Bom diệt khủng bố SBD II của Mỹ lợi hại thế nào?
Theo tạp chí National Interest, không quân Mỹ đang hợp tác cùng nhà thầu quân sự Raytheon để phát triển và thử nghiệm bom đường kính nhỏ II ( SBD II) có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết.
Do có khả năng tấn công chính xác nên đây được cho là loại bom thích hợp để tham gia các chiến dịch chống khủng bố. Những kẻ khủng bố hay có chiến thuật trà trộn vào các khu vực đông dân cư hay sử dụng tình hình điều kiện thời tiết xấu để tránh được các loại bom dẫn đường.
Theo Trung tướng Arnold Bunch của không quân Mỹ, họ có kế hoạch trang bị loại bom SBD II này lên các máy bay chiến đấu F-15 vào năm 2018 và có thể là F-18 vào năm 2020. Mỹ thường dùng F-15 để thử nghiệm SBD II nhưng chiến đấu cơ F-35 cũng đã có lần được thử sử dụng loại bom này.
Bí quyết giúp SBD II tấn công chuẩn xác là khả năng dò tìm mục tiêu bằng nhiều cách
Ông Bunch giải thích rằng, khả năng tấn công chính xác trong mọi điều kiện thời tiết của SBD II là nhờ hệ thống đầu dò mục tiêu theo 3 chế độ: dò bằng sóng radar, hình ảnh hồng ngoại hoặc laze bán tự động. Do mỗi kiểu dò mục tiêu đều có điểm yếu nhất định nên SBD II sẽ kết hợp cả 3 cách dò để tấn công hiệu quả nhất.
Khi mới được thả từ máy bay, hệ thống dẫn đường bằng radar sẽ hoạt động để xác định được đúng hướng bay, sau đó nó sẽ sử dụng hình ảnh nhiệt hoặc tia laze để tăng độ chuẩn xác. Ngoài ra, do được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu 2 chiều, SBD II có thể thay đổi được mục tiêu tấn công ngay cả khi đang bay.
Các phi công điều khiển cũng hoàn toàn có thể lập trình để tấn công một loại mục tiêu nhất định như xe tăng, các phương tiện có bánh hay binh lính do SBD II có thể phân biệt tốt các đặc điểm này.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc có thể mua tới 17.000 quả bom SBD II với chi phí 2,792 tỉ USD trong đó 12.000 quả được dành cho không quân và 5.000 quả cho hải quân.
Theo_An ninh thủ đô
Vũ khí uy lực của Nga, Mỹ "chạm trán" toé lửa ở Syria?
Mỹ lần đầu tiên sau hơn 25 năm tung pháo đài bay B-52 đến Trung Đông kể từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh. Cũng không chịu kém cạnh, Nga liên tiếp triển khai hai vũ khí bảo bối trong Không lực của mình đến chiến trường Syria.
Máy bay ném bom B-52
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ mới đây cho biết, họ đã quyết định triển khai máy bay ném bom B-52 đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar để tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm gia tăng sức ép lên IS, đẩy mạnh và nhanh hơn nữa cuộc chiến tiêu diệt lực lượng khủng bố này.
Mặc dù B-52 là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong Không lực Mỹ với 60 năm tuổi đời nhưng nó vẫn là vũ khí chủ lực của Không quân. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng, những chiếc máy bay ném bom B-52 sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả ở chiến trường Syria mà gây ít thương vong cho dân thường.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử... Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Nếu như Mỹ triển khai máy bay ném bom già cỗi nhưng thiện chiến B-52 thì Nga cũng không kém phần hoành tráng khi tung ra hai loại trực thăng tấn công hàng đầu của mình là "Cá sấu" Ka-52 và "Thợ săn đêm" Mi-28N.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 11/4 cho biết, Ka-52 và Mi-28N đều đã xuất hiện trên bầu trời Syria để tham gia nhiệm vụ oanh kích, tiêu diệt các lực lượng khủng bố.
Cả Mi-28N và Ka-52 đều đã bắt đầu xuất kích thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria. Mi-28N được sử dụng lần đầu tiên ở gần chiến trường thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs hồi cuối tháng Ba. Trong khi đó, Ka-52 chính thức chiến đấu ở các khu vực gần thành phố Homs từ đầu tháng Tư.
Ka-52 Alligator là máy bay trực thăng trinh sát và chiến đấu thế hệ mới của Nga. Trực thăng Ka-52 hiện được đánh giá là một trong những trực thăng tấn công uy lực nhất thế giới. Ka-52 có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác. Nó cũng có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (xe bọc thép lẫn công sự), chi viện hỏa lực hay tấn công các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng Ka-52 Alligator (Cá sấu)
Ka-52 cũng là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng K-37-800M giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Điểm vượt trội của Ka-52 so với các trực thăng tấn công khác là khả năng cơ động rất cao. Nó có thể bay lùi với tốc độ 130 km/h và bay ngang với tốc độ 100 km/h. Một ưu thế nữa của Ka-52 là khả năng bay kiểu xoáy, nghĩa là bay xung quanh một điểm ngắm và hướng hệ thống vũ khí về phía mục tiêu.
Trong khi đó, Mi-28N là biến thể thế hệ thứ 5 của trực thăng tấn công Mi-28 do Nga sản xuất, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm, diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, mục tiêu trên không hay chi viện hỏa lực cho lục quân. Nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Trực thăng Mi-28N
Trực thăng Mi-28 có thể tàng hình trước radar, có khả năng tấn công vượt trội, thậm chí là tấn công cả các máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6km trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong đêm tối và đạt tốc độ từ 500-600 km/giờ. Loại trực thăng này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhanh gấp 2,5 lần so với người tiền nhiệm MI-24.
Việc Nga liên tiếp tung hai loại vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí của Không quân đến chiến trường Syria đã đủ để cho thấy quyết tâm của nước này trong cuộc chiến diệt trừ tổ chức IS cũng như quyết tâm giữ vững lợi thế mà họ đã giành được trên chiến trường quốc gia Trung Đông kể từ sau khi chính thức phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào đây hồi tháng 9 năm ngoái.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Lục quân Pháp sẽ được trang bị UAV có khả năng trinh sát cực mạnh Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp đã đến thăm Tập đoàn Sagemcom và tham dự lễ ký kết hợp đồng sản xuất máy bay không người lái "Patroller" cho quân đội nước này. Máy bay không người lái chiến thuật SDTI Theo hợp đồng, tập đoàn này sẽ bàn giao cho phía quân đội Pháp hai lô máy bay không người...