự cố lớn liên quan đến vũ khí hạt nhân ở nước Mỹ.
Theo khampha
Nga cảnh báo thảm họa hạt nhân ở Syria
Nga tuyên bố nếu tên lửa Mỹ đánh trúng lò phản ứng hạt nhân ở Syria, người dân thủ đô nước này sẽ phải gánh chịu thảm họa hạt nhân khủng khiếp.
Ngày 4/9, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng cảnh báo rằng cuộc tấn công của Mỹ vào Syria có thể biến thành một thảm họa kinh hoàng nếu tên lửa bắn trúng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ chứa urani phóng xạ ở gần thủ đô Damascus.
Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi Cơ quan Hạt nhân Liên Hợp Quốc khẩn cấp đánh giá nguy cơ này trong bối cảnh Mỹ đang xem xét thực hiện hành động quân sự trừng phạt chính phủ Syria.
Người dân Syria sẽ gánh chịu thảm họa nếu tên lửa Mỹ đánh trúng lò phản ứng hạt nhân
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay: "Nếu một tên lửa dù vô tình hay cố ý bắn trúng lò phản ứng nguồn neutron nhỏ (MNSR) ở gần Damascus, hậu quả do nó gây ra sẽ là một thảm họa."
Khi đó những khu vực xung quanh sẽ bị nhiễm urani làm giàu cao và việc quản lý các vật liệu hạt nhân sau cuộc tấn công như vậy là không thể, do đó các vật liệu hạt nhân này có thể rơi vào tay những kẻ khủng bố.
Nga đã hối thúc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA "phản ứng nhanh chóng" và đưa ra cho các thành viên IAEA "một bản phân tích về nguy cơ liên quan tới việc Mỹ đánh trúng vào lò MNSR cũng như các cơ sở khác ở Syria."
Nga hiện là đồng minh mạnh nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi đứng ra bảo vệ nước này khỏi các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc, đồng thời cảnh báo rằng hành động tấn công quân sự nhắm vào Syria sẽ làm gia tăng căng thẳng và hủy họa các nỗ lực kết thúc cuộc nội chiến ở nước này.
Một phát ngôn viên của IAEA cho biết: "IAEA chưa nhận được yêu cầu chính thức từ Nga. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này sau khi nhận được yêu cầu này."
Trong một bản báo cáo hồi tuần trước, IAEA cho biết Syria từng tuyên bố sở hữu một "lượng nhỏ vật liệu hạt nhân" tại lò phản ứng này.
Chuyên gia hạt nhân Mark Hibbs thuộc tổ chức tư vấn Carnegie Endowment cho biết MNSR là một lò phản ứng rất nhỏ và không chứa nhiều vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên ông này cho biết có thể sẽ có "nguy cơ nhiễm xạ nghiêm trọng" với người dân địa phương nếu các vật liệu hạt nhân này bị phát tán ra ngoài dưới tác động của vụ tấn công bằng tên lửa.
Cựu thanh sát viên IAEA Olli Heinonen cho biết bên trong lò phản ứng này thường có khoảng 1 kg urani làm giàu ở mức độ cao, ít hơn rất nhiều so với số lượng 25 kg cần thiết để chế tạo một quả bom nguyên tử.
Năm 2007, Israel đã từng đánh bom một cơ sở bỏ hoang của Syria mà tình báo Mỹ cho là một lò phản ứng hạt nhân ngụy trang do Triều Tiên thiết kế nhằm sản xuất Plutoni để chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Syria nói rằng cơ sở có tên là Deir al-Zor này chỉ là một căn cứ quân sự bình thường.
Theo khampha
Nhật kỷ niệm 68 năm vụ ném bom Hiroshima Hơn 50.000 người Nhật Bản kỷ niệm 68 năm thảm họa hạt nhân Hiroshima trùng với dịp chính phủ Nhật hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất trong thời bình. Ngày 6/8, hơn 50.000 người Nhật Bản, trong đó có cả Thủ tướng Shinzo Abe đã tề tựu tại Hiroshima để kỷ niệm 68 năm ngày định mệnh làm thay đổi vĩnh viễn...